Thẻ nhớ microSD và vấn đề lựa chọn như thế nào cho các thiết bị di động?

0-microsd.jpg

Hiện nay, thị trường thiết bị Android có không ít những cái tên xuất hiện đến từ nhiều hãng khác nhau, với nhiều chủng loại, cấu hình, phân khúc cũng được phân chia ra để phù hợp với người dùng. Có thể sự phát triển của dòng thiết bị này thật đáng kinh ngạc trong thời gian vừa qua với những bước tiến liên tục được đưa ra trong vấn đề nền tảng, hiệu năng, nhưng bên cạnh đó, khả năng lưu trữ vẫn là một sự cái gì đó thật sự khó khăn để nâng cấp khi nó vẫn xoay quanh 32GB, 64GB, và hiếm hoi lắm là 128GB, và thật không may khi vẫn còn đó những thiết bị với 16GB trên thị trường thực sự khiến người dùng không biết lưu trữ thế nào khi cơ bản, nền tảng đã lấy đi một phần không nhỏ trong số đó. May mắn thay, các thẻ nhớ microSD vẫn được hỗ trợ như là cách thức giải quyết phần nào vấn đề trên trong việc cho phép người dùng mang các dữ liệu cá nhân, hình ảnh, âm thanh lên đó.

Nhưng điều đó chưa dừng lại khi việc lựa chọn một thẻ nhớ microSD cũng không hề dễ dàng, khi không phải dung lượng là thứ quyết định duy nhất, khi đâu đó chúng ta vẫn có thể nghe về tốc độ, chủng loại…. của dòng sản phẩm ngoại vi này. Chính vì thế mà việc lựa chọn thẻ nhớ microSD cũng không kém với việc mua một chiếc smartphone mới, và để gúp điều đó dễ dàng hơn, thì bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn biết lựa chọn microSD như thế nào sẽ thật sự hợp lí cho nhu cầu sử dụng:

Thông số kĩ thuật và khả năng tương thích

Dù rằng số lượng thẻ nhớ microSD trên thị trường đến từ nhiều hãng, nhiều phân khúc, hay dung lượng khác nhau, nhưng nhìn chung, tất cả trong số đó vẫn được phân chia chủ yếu vào 3 loại chính mà người dùng có thể tìm thấy:

1-thong-so-ki-thuat.jpg

+ SDSC hay SD (Secure Digital Standard Capacity): đây là dòng thẻ nhớ hỗ trợ dung lượng trong khoảng từ 128MB tới tối đa 2GB. Bằng việc sử dụng định dạng tập tin hệ thống FAT16 cho phép tương thích tốt với các thiết bị hỗ trợ đồng thời cả SD, SDHC và SDXC. Và SanDisk 2GB microSD là một cái tên giá rẻ điển hình nhất cho dòng thẻ nhớ này

+ SDHC (Secure Digital High Capacity): với dòng thẻ nhớ SDHC, thì dung lượng cũng có phần mở rộng hơn khi rơi vào khoảng 4GB tới 32GB và sử dụng định dạng tập tin hệ thống dưới dạng FAT32. Bởi vì mà SDHC có phương thức hoạt động khác hẳn so với SDSC, vì thế mà nó không hề có sự tương thích ngược với các thiết bị chỉ hỗ trợ độc lập định dạng SD. Và mỗi thẻ nhớ SDHC sẽ được phân biệt với các dòng thẻ nhớ thông thường khác thông qua việc đóng dấu biểu tượng SDHC trên bề mặt sản phẩm. Lexar 32GB microSD - thẻ nhớ SDHC Class 10, là một ví dụ phổ biến trên thị trường hiện nay của dòng này

+ SDXC (Secure Digital Extended Capacity): gần như đây là dòng thẻ nhớ hỗ trợ dung lượng lớn nhất và đa dạng nhất ở thời điểm hiện tại, thay đổi từ 64GB tới 2TB trên định dạng tập tin hệ thống chuẩn exFAT. Và cũng như FAT32 với FAT16, thì exFAT cũng có phương thức làm việc khác với 2 chuẩn còn lại trong việc lưu trữ, và vì thế mà các thẻ nhớ SDXC không hề có sự tương thích ngược với các thiết bị chỉ hỗ trợ độc lập SD và SDHC, hay cả với cả 2 chuẩn này cùng lúc. Đương nhiên để phân biệt dòng thẻ nhớ SDXC trên thị trường, thì nhà sản xuất cũng có sự đánh dấu biểu tượng của định dạng này lên bề mặt sản phẩm. SanDisk 200GB microSD là một ví dụ điển hình bạn có thể kiếm ở bất kì nơi nào cho dòng SDXC trên thị trường thuộc Class 10.

