Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

Để hiểu rõ được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của văn biểu cảm và đồng thời nắm được những nguyên tắc cơ bản của văn biểu cảm, trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm một cách ngắn gọn nhất.

I. Kiến thức cơ bản
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
a)
Trả lời:
- Bài 1: Cuộc đời bất hạnh và nỗi niềm xót thương đối với những thân phận bé nhỏ.
- Bài 2: Tâm trạng của cô gái với tương lai phía trước vô vàn khó khăn.
b) Người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì trong các câu ca dao trên? Thổ lộ như vậy để làm gì?
Trả lời:
Trong các câu cao dao trên, người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc nhằm giải bày, sẻ chia nỗi niềm để mong muốn có ai đó sẽ xót thương, đồng cảm cùng với họ.
c) Khi viết thư cho bạn bè, em có bộc lộ tình cảm không? Bộc lộ như vậy để làm gì?
Trả lời:
Việc bộc lộ tình cảm sẽ giúp cho người đọc bức thư biết được tâm trạng, cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
a) Đọc hai đoạn văn sau đây và cho biết chúng biểu đạt những gì? Hãy so sánh nội dung biểu đạt của hai đoạn văn này với nội dung biểu đạt của văn tự sự và miêu tả.
(1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình?
(Bài làm của học sinh)
(2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng… Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thủa ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.
(Nguyên Ngọc, Đường chúng ta đi)
b) Theo em, tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm cần phải như thế nào? Nó hướng con người ta tới cái gì? Mang ý nghĩa ra sao với cuộc sống?
c) Ở hai đoạn văn trên, người viết đã thể hiện tình cảm của mình bằng cách nào?

Trả lời:
a) Hai đoạn văn trên biểu đạt như sau:
- Đoạn 1: Người viết thư kể về những kỉ niệm về người bạn và bày tỏ cảm xúc nhớ nhung về người bạn ấy.
- Đoạn 2: Tác giả đoạn trích thể hiện tình yêu của mình đối với quê hương đất nước.
* Sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả là:
+ Nội dung không cần sắp xếp theo trật tự.
+ Nội dung chủ yếu là bảy tỏ cảm xúc, tình cảm, tâm trạng.
b)
Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm cần phải chân thật, có tính nhân văn và mang hơi hướng giáo dục con người về những cái đẹp, dẹp bỏ cái xấu.
Còn nếu bài văn nói về những điều xấu thì tác giả cần phải lên án, chỉ trách, phê phán để người đọc có thể nhận biết.
c) Hai đoạn văn trên, người viết đã thể hiện tình cảm bằng cách:
Đoạn 1: Từ ngữ, câu từ.
Đoạn 2: Lối miêu tả của tác giả kèm theo là những hình ảnh gợi lên cho người đọc sâu sắc hơn.
II. Luyện tập

Xem thêm: Soạn bài Từ Hán Việt lớp 7 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 7 ngắn gọn soan bai tìm hiểu chung về văn biểu cảm
  • Top