Còi báo động cùng các bản tin về diễn biến sóng thần cùng các thông tin di dời dân... được phát ra cả trên hệ thống loa phát thanh và sms.
Sáng nay (15/5), Ban Chỉ đạo PCLBTW phối hợp cùng Viettel tiến hành vận hành thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần tại Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
Tham dự buổi thử nghiệm có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan. Kịch bản vận hành thử nghiệm là tình huống giả định về sự cố động đất mạnh 8,8 độ Richter ngoài khơi Philippines và nguy cơ xảy ra sóng thần đe dọa khu vực biển các tỉnh miền Trung, trong đó có Đà Nẵng. Ngay lập tức, còi báo động cùng các bản tin về diễn biến sóng thần có thể xảy ra cùng các thông tin và hành động liên quan như: dự báo sóng thần vào bờ, hiệu lệnh di dời dân…được phát ra cả trên hệ thống loa phát thanh và tin nhắn điện thoại.
Hoạt động vận hành thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần tại Đà Nẵng diễn ra sáng 15/5... Kết thúc buổi thử nghiệm, nhiều ý kiến cho rằng, việc cảnh báo sóng thần là rất cần thiết, tuy nhiên hệ thống còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện như: tính riêng biệt của còi ụ báo động; thông tin thông báo về tình huống và hướng dẫn người dân sơ tán cần cụ thể và liên tục cùng còi báo; cần có phương án kết nối, phối hợp với các ngành chức năng thuộc các địa phương cụ thể trong thông tin và định hướng cho dân;… Đặc biệt, cần có kế hoạch phối hợp hệ thống cảnh báo với các hoạt động cảnh báo khác, đồng thời công tác bảo trì, vận hành hệ thống, nhất là không được chậm trễ trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Bên cạnh hệ thống loa phát thanh, tin nhắn thông tin về tình huống cũng được nhắn đến máy điện thoại... Điều hành buổi rút kinh nghiệm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, Việt Nam có hơn 3.200km bờ biển nên khối lượng công việc rất lớn nếu tình huống sóng thần xuất hiện xảy ra. Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT cần có kế hoạch, công việc cụ thể. Các vấn đề về an ninh của hệ thống, kết nối với hệ thống thông tin khu vực, khắc phục sự cố hệ thống khi có sóng thần xảy ra… cần được xem xét và hoàn thiện, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hai có thể gây ra cho nhân dân.
...và tình huống sơ tán giả định được phát ra Được biết, sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện, ngày 10/5, 10 trạm cảnh báo sóng thần với thiết bị cảnh báo cùng 2 cột cảnh báo với tiêu chuẩn chịu được động đất đã được lắp đặt hoàn thành tại các khu vực ven biển Đà Nẵng. Toàn bộ hệ thống được kết nối với hệ thống máy tính, phần mềm điều khiển và đường truyền tại Viện Vật lý Địa cầu. Đây là bước thử nghiệm nhằm đánh giá kết quả và quyết định triển khai lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần trên cả nước.
Theo Viện Vật lý Địa cầu, Quảng Ngãi và Nha Trang là 2 địa phương có nguy cơ sóng thần cao nhất Việt Nam nếu rãnh đứt nước sâu Manila xảy ra động đất mạnh
Sáng nay (15/5), Ban Chỉ đạo PCLBTW phối hợp cùng Viettel tiến hành vận hành thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần tại Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
Tham dự buổi thử nghiệm có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan. Kịch bản vận hành thử nghiệm là tình huống giả định về sự cố động đất mạnh 8,8 độ Richter ngoài khơi Philippines và nguy cơ xảy ra sóng thần đe dọa khu vực biển các tỉnh miền Trung, trong đó có Đà Nẵng. Ngay lập tức, còi báo động cùng các bản tin về diễn biến sóng thần có thể xảy ra cùng các thông tin và hành động liên quan như: dự báo sóng thần vào bờ, hiệu lệnh di dời dân…được phát ra cả trên hệ thống loa phát thanh và tin nhắn điện thoại.
Quảng Ngãi và Nha Trang có nguy cơ ảnh hưởng sóng thần cao nhất.
Theo T.S Lê Minh Huy, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho đến nay chưa có những bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên nguy cơ sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam. Trong đó đới hút chìm Manila (Máng nước sâu Manila) được cho là có nguy cơ cao nhất.
Theo các kịch bản của Bộ TN&MT, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila thì có thể tạo nên sóng thần cao 5,2m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở Nha Trang. Và động đất có cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 10,6m ở Quảng Ngãi và 5m ở Nha Trang. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Bửu Lân vtc.vnTheo T.S Lê Minh Huy, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho đến nay chưa có những bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên nguy cơ sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam. Trong đó đới hút chìm Manila (Máng nước sâu Manila) được cho là có nguy cơ cao nhất.
Theo các kịch bản của Bộ TN&MT, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila thì có thể tạo nên sóng thần cao 5,2m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở Nha Trang. Và động đất có cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 10,6m ở Quảng Ngãi và 5m ở Nha Trang. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 tiếng đồng hồ.