Thương hiệu

Thông thường, người dùng chọn mua thẻ nhớ microSD từ những hãng hàng đầu trong lĩnh vực này đến từ các cửa hàng phân phối chính thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những phương thức khác với mức giá hấp dẫn hơn từ các trang mua bán trực tuyến hay các cửa hàng chợ đen thông thường, nhưng đi kèm với đó sẽ là sự không an toàn trong mặt dữ liệu khi không hề đảm bảo rằng nó có thể bị lỗi bất kì lúc nào. Và cũng tùy thuộc vào

Với một sự đa dạng trong các hãng sản xuất, người dùng cũng sẽ có hiệu năng khác nhau cho các thiết bị thẻ nhớ của mình, cũng như độ tin cậy trong an toàn dữ liệu, bảo vệ trước các tác động sốc vật lý, chống nước, và kể cả các hiện tượng nhiễu từ không mong muốn. Mỗi hãng cũng có một chế độ bảo hành riêng và các gói ứng dụng hỗ trợ phục hồi dữ liệu lên nếu như trong trường hợp SD bị lỗi

Dung lượng

Các chuẩn SD đời cũ trong thông số của mình chỉ có thể hỗ trợ tối đa dung lượng 2GB cho toàn bộ bộ nhớ của sản phẩm. Tuy nhiên, vào năm 2006, SDHC ra đời như là sự nâng cấp trong chuẩn định dạng tập tin đã cho phép các thẻ nhớ có thể lên đến 32GB dung lượng tối đa. Và với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, chưa đầy 3 năm sau đó, SDXC đã ra đời mang khả năng hỗ trợ tối đa có thể đạt được 2TB một cách hoàn toàn dễ dàng trên một dung lượng lưu trữ ngoài kích thước nhỏ như thẻ nhớ. Tại thời điểm hiện tại, SDHC vẫn là chuẩn được sử dụng nhiều nhất trên các thiết bị Android. Dù rằng SDXC là một chuẩn mới với những tính năng ưu việt, nhuưng do dung lượng mới được phát triển lên một mức lớn hơn SDHC trong thời gian gần đây, mà vì thế SDXC vẫn chưa có lượng người dùng lớn ở thời điểm hiện tại

Với mỗi thiết bị Android khác nhau, nó cũng sẽ có sự hỗ trợ dung lượng tối đa khác nhau cho thiết bị thẻ nhớ microSD gắn vào mà bạn có thể thấy được thông qua các thông số kĩ thuật về thiết bị được trình bày bởi nhà sản xuất bên ngoài vỏ hộp sản phẩm, sách hướng dẫn sử dụng, cũng như trên chính trang chủ giới thiệu thiết bị dưới dạng “expendable storage via microSD card up to 128GB”. Điều này đồng nghĩa thiết bị Android có thể hỗ trợ chuẩn SDXC với dung lượng tối đa 128GB để người dùng có thể chọn mua thẻ nhớ có dung lượng bằng hoặc thấp hơn nếu không muốn sự lãng phí vô ích

Tốc độ

2-toc-do.jpg

Cũng như dung lượng, thì tốc độ tương tác dữ liệu trên các thẻ nhớ microSD cũng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất. Chính điều này đôi khi là một ưu thế để người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu, cũng như có một mức giá thành phải chăng, nhưng đôi khi, nó lại gây ra sự khó khăn trong các lựa chọn nếu người dùng không hề nắm rõ về chúng. Chính vì thế mà Hiệp hội SD đã đưa ra các chuẩn tốc độ cho dòng thiết bị này, có thể không chính xác từng con số bởi nó có thể thay đổi chút ít, nhưng thay vào đó là các dòng sản phẩm với chất lượng khác nhau dưới dạng các Class.

