Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 8 ngắn gọn đơn giản

Mỗi văn bản nếu muốn có sự thành công thì cần phải có nội dung hoàn chỉnh, hay và các nghệ thuật sử dụng phải đúng đáo. Bên cạnh đó, sự thành công của của một văn bản cũng cần tính thống nhất về chủ đề của văn bản. để giúp bạn hiểu rõ hơn về tính thống nhất về chủ đề của văn bản chúng ta cùng thì tìm hiểu bài học.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản một cách ngắn gọn nhất.

I – CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Hãy đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và trả lời các câu hỏi:
1. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
2. Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.
3. Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì?
Trả lời:
1. Những ấn tượng:
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình là:
- Kỉ niệm mẹ đưa đến trường trên con đường làng
- Kỉ niệm đến trường
- Kỉ niệm về lần ông Đốc gọi tên
- Kỉ niệm xếp hàng vào lớp
- Kỉ niệm vào lớp học
Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng trong lòng tác giả là: đó là sự hồi hộp khi đến trường, cảm giác lạ lẫm trong lớp học, niềm vui sướng với bạn bè,…
2. Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học. Chủ đề của văn bản này là: kể lại buổi đầu tiên đi học của tác giả, những ấn tượng đầu đời của mình về ngày đầu đi học.
3. Chủ đề của văn bản là gì? ( ghi nhớ sgk)

II – TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỂ CỦA VĂN BẢN
1. Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên).
Trả lời:
Những căn cứ biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên:
- Nhan đề: tôi đi học
- Các từ ngữ: kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …
- các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên:
+ "Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.", "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp."
+ "Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.", "Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba."
+ "Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.", "Một mùi hương lạ xông lên trong lớp."
+ Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…"

2. Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
a) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
b) Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp. (Chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên.)
trả lời:
Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
a) Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời: nao nức, lạ lẫm, hồi hộp,..
b) các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp: lo sợ, trang trọng, đứng đắn,….

3. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
Trả lời:
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó? ( ghi nhớ sách giáo khoa).

Như vậy qua những kiến thức và một số bài luyện tập trên thì giờ đây các em đã thấy rõ hơn về tầm quan trọng của chủ đề trong mỗi văn bản phải không nào. Chủ đề phải được xác định cụ thể, có tính thống nhất thì văn bản mới được xem là thành công.

Hi vọng qua bài Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Soạn bài Cấp độ khái quát nghĩa của từ lớp 8 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 8 ngắn gọn soan bai tính thống nhất về chủ đề của văn bản
  • Top