Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7 ngắn gọn - Hoài Thanh

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

y-nghia-van-chuong.jpg
Hoài Thanh (1909 – 1982)

Hoài Thanh (1909-1982) sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại Nghệ An và có tên thật là Nguyễn Đức Nguyên. Ông là là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Các tác phẩm của Hoài Thanh đi vào tập trung khai thác phê bình văn học. Ý nghĩa văn chương là một tác phẩm tiêu biểu về phong cách này của ông. Bài soạn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm một cách khách quan nhất. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ý nghĩa văn chương một cách ngắn gọn nhất.

1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”
Khi đọc đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản thì ta có thể nói “cốt yếu” không phải là nguồn gốc chủ yếu, quan trọng, mà từ đây ta có thể hiểu theo nghĩa khác như “cốt yếu” có thể thay thế bằng từ “bắt nguồn”.

2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Trả lời:
Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. ta có thể hiểu như sau:

  • “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: ý nghĩa của câu này là con người, sự vật hiện tượng trong cuộc sống và xã hội này muôn hình vạn trạng, chính vì thế mà văn chương hình dung của con người, sự vật hiện tượng trong cuộc sống và xã hội là “hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”.
  • “Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: ý nghĩa của câu này là văn chương là một cách giúp tâm hồn ta thanh thản và có thể sang tạo nhiều điều trong cuộc sống hay văn chương là nguồn cảm hung sang tác vô tận của tác giả, tác giả có thể thỏa mình tạo dựng sự sống trong đó.

3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?

Trả lời:
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là

  • “giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”.
  • ‘Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

4. Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.

Trả lời:
Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận văn chương.
Văn nghị luận của Hoài Thanh có đặc sắc là lập luận chặt chẽ, vưa có cảm xúc vừa có hình ảnh cụ thể để nêu rõ quan điểm.

Xem thêm: Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 ngắn gọn - Phạm Văn Đồng
 
  • Chủ đề
    hoài thanh lop 7 ngắn gọn soan bai ý nghĩa văn chương
  • Top