Soạn bài tuyên ngôn độc lập phần tác giả, tác phẩm lớp 12

tuyen-ngon-doc-lap.jpg


tuyen-ngon-doc-lap(1).jpg

I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969
- Là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quê tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung tự là Tất Thành
- Cha ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, Mẹ là bà Hoàng Thị Loan
2. Quá trình hoạt động cách mạng
- Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước
- Năm 1930: Bác đã thống nhất 3 tổ chức Cộng Sản thành Đảng cộng sản Đông dương
- Năm 1941: người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
- Năm 1990: bác được tổ chức Giaso dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc ghi nhận và suy tôn Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

3. Quan điểm sáng tác văn học
- Văn học là một vũ khí chiến đấu lượi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng
- Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc
- Người coi trọng mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung, hình thức của tác phẩm

4. Sự nghiệp văn học
a. Văn chính luận
Những án văn chính luận của Bác không chỉ thể hiện trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà còn thể hiện tấm lòng yêu gét phân minh bằng hệ thống ngôn ngữ xúc tích, chặt chẽ,…
- Tuyên ngôn độc lập
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
b. Truyện và kí
- Những tác phẩm này đa số Bác viết khi hoạt động ở Pháp và viết bằng tiếng Pháp
- Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, ….
- Các tác phẩm tiêu biểu: đồng tâm nhất trí, Pa ri, lời than vãn của bà Trưng Trắc, con người biết người hun khói, vi hành, những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu,….
c. Thơ ca
- Nhật kí trong tù: bao gồm 134 bài tứ tuyệt được viết bằng chữ Hán
- Tập Thơ Hồ Chí Minh gồm những bài thơ bác viết trước năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống pháp, chống mĩ

5. Phong cách nghệ thuật
- Văn chính luận:
+ lập luận chặt chẻ
+ tư duy sáng tạo
+ giàu tính luận chiến
+ giàu cảm xúc hình ảnh
+ giọng văn hùng hồn, đanh thép
- Truyện và kí: kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại
- Thơ ca:
+ thơ ca nhằm mục đích tương truyền
+ thơ nghệ thuật

II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, toàn quốc ta nổi dậy giành chính.quyền
- Cách mạng tháng tám thành công, lật đổ chính.quyền phong kiến
- Các nước Phương Tây lăm le xâm lược nước ta, mở đường cho Pháp trở lại xâm lược
- Trước tình hình đó Bác viết nên “ tuyên ngôn độc lập”

2. Đối tượng hướng đến của “ tuyên ngôn đọc lập”
- Nhân dân trong nước
- Toàn thể thế giới

3. Mục đích
- Tuyên bố chấm dứt chiến tranh chống thực dân Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến
- Khẳng định độc lập dân chủ của Việt Nam
4. Bố cục:
Phần 1: từ đầu đến cãi được: cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
Phần 2: tiếp đến độc lập: tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Phần 3: còn lại: lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.

Xem thêm: Soạn bài Mẹ tôi lớp 7
 
  • Chủ đề
    dan y lap dan y soan bai
  • Top