Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp là người lớn nhập viện do sốt xuất huyết, trong đó hơn 50 ca ở độ 3-4. Hiện tại khoa Nhiễm của bệnh viện, có hơn 200 người lớn đang được điều trị sốt xuất huyết tăng trên 50% so với những tuần trước.
Ảnh minh họa.[h=3]Gia tăng người lớn mắc bệnh[/h]Cũng theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, so với những năm trước, tỷ lệ người lớn mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1991, tỷ lệ người lớn mắc bệnh chỉ chiếm 14%, năm 2004 lên 30%, năm 2006 là 50,1% và hiện nay lên 75%. Những năm gần đây tỷ lệ không chỉ ở khu vực nông thôn, khu vực thành thị số người mắc cũng ngày càng nhiều.
[h=3]Nguyên nhân[/h]Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia y tế cho rằng có nhiều yếu tố như môi trường, mật độ dân cư ngày càng đông, tập trung ở các thành phố lớn; các chủng virut gây bệnh có sự biến đổi độc tính; ít hiểu biết cũng như cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này… Nguyên nhân khác, chính là sự chủ quan ở người bệnh bởi cho rằng sốt xuất huyết chỉ có ở trẻ em, ít xảy ra ở người lớn. Bởi vậy, khi mắc sốt xuất huyết nhiều người không biết, nghĩ cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi nên không đến cơ sở y tế để khám và điều trị dẫn đến nhiều trượng hợp bệnh nặng đã có biến chứng nguy hiểm.
[h=3]Triệu chứng[/h]Sốt cao, xuất huyết nhiều hơn
Sốt xuất huyết ở người lớn rất khác sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Khi sốt thường kèm lạnh run, nhức đầu, thời gian sốt kéo dài từ 7-10 ngày (trẻ em thường từ 5-7 ngày). Xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao, những chấm xuất huyết dưới da xuất hiện tự nhiên sau đụng chạm nhẹ, chảy máu răng, chảy máu mũi tự nhiên. Ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt điều này khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc huyết áp bị tụt gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu ra máu, ra phân đen), suy gan, đông máu. Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.
[h=3]Chủ động phòng bệnh[/h]Để phòng bệnh cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, đồng thời thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như: Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất, diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước trong và ngoài nhà...
Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước...
Trích từ khoemoingay.vn
Ảnh minh họa.
[h=3]Nguyên nhân[/h]Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia y tế cho rằng có nhiều yếu tố như môi trường, mật độ dân cư ngày càng đông, tập trung ở các thành phố lớn; các chủng virut gây bệnh có sự biến đổi độc tính; ít hiểu biết cũng như cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này… Nguyên nhân khác, chính là sự chủ quan ở người bệnh bởi cho rằng sốt xuất huyết chỉ có ở trẻ em, ít xảy ra ở người lớn. Bởi vậy, khi mắc sốt xuất huyết nhiều người không biết, nghĩ cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi nên không đến cơ sở y tế để khám và điều trị dẫn đến nhiều trượng hợp bệnh nặng đã có biến chứng nguy hiểm.
[h=3]Triệu chứng[/h]Sốt cao, xuất huyết nhiều hơn
Sốt xuất huyết ở người lớn rất khác sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Khi sốt thường kèm lạnh run, nhức đầu, thời gian sốt kéo dài từ 7-10 ngày (trẻ em thường từ 5-7 ngày). Xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao, những chấm xuất huyết dưới da xuất hiện tự nhiên sau đụng chạm nhẹ, chảy máu răng, chảy máu mũi tự nhiên. Ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt điều này khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc huyết áp bị tụt gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu ra máu, ra phân đen), suy gan, đông máu. Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.
[h=3]Chủ động phòng bệnh[/h]Để phòng bệnh cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, đồng thời thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như: Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất, diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước trong và ngoài nhà...
Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước...
Trích từ khoemoingay.vn