+ Tốc độ của SD Class

Trong SD Speed Class bao gồm các class 2, 4, 6, 10 và tương đương với đó là tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu dưới dạng MB/s. Trong đó, thẻ nhớ microSD Class 2 sẽ bắt đầu với con số 2MB/s, và thẻ nhớ Class 10 sẽ tương ứng với 10MB/s cho vấn đề này. Các Class 2, 4, 6 dù có tốc độ khác nhau nhưng trên thực tế, nó được ứng dụng gần giống nhau nếu người dùng chỉ muốn sử dụng nó trong việc lưu trữ hình ảnh, hay các video chuẩn độ phân giải HD, âm nhạc…

Thẻ nhớ Class 2 thực sự rất chậm để sử dụng, và nó không hoàn toàn lý tưởng để sử dụng ngay cả trên những chiếc máy ảnh rẻ tiền. Các thẻ nhớ Class 4 và Class 6 là một lựa chọn tốt hơn hẳn, đương nhiên cũng có mức giá cao hơn nhưng bù lại có thể mang đến một cách cơ bản những gì mà người dùng cần ở việc lưu trữ

Class 10, với ưu thế về tốc độ của mình, nó cho phép người dùng có thể quay phim độ phân giải Full HD (1080p) tại 60fps và lưu trực tiếp trên thiết bị, hay chụp ảnh dưới dạng RAW. Trong khi cả những sản phẩm Android giá rẻ hiện nay đã hỗ trợ tối thiểu khả năng quay phim HD thì việc lựa chọn thẻ nhớ lưu trữ Class 10 đã trở thành điều gần như bắt buộc ở thời điểm hiện tại. Không những thế, nó cũng có sự thể hiện tốt trong cả vấn đề chụp ảnh, thậm chí là nhiều hình ảnh cùng lúc và các thao tác chuyển đổi dữ liệu giữa các thiết bị với nhau…

Việc nhận dạng tốc độ thẻ nhớ SD thật sự không quá khó khi bạn có thể nhìn thấy nó trên các trang giới thiệu sản phẩm, các trang của các cửa hàng thiết bị trên toàn thế giới, hay làm điều đó trực tiếp ngay trên chính sản phẩm bởi nó cũng được in một cách đầy đủ lên bề mặt tương tự như thông số kĩ thuật khác của thiết bị này

3-toc-do.jpg

+ Tốc độ của UHS Class

Camera trên các thiết bị di động ngày nay có sự phát triển mạnh mẽ để biến dòng sản phẩm này không hề thua kém những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Với smartphone, thật không quá khó để mang đến khả năng quay phim độ phân giải 4K UHD, hay các bức ảnh chất lượng cao và ổn định trong tính năng khử rung quang học, HDR, hay các video slow-mo với tỉ lệ khung hình mỗi giây lớn hơn 60fps. Điều này đã làm cho các thẻ nhớ SD Class trước đây khó có thể đáp ứng, và vì thế, năm 2009, Hiệp hội thẻ nhớ SD đã giới thiệu chuẩn UHS Class mới được thiết kế dành cho dòng SDHC và SDXC. UHS sử dụng giao thức truyền mới cho tốc độ cao hơn về lý thuyết cho cả việc đọc và ghi dữ liệu

UHS I với tốc độ đường truyền 35, 50 và 104MB/s
UHS II với tốc độ đường truyền 152 và 312MB/s

4-uhs.jpg

UHS-I và UHS-II có thể sử dụng chuẩn UHS Class với 2 loại: Class 1 cho tốc độ đọc ghi tối thiểu ở mức 10MB/s (được đánh dấu bằng biểu tượng U1 trên nhãn thẻ nhớ với số 1 nằm ngay trong kí tự U), và Class 3 với tốc độ tối thiểu tương ứng ở 30MB/s (với kí hiệu tương tự, trong đó số 3 nằm ngay trong kí tự U)

Nếu bạn thường xuyên làm việc với các video độ phân giải cao 4K hay hình ảnh chất lượng lớn, thì thẻ nhớ microSD với tốc độ của UHS-I Class 3 hoàn toàn đủ khả năng để đáp ứng cho nhu cầu này. Tuy nhiên thì với các tính năng phần cứng và phần mềm, thì chỉ các thiết bị smartphone tầm trung cao cấp mới thực sự sử dụng nó, trong khi người dùng các thiết bị smartphone giá rẻ thì lựa chọn đến từ UHS không thực sự cần thiết. Và tính đến thời điểm hiện tại, UHS-II mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết trong tương lai khi chưa có thiết bị nào đủ khả năng để có thể tận dụng hết ưu thế mà dòng thẻ nhớ này mang lại

