Điểm danh những nhân vật “máu mạch” trong ngành giải trí kẻ- mà-ai-cũng-biết mang nghi án: “cầm nhầm” ý tưởng
Nhắc đến “cái tâm với nghề”, hầu hết mọi người đều ít nhiều biết đến những trường hợp “đạo” của Việt Nam. Từ “đạo nhạc” cho đến “đạo văn”, không thiếu một trường hợp nào. Các vụ việc được nhiều công chúng biết đến tiêu biểu là vụ đạo nhạc của nhạc sĩ Bảo Chấn khi viết bài “Tình xót xa thôi”. Truyện ngắn “Máu của lá” của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong. Nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra trên các diễn đàn, nhiều sự phẫn nộ của công chúng Việt đối với các tác phẩm mà bấy lâu nay họ yêu thích.
Một email gửi về báo Tuổi trẻ sau tin bài “Truyền thông Hàn Quốc chỉ trích ca sĩ VN đạo nhạc” – với lời đề: Làm ơn cho chúng tôi lòng tự hào – đã viết: “Tôi nhớ làm sao cái thời nhạc Trịnh ca từ thật sự mượt mà và êm dịu chứ không sến như bây giờ. Nhạc cũng tự soạn chứ không đạo như bây giờ. Hãy làm ơn có một phong cách riêng để chúng tôi có thể tự hào như thời nhạc Trịnh”
Hồng Ngọc cũng bị nghi ngờ đạo nhạc của Miley Cyrus
Có vẻ những câu chuyện âm nhạc không hề liên quan nhiều đến các nhà thiết kế trẻ, nhưng nếu đặt trong cùng lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật thì câu chuyện “đạo tranh”, “đạo thiết kế” vẫn có một mối liên quan nhất định.
Không thể phủ định các bạn trẻ ngày nay rất sáng tạo, sự sáng tạo của các bạn thậm chí nhận được nhiều lời khen có cánh rằng thế hệ trước thậm chí không bằng. Chính vì sự sáng tạo ấy mà các “cá thể trẻ” luôn trăn trở tìm cho mình một bản ngã riêng. Các designer trẻ muốn tồn tại và đứng lên bằng chính bản ngã của mình cũng trở nên khó khăn hơn, khi mà nhà nhà cần thiết kế và người người đều muốn khẳng định tài năng cá nhân.
Đa phần các designer đều rất chịu khó tìm tòi, học hỏi những mẫu thiết kế của nước ngoài. Một lẽ những mẫu cho các bạn học hỏi thì thường là rất đẹp, rất đáng ngưỡng mộ. Và khi loay hoay tìm cho mình một ý tưởng các bạn trẻ không tránh khỏi việc “thoát bóng” từ mẫu thiết kế cũ. Thế là một tác phẩm “xào nấu” được ra đời. Câu chuyện có lẽ không đi quá xa và quá rầm rộ nếu như tác phẩm của designer trẻ được phổ biến rộng rãi cũng như sử dụng cho mục đích thương mại.
Bạn O.D cũng là dân thiết kế, chính vì vậy khi thấy những hình ảnh được đăng tải trên website của cuộc thi đã bức xúc đưa lên Facebook cá nhân phản ánh. Tất nhiên tác giả ở xa vẫn chưa hay biết về trường hợp này và thông tin vẫn chưa thực sự bị lan rộng.
O.D đã khá bức xúc và đưa hình ảnh lên Facebook cá nhân
Phong cách thiết kế của Raindropmemory
Gần đây nhất là nghi vấn về mẫu thiết kế trên Namecard của Midu Botique (shop quần áo của hotgirl Midu) được chuyền tay nhanh chóng trong cộng đồng thiết kế. Mẫu thiết kế trên namecard của shop Midu được cho là hình ảnh của một designer trẻ người Pháp mang tên Antoinette Fleur. Hình ảnh hai mẫu thiết kế giống nhau y đúc, chỉ có khác biệt về màu sắc. Sau khi một bạn thiết kế T.H đưa ảnh trên tường của mình đã nhận ngay phản hồi từ Antoinette Fleur khẳng định đây là thiết kế của cô ấy và không được sử dụng free.
