Soạn bài Tuyên ngôn độc lập lớp 12 ngắn gọn - Hồ Chí Minh

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản

tuyen-ngon-doc-lap.jpg

Ngày 2/9, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba đình – Hà Nội, khai sáng nền độc lập cho dân tộc Việt Nam


Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã hi sinh cả cuộc đời để đi tìm dường cứu nước, mang lại độc lập dân tộc. không chỉ là nhà chính trị mà Bác con là nhà thơ ưu tú của nền văn học Việt Nam. Tuyển tập thơ của Bác rất đa dạng và phong phú, chủ yếu tập trung vào tình cảm con người, nhưng cũng có nhều bài nói về chính trị. Một trong đó có bài Tuyên ngôn độc lập, chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm này.

1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
Trả lời:
Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Hồ Chí Minh coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Bác thường Chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.
Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người là thơ văn của Bác hết sức giản dị và chân thực, góp phần cổ vũ nhân dân trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.

2. Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác.
Trả lời:
Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác:
  • Văn chính luận:
- Thể loại này thường được viết để đấu tranh chính trị, tấn công kẻ thù và cổ vũ tinh thần nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Những áng văn chính luận được viết nên rất sang tạo, hào hung và đầy chất chí khí, được thể hiện qua hầu hết các bài văn chính luận
- Những áng văn chính luận của Bác như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Truyện và kí:
- Thể loại này Bác viết lên nhằm phê phán và tố cáo tội ác của bọn tàn ác, bản chất tàn bạo và hung dữ của bọn thực dân và phong kiến
- Đối với thể loại này Bác sử dụng bút pháp linh hoạt, sang tạo và hung hồn
- Các tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963),…
  • Thơ ca:
- Đây là thể loại được đánh giá là nổi bật nhất của Bác
- Thể loại này Bác đã để lại hàng trăm tác phẩm có giá trị

3. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Trả lời:
Những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Văn chính luận: thể loại này Bác sử dụng lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy tính thuyết phục, giàu hình ảnh, giọng văn linh hoạt.
- Truyện và kí: thể loại này được thể hiện một nghệ thuật trào phúng sắc bén tuy nhẹ nhàng đồng thời có sự hóm hỉnh nhưng rất sâu cay, thâm thuý, mang đậm nét Á Đông.
- Thơ ca: ở những bài có tính mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, những bài viết theo cảm hứng thẩm mĩ thì hàm súc ý tại ngôn ngoại.

Xem thêm: Soạn bài Vội vàng lớp 11 ngắn gọn - Xuân Diệu
 
  • Chủ đề
    hồ chí minh lop 12 ngắn gọn soan bai tuyên ngôn độc lập
  • Top