Phiên bản Android

5-android.jpg

Ngay cả nền tảng Android cũng có một sự giới hạn trong khả năng hỗ trợ đối với thẻ nhớ microSD. Trước đây, microSD được sử dụng như một bộ nhớ gắn ngoài cho các dữ liệu cá nhân của người dùng, chẳng hạn như hình ảnh, âm nhạc, video hay các bộ đệm dữ liệu tạm thời cho ứng dụng và các trò chơi được cài đặt trên bộ nhớ trong của thiết bị sử dụng. Nhưng với Android 6.0 Marshmallow trở đi, đã có một sự thay đổi rõ ràng trong chức năng của thẻ nhớ microSD khi cho phép định dạng thiết bị ngoại vi này sử dụng như một bộ nhớ trong bổ sung cho sự giới hạn về phần cứng mà dòng thiết bị này đang vấp phải trước các nhu cầu sử dụng quá lớn hiện nay

Một khi đã sử dụng thẻ nhớ microSD như bộ nhớ trong, nó sẽ trở thành một phần của hệ thống và không cho phép người dùng tháo rời nó ra khỏi thiết bị nếu không muốn ảnh hưởng tới một vài phần trong máy, như các tập tin của nền tảng hay ứng dụng. Đồng thời, Android cũng sẽ thực hiện lại một chuỗi đánh giá và so sánh hiệu năng với một bộ nhớ mới. Nếu như thẻ nhớ microSD đang sử dụng có tốc độ đọc ghi thấp hơn so với bộ nhớ trong, nền tảng sẽ cảnh báo về sự ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ hiệu năng của thiết bị. Vì thế mà nếu bạn mong muốn mở rộng bộ nhớ trong thông qua thiết bị ngoại vi này, thì hãy cố gắng lựa chọn thẻ nhớ microSD với dung lượng lớn và tốc độ cao nhất có thể hỗ trợ. Chẳng hạn như nếu smartphone của bạn hỗ trợ tối đa 32GB, thì đó sẽ là 32GB SDHC Class 10

Hỗ trợ tập tin hệ thống

FAT32 là chuẩn định dạng tập tin hỗ trợ cho cả SD và SDHC. Thậm chí, nếu bạn sử dụng microSD chuẩn FAT32 cho cả PC lẫn Mac cho nhiều mục đích khác nhau, thì đây cũng không hề là vấn đề khiến bạn phải lo ngại, khi FAT32 về mặt cơ bản hỗ trợ khả năng tương tác với mọi máy tính trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của FAT32 là không hỗ trợ các tập tin có dung lượng lớn hơn 4GB, cũng như không thể có dung lượng lớn hơn 2TB khiến nó chịu sự giới hạn của một số hệ thống hay tập tin lớn hơn ở thời điểm hiện tại

exFAT ra đời như là một sự nâng cấp của FAT32 trên dòng microSD chuẩn SDXC khi các tập tin dung lượng trên 4GB đã không còn là vấn đề lớn với dòng thẻ nhớ này, cũng như hỗ trợ đa dạng nền tảng từ MacOS 10.6.6 hay Windows 7 trở lên, bên cạnh một dung lượng khổng lồ có thể đạt được của mình. Dù vậy, thì SDXC dường như phù hợp hơn cho các thiết bị máy tính khi cơ bản, Android không có những tập tin hệ thống nào có dung lượng lớn hơn 4GB như vậy, và đó cũng là lí do mà FAT32 hay exFAT chưa từng là mối lo ngại trong việc lựa chọn thẻ nhớ microSD cho một smartphone

Tổng kết

Như đã thấy trong bài viết ngày hôm nay, có rất nhiều thứ cần được cân nhắc mỗi khi lựa chọn một thẻ nhớ microSD, và bài viết này đã phần nào giải thích một cách tường tận những chuẩn mực bạn thường bắt gặp trên một thiết bị ngoại vi thuộc dòng này. Và nếu bạn có thể hiểu rõ rất cả những gì mà nhà sản xuất đưa ra cho các thông số của thẻ nhớ lẫn thiết bị, thì microSD sẽ không bao giờ là một vấn đề thật sự mỗi khi bạn tìm đến một cái tên mới trong bộ sưu tập của mình
 
Top