Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Vừa qua các em đã được học về từ mượn, cấu tạo từ, …vậy có bao giờ các em nghe đến từ nhiều nghĩa là gì chưa? Và trong bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong chương trình ngữ văn lớp 6.

Từ nhiều nghĩa là từ mà không chỉ đơn thuần mang nghĩa gốc, mà ngoài ra nó còn có nghĩa chuyển, làm thay đổi nghĩa ban đầu của từ đó đi. Thông thường khi sử dụng một từ, nó sẽ chỉ được hiểu theo 1 nghĩa nhất định, tuy nhiên từ nhiều nghĩa có thể hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đó là một sự đa dạng của văn học Việt Nam chúng ta.

Câu 1: Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?
Trả lời:
Tai
- Nghĩa gốc: bộ phận của cơ thể con người hoặc động vật dùng để nghe.
- Nghĩa chuyển:
Tai tiếng, tai họa -> gặp phải chuyện không may, gây ảnh hưởng.
Tai ấm, tai chén -> bộ phận của đồ vật, hay còn gọi là quai chén, quai ấm.
Mũi
- Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể con người hoặc động vật dùng để ngửi, đánh hơi.
- Nghĩa chuyển
Mũi kim, mũi dao, mũi lê -> đồ vật nhọn, sắc.
Mũi Cà Mau, mũi đất -> phần đất nằm ở vùng biển, sông bị nhô ra.
Chia ra theo 3 mũi tấn công, 3 mũi quân đi đường vòng -> dùng trong chỉ huy triển khai chiến đấu.
Mắt
- Nghĩa gốc: bộ phân trên cơ thể của con người hoặc động vật để nhìn.
- Nghĩa chuyển
Mắt bão -> tâm bão.
Mắt tre -> cách mỗi đốt tre có một phần lồi ra.

Câu 2: Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó?
Trả lời:
- Quả: tim, thận, …
- Lá: lá lách, lá phổi, …

Câu 3: Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa:
a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa - cưa gỗ.
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi - một gánh củi
Trả lời:
a. cái cuốc > cuốc đất, xe đạp > đạp xe,
b. rán gà > đĩa gà rán, luộc rau > đĩa rau luộc,

Câu 4: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”
Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. (1)Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng, ... Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thế người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. (2) Nhưng các cụm từ nghỉ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang di, ... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.
(Theo Hoàng Dĩ Đình)
a. Tác giả đoạn trích nêu lên mấy ý nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?
b. Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

  • Ăn cho ấm bụng.
  • Anh ấy tốt bụng.
  • Chạy nhiều, bụng chăn rất săn chắc.
Trả lời:
a. Tác giả đã nói đến từ bụng với 2 ý hiểu:
- Ý hiểu 1: nghĩa gốc, bộ phân cơ thể con người hoặc động vật.
- Ý hiểu 2: ám chỉ tính tình, đức tính bên trong của mỗi người.
b. – no ấm > nghĩa 1.
- nghĩa 2.
- Nghĩa 1.
Như vậy với một số kiến thức và bài tập liên quan đến từ nhiều nghĩa, các em đã có thể hiểu hơn về loại từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa rồi phải không nào. Một từ có rất nhiều nghĩa, và tùy trong từng trường hợp mà chúng ta sẽ sử dụng sao cho hợp lý.

Trên đây là bài viết soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ do Vforum biên soạn nhanh gọn và chi tiết nhất. Vforum sẽ tiếp tục gửi đến nhiều bài viết bổ ích khác, hẹn gặp lại các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt nhất.

Xem thêm: Soạn bài Sọ Dừa lớp 6 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    hiện tượng chuyển nghĩa của từ lop 6 ngắn gọn soan bai từ nhiều nghĩa
  • Top