TPBL VỚI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA
TP Bạc Liêu là một trong những đô thị lâu đời của miền Tây Nam Bộ có những nét độc đáo về văn hóa - xã hội được nhiều nơi biết đến, nhất là các giai thoại về công tử Bạc Liêu,nhiều công trình nhà ở, đình chùa mang kiến trúc cổ, cụm nhà Công tử Bạc Liêu, đồng hồ đá; là nơi sản sinh bài Dạ cổ hoài lang, tiền thân của vọng cổ ngày nay ; có sân chim, vườn nhãn, có 15 km bờ biển, có 700 ha rừng ngập mặn với nhiều loài sinh vật sống ven biển và dưới tán rừng; có nền văn hóa đặc trưng của sự giao thoa 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơmer . . . Với những đặc điểm trên, TP Bạc Liêu là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn du khách.
Việc đầu tư khai thác tiềm năng để du lịch TP Bạc Liêu phát triển mạnh sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Từ khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập, ngành du lịch TPBL được chú ý đầu tư và đã có bước phát triển nhất định. Một số dự án du lịch đang được xây dựng, bước đầu đã hình thành được một số cơ sở du lịch; thu hút được du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch đã mang lại giá trị doanh thu cho ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của TPBL.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua du lịch Bạc Liêu nói chung và TPBL nói riêng nhìn chung vẫn phát triển chậm, còn nhiều việc phải làm, cả về hạ tầng, loại hình du lịch, dịch vụ du lịch và văn minh du lịch nhằm "níu chân"du khách.
Ngoài những tiềm năng du lịch của Tỉnh và TPBL phong phú, nhưng thiếu sự đầu tư đúng mức của Nhà nước và nhân dân, nên chưa có nhiều cơ sở đủ chuẩn, hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch còn tự phát. Loại hình du lịch còn nghèo nàn, cả về du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, sông nước, du lịch vườn. Hoạt động du lịch còn rời rạc, chưa tạo được tour, tuyến trong thị xã và giữa thị xã với các huyện trong và ngoài tỉnh. Lượng khách đến đông, nhưng thời gian lưu trú không nhiều, chủ yếu là do dịch vụ phục vụ du lịch chậm phát triển, hệ thống nhà hàng , khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm lưu niệm và tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách đơn điệu, ẩm thực chưa được đầu tư đúng mức. Tính văn minh trong phục vụ khách, tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế, chưa huy động được các thành phần kinh tế, cán bộ và nhân dân tham gia phát triển du lịch.
Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ TPBL về phát triển du lịch trên địa bànõ đã đề ra yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng TPBL trở thành trung tâm du lịch của tỉnh, có nhiều điểm tham quan, du lịch, với nhiều loại hình phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du lịch du khách; phát tiển một bước mới với chất lượng cao về cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch; huy động cho được toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển du lịch, với phương châm "người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch"; đồng thời nâng cao tính văn minh của du lịch Bạc Liêu, trọng tâm là xây dựng người Bạc Liêu hiếu khách, văn minh, lịch thiệp trong phục vụ du khách, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách, xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của TPBL, đóng góp vào tăng trưởng GDP, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, phát triển du lịch gắn liền với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Với tiềm năng phát triền về du lịch văn hoá trên địa bàn, TP Bạc Liêu có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh, tiến hành trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Cách mạng, các công trình văn hóa kiến trúc được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, các loại nhà cổ trên địa bàn, trở thành điểm tham quan du lịch. Cụ thể là tập trung thực hiện hoàn thành dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu gồm các hạng mục: khu trưng bày, sân khấu ngoài trời, khu mộ, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, cây xanh, hàng rào . . . để sớm đưa vào phục vụ nhân dân, giới văn nghệ sĩ và du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, tiến hành trùng tu, tôn tạo sửa chữa các di tích:
Trước mắt , trùng tu, nâng cấp di tích lịch sử Cách mạng "chùa Vĩnh Đức"; xây dựng nơi đây trở thành điểm tham quan cho du khách, với nhiều hình ảnh, hiện vật trưng bày giới thiệu quá trình đấu tranh Cách mạng của nhân dân thị xã Bạc Liêu, gắn với sự kịên "giải phóng Bạc Liêu hai lần không đỗ máu", để giáo dục truyền thống và phục vụ cho công tác nghiên cứu của lịch sử". Tôn tạo, khôi phục nâng cấp cụm nhà, khách sạn Công tử Bạc Liêu và di tích lịch sử văn hóa đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá) làm điểm tham quan cho du khách. Đồng thời tổ chức sưu tầm các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương, kết hợp với công tác kiểm kê, xếp hạng các di tích, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể để giới thiệu, trưng bày các hiện vật truyền thống Cách mạng, các giá trị lịch sử văn hóa hình thành và phát triển của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơmer trên vùng đất Bạc Liêu (về sắc phục, nghệ thuật, nhà ở, công cụ lao động), các hiện vật khai quật được từ tháp cổ Vĩnh Hưng để phục vụ nhân dân và khách tham quan, nghiên cứu sưu tầm, khai thác và tổ chức biểu diễn một số loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc văn hóa dân gian như: cải lương và đờn ca tài tử Nam bộ, nói thơ Bạc Liêu, hát ru con, hò chèo ghe, bài "Dạ cổ Hoài Lang"; các vở dù kê, nhạc ngũ âm của dân tộc Khmer; hát Tiều, hát Quảng của dân tộc Hoa v.v.
