Tại sao cảm biến dấu vân tay nên được đặt ở phía trước smartphone?

3(19).jpg

Với sự ra đời của tính năng TouchID được tích hợp trên thế hệ iPhone 5s, công nghệ nhận diện dấu vân tay đã không còn là thứ gì mới mẻ trên các smartphone. Và với phần lớn điện thoại thông minh có trang bị tính năng này, cảm biến dấu vân tay luôn được đặt ở phía trước, mà thường là tích hợp với nút Home.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các doanh nghiệp công nghệ đã thử nghiệm đặt cảm biến vân tay ở nhiều vị trí khác nhau trên chiếc smartphone. Họ làm như vậy để giúp sản phẩm của mình trở nên khác biệt và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Ví dụ, một vài thiết bị do Huawei sản xuất có cảm biến vân tay được đặt phía sau điện thoại, trong khi cảm biến vân tay trên LG V10 và Sony Xperia Z5 được đặt lần lượt ở nút tắt nguồn và góc phải điện thoại.

Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng mặt trước smartphone luôn là địa điểm hợp lý nhất để đặt cảm biến dấu vân tay. Trang Phonearena đã chỉ ra 3 lý do tại sao.

Tiết kiệm thời gian khi máy đang nằm

Một trong những lý do tại sao cảm biến dấu vân tay nên được đặt phía trước smartphone là bởi vì nó tạo ra sự tiện lợi khi thiết bị đang ở tư thế nằm. Hãy tưởng tượng khi bạn đang đặt máy trên bàn để bật nhạc và muốn chuyển sang bài hát mới, hay trả lời một email quan trọng. Nếu cảm biến vân tay được đặt phía trước điện thoại, bạn sẽ không cần di chuyển smartphone của mình. Chỉ cần một cái chạm tay là công việc của bạn đã hoàn thành.

Cảm biến dấu vân tay được đặt ở phía sau smartphone sẽ buộc chúng ta phải lật ngược chiếc điện thoại, hoặc mở chúng bằng mã PIN. Hai biện pháp này đều tốn thời gian của chúng ta.

Thay thế nút tắt nguồn

2(26).jpg

Nhiều người cho rằng, cảm biến vân tay và nút tắt nguồn cần được tách biệt ra khỏi nhau. Nút tắt nguồn chỉ nên đảm nhận nhiệm vụ từ lâu của mình, đó là làm sáng màn hình mà không mở khóa thiết bị. Điều này rất hữu ích nếu như bạn chỉ muốn lấy điện thoại để xem giờ. Sự kết hợp của cảm biến dấu vân tay và nút tắt nguồn ở cùng một vị trí sẽ khiến cho đồng hồ điện tử trên màn hình smartphone hay tính năng hiển thị thông báo trở nên vô nghĩa.

Ở một vài dòng smartphone nơi mà cảm biến vân tay và nút tắt nguồn được thiết kế bên cạnh nhau, nếu người dùng chạm một lần máy của họ sẽ được mở khóa, trong khi chạm hai lần sẽ làm màn hình sáng lên để hiển thị giờ và thông báo. Tuy nhiên, người dùng những dòng smartphone này đánh giá tính năng này là quá phức tạp và sẽ dẫn đến những trường hợp mở khóa điện thoại không mong muốn.

Tránh những tác động từ ốp điện thoại

4(15).jpg

Cảm biến dấu vân tay có thể bị làm hỏng bởi ốp điện thoại nếu nó được đặt ở các cạnh của điện thoại. Nhiều người có thể không tin vào điều này, bởi lẽ khi thiết kế ốp điện thoại, các nhà sản xuất đã để những khoảng trống cho phím Home, loa, camera và nút điều chỉnh âm thanh. Tuy nhiên, nếu smartphone có thiết kế quá mỏng, thì cảm biến vân tay có thể bị vô tình làm hỏng, và ngón tay của người dùng cũng có thể bị biến dạng.

Trang Phonearena đã đề xuất một vài giải pháp để xử lý những vấn đề từ ốp điện thoại: sử dụng ốp có khoảng trống lớn cho phím tắt nguồn, sử dụng ốp điện thoại loại mỏng hoặc ngưng sử dụng ốp điện thoại.

Nguyễn Mai Đức

 
  • Chủ đề
    cảm biến vân tay mặt trước điện thoại smartphone tại sao
  • Top