Bằng các loại hình nghệ thuật, xây dựng, tái tạo cuộc đối thoại lịch sử giữa chính quyền Cách mạng với Đại tá Điệp dẫn đến sự đầu hàng, kết thúc chế dộ Sài Gòn ở thị xã Bạc Liêu 30/04/1975 và trích đoạn điển hình về "tài" ăn chơi hay một mẫu sinh hoạt gia đình Công tử Bạc Liêu, để phục vụ du khách tại các điểm tham quan du lịch, trên thuyền du lịch, trong nhà hàng, khách sạn.
TP Bạc Liêu kết hợp với các ngành chức năng như: Sở VHTT&DL, Ban tôn giáo, dân tộc và Hội VHNT tỉnh tổ chưc định kỳ lễ hội - văn hóa - thể thao - du lịch gắn liền với các ngày lễ kỷ niệm quan trọng trong năm, nhất là hội thi đua gho ngo, đua xuồng ba lá, hội thi cây, cá cảnh, lân - sư - rồng, kết hợp các bộ môn thể thao truyền thống với các bộ môn mới lạ như bóng chuyền bãi biển . . . để thu hút vận động viên và du khách. Tổ chức một số lễ hội mang tính truyền thống, dân gian của địa phương như: lễ hội "nghinh ông", lễ hội kỳ yên, lễ hội "óc-om-bóc" của dân tộc khơmer, lễ hội "cúng thanh minh" của dân tộc Hoa. Trong đó, chú trọng lễ hội "vía bà Nam Hải" với nhiều hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí. . . thu hút du khách, vừa quảng bá du lịch, giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa lưu niệm, các món ẩm thực, đặc sản của quê hương nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi đến xứ sở Bạc Liêu.
Đỗ Hiếu Liêm
Cảm ơn anh Đỗ Hiếu Liêm đã gửi tặng diễn đàn bài viết này.
DU LỊCH VĂN HÓA
TP Bạc Liêu là một trong những đô thị lâu đời của miền Tây Nam Bộ có những nét độc đáo về văn hóa - xã hội được nhiều nơi biết đến, nhất là các giai thoại về công tử Bạc Liêu,nhiều công trình nhà ở, đình chùa mang kiến trúc cổ, cụm nhà Công tử Bạc Liêu, đồng hồ đá; là nơi sản sinh bài Dạ cổ hoài lang, tiền thân của vọng cổ ngày nay ; có sân chim, vườn nhãn, có 15 km bờ biển, có 700 ha rừng ngập mặn với nhiều loài sinh vật sống ven biển và dưới tán rừng; có nền văn hóa đặc trưng của sự giao thoa 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơmer . . . Với những đặc điểm trên, TP Bạc Liêu là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn du khách.
Việc đầu tư khai thác tiềm năng để du lịch TP Bạc Liêu phát triển mạnh sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Từ khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập, ngành du lịch TPBL được chú ý đầu tư và đã có bước phát triển nhất định. Một số dự án du lịch đang được xây dựng, bước đầu đã hình thành được một số cơ sở du lịch; thu hút được du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch đã mang lại giá trị doanh thu cho ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của TPBL.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua du lịch Bạc Liêu nói chung và TPBL nói riêng nhìn chung vẫn phát triển chậm, còn nhiều việc phải làm, cả về hạ tầng, loại hình du lịch, dịch vụ du lịch và văn minh du lịch nhằm "níu chân"du khách.
Ngoài những tiềm năng du lịch của Tỉnh và TPBL phong phú, nhưng thiếu sự đầu tư đúng mức của Nhà nước và nhân dân, nên chưa có nhiều cơ sở đủ chuẩn, hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch còn tự phát. Loại hình du lịch còn nghèo nàn, cả về du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, sông nước, du lịch vườn. Hoạt động du lịch còn rời rạc, chưa tạo được tour, tuyến trong thị xã và giữa thị xã với các huyện trong và ngoài tỉnh. Lượng khách đến đông, nhưng thời gian lưu trú không nhiều, chủ yếu là do dịch vụ phục vụ du lịch chậm phát triển, hệ thống nhà hàng , khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm lưu niệm và tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách đơn điệu, ẩm thực chưa được đầu tư đúng mức. Tính văn minh trong phục vụ khách, tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế, chưa huy động được các thành phần kinh tế, cán bộ và nhân dân tham gia phát triển du lịch.
Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ TPBL về phát triển du lịch trên địa bànõ đã đề ra yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng TPBL trở thành trung tâm du lịch của tỉnh, có nhiều điểm tham quan, du lịch, với nhiều loại hình phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du lịch du khách; phát tiển một bước mới với chất lượng cao về cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch; huy động cho được toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển du lịch, với phương châm "người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch"; đồng thời nâng cao tính văn minh của du lịch Bạc Liêu, trọng tâm là xây dựng người Bạc Liêu hiếu khách, văn minh, lịch thiệp trong phục vụ du khách, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách, xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của TPBL, đóng góp vào tăng trưởng GDP, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, phát triển du lịch gắn liền với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Với tiềm năng phát triền về du lịch văn hoá trên địa bàn, TP Bạc Liêu có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh, tiến hành trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Cách mạng, các công trình văn hóa kiến trúc được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, các loại nhà cổ trên địa bàn, trở thành điểm tham quan du lịch. Cụ thể là tập trung thực hiện hoàn thành dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu gồm các hạng mục: khu trưng bày, sân khấu ngoài trời, khu mộ, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, cây xanh, hàng rào . . . để sớm đưa vào phục vụ nhân dân, giới văn nghệ sĩ và du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, tiến hành trùng tu, tôn tạo sửa chữa các di tích:
- Thành Hoàng Cổ Miếu (chùa Minh - Phường 3);
- Phước Đức cổ miếu (chùa Bang - Phường 3);
- đình An Trạch - phường 5;
- Phước Đức cổ miếu (miếu Ông Bổn - phường 8);
- đình Tân Hưng - phường 3;
- Tiên Sư cổ miếu - phường 7;
- Thiện Hậu cổ miếu - phường 1;
- chùa Vĩnh Đức - phường 1;
- chùa Long phước - phường 5;
- miếu Quan Đế - phường 2;
- chùa Xiêm Cán - xã Vĩnh Trạch Đông, miếu Phước Hải (miếu cá Ông)…
Trước mắt , trùng tu, nâng cấp di tích lịch sử Cách mạng "chùa Vĩnh Đức"; xây dựng nơi đây trở thành điểm tham quan cho du khách, với nhiều hình ảnh, hiện vật trưng bày giới thiệu quá trình đấu tranh Cách mạng của nhân dân thị xã Bạc Liêu, gắn với sự kịên "giải phóng Bạc Liêu hai lần không đỗ máu", để giáo dục truyền thống và phục vụ cho công tác nghiên cứu của lịch sử". Tôn tạo, khôi phục nâng cấp cụm nhà, khách sạn Công tử Bạc Liêu và di tích lịch sử văn hóa đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá) làm điểm tham quan cho du khách. Đồng thời tổ chức sưu tầm các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương, kết hợp với công tác kiểm kê, xếp hạng các di tích, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể để giới thiệu, trưng bày các hiện vật truyền thống Cách mạng, các giá trị lịch sử văn hóa hình thành và phát triển của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơmer trên vùng đất Bạc Liêu (về sắc phục, nghệ thuật, nhà ở, công cụ lao động), các hiện vật khai quật được từ tháp cổ Vĩnh Hưng để phục vụ nhân dân và khách tham quan, nghiên cứu sưu tầm, khai thác và tổ chức biểu diễn một số loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc văn hóa dân gian như: cải lương và đờn ca tài tử Nam bộ, nói thơ Bạc Liêu, hát ru con, hò chèo ghe, bài "Dạ cổ Hoài Lang"; các vở dù kê, nhạc ngũ âm của dân tộc Khmer; hát Tiều, hát Quảng của dân tộc Hoa v.v.
Bằng các loại hình nghệ thuật, xây dựng, tái tạo cuộc đối thoại lịch sử giữa chính quyền Cách mạng với Đại tá Điệp dẫn đến sự đầu hàng, kết thúc chế dộ Sài Gòn ở thị xã Bạc Liêu 30/04/1975 và trích đoạn điển hình về "tài" ăn chơi hay một mẫu sinh hoạt gia đình Công tử Bạc Liêu, để phục vụ du khách tại các điểm tham quan du lịch, trên thuyền du lịch, trong nhà hàng, khách sạn.
TP Bạc Liêu kết hợp với các ngành chức năng như: Sở VHTT&DL, Ban tôn giáo, dân tộc và Hội VHNT tỉnh tổ chưc định kỳ lễ hội - văn hóa - thể thao - du lịch gắn liền với các ngày lễ kỷ niệm quan trọng trong năm, nhất là hội thi đua gho ngo, đua xuồng ba lá, hội thi cây, cá cảnh, lân - sư - rồng, kết hợp các bộ môn thể thao truyền thống với các bộ môn mới lạ như bóng chuyền bãi biển . . . để thu hút vận động viên và du khách. Tổ chức một số lễ hội mang tính truyền thống, dân gian của địa phương như: lễ hội "nghinh ông", lễ hội kỳ yên, lễ hội "óc-om-bóc" của dân tộc khơmer, lễ hội "cúng thanh minh" của dân tộc Hoa. Trong đó, chú trọng lễ hội "vía bà Nam Hải" với nhiều hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí. . . thu hút du khách, vừa quảng bá du lịch, giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa lưu niệm, các món ẩm thực, đặc sản của quê hương nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi đến xứ sở Bạc Liêu.
Đỗ Hiếu Liêm
Cảm ơn anh Đỗ Hiếu Liêm đã gửi tặng diễn đàn bài viết này.