Đối chiếu thiết kế. Thiết kế của Antoinette Fleur được tải lên vào tháng 03 năm 2010
Các mẫu vẽ của Antoinette Fleur vẽ những ngôi sao nổi tiếng với cùng phong cách trên
Lời đáp trả của Antoinette Fleur
Là những nhà thiết kế trẻ với nhau, có lẽ nếu các sự việc được cho là “đạo thiết kế” sẽ không qua rùm beng khi các nhà thiết kế đều hoạt động độc lập, họ không có thời gian cũng như nhiều yếu tố khác cho việc kiện tụng bản quyền. Thiết kế trên website cuộc thi kể trên sau phản ánh của O.D đã ghi credit có sử dụng hình ảnh của người khác ở bên dưới cũng đã làm dịu lòng và lắng xuống những bức xúc của các bạn trẻ. Từ đó cũng rút được bài học kinh nghiệm cho các designer không quá vô tư trong việc sử dụng hình ảnh người khác, vô tình không khẳng định được bản ngã cũng như đứng vững với nghề mang tính cạnh tranh này.
Nhắc đến “cái tâm với nghề”, hầu hết mọi người đều ít nhiều biết đến những trường hợp “đạo” của Việt Nam. Từ “đạo nhạc” cho đến “đạo văn”, không thiếu một trường hợp nào. Các vụ việc được nhiều công chúng biết đến tiêu biểu là vụ đạo nhạc của nhạc sĩ Bảo Chấn khi viết bài “Tình xót xa thôi”. Truyện ngắn “Máu của lá” của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong. Nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra trên các diễn đàn, nhiều sự phẫn nộ của công chúng Việt đối với các tác phẩm mà bấy lâu nay họ yêu thích.
Một email gửi về báo Tuổi trẻ sau tin bài “Truyền thông Hàn Quốc chỉ trích ca sĩ VN đạo nhạc” – với lời đề: Làm ơn cho chúng tôi lòng tự hào – đã viết: “Tôi nhớ làm sao cái thời nhạc Trịnh ca từ thật sự mượt mà và êm dịu chứ không sến như bây giờ. Nhạc cũng tự soạn chứ không đạo như bây giờ. Hãy làm ơn có một phong cách riêng để chúng tôi có thể tự hào như thời nhạc Trịnh”
Có vẻ những câu chuyện âm nhạc không hề liên quan nhiều đến các nhà thiết kế trẻ, nhưng nếu đặt trong cùng lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật thì câu chuyện “đạo tranh”, “đạo thiết kế” vẫn có một mối liên quan nhất định.
Không thể phủ định các bạn trẻ ngày nay rất sáng tạo, sự sáng tạo của các bạn thậm chí nhận được nhiều lời khen có cánh rằng thế hệ trước thậm chí không bằng. Chính vì sự sáng tạo ấy mà các “cá thể trẻ” luôn trăn trở tìm cho mình một bản ngã riêng. Các designer trẻ muốn tồn tại và đứng lên bằng chính bản ngã của mình cũng trở nên khó khăn hơn, khi mà nhà nhà cần thiết kế và người người đều muốn khẳng định tài năng cá nhân.
Đa phần các designer đều rất chịu khó tìm tòi, học hỏi những mẫu thiết kế của nước ngoài. Một lẽ những mẫu cho các bạn học hỏi thì thường là rất đẹp, rất đáng ngưỡng mộ. Và khi loay hoay tìm cho mình một ý tưởng các bạn trẻ không tránh khỏi việc “thoát bóng” từ mẫu thiết kế cũ. Thế là một tác phẩm “xào nấu” được ra đời. Câu chuyện có lẽ không đi quá xa và quá rầm rộ nếu như tác phẩm của designer trẻ được phổ biến rộng rãi cũng như sử dụng cho mục đích thương mại.
Bạn O.D cũng là dân thiết kế, chính vì vậy khi thấy những hình ảnh được đăng tải trên website của cuộc thi đã bức xúc đưa lên Facebook cá nhân phản ánh. Tất nhiên tác giả ở xa vẫn chưa hay biết về trường hợp này và thông tin vẫn chưa thực sự bị lan rộng.
Gần đây nhất là nghi vấn về mẫu thiết kế trên Namecard của Midu Botique (shop quần áo của hotgirl Midu) được chuyền tay nhanh chóng trong cộng đồng thiết kế. Mẫu thiết kế trên namecard của shop Midu được cho là hình ảnh của một designer trẻ người Pháp mang tên Antoinette Fleur. Hình ảnh hai mẫu thiết kế giống nhau y đúc, chỉ có khác biệt về màu sắc. Sau khi một bạn thiết kế T.H đưa ảnh trên tường của mình đã nhận ngay phản hồi từ Antoinette Fleur khẳng định đây là thiết kế của cô ấy và không được sử dụng free.
Là những nhà thiết kế trẻ với nhau, có lẽ nếu các sự việc được cho là “đạo thiết kế” sẽ không qua rùm beng khi các nhà thiết kế đều hoạt động độc lập, họ không có thời gian cũng như nhiều yếu tố khác cho việc kiện tụng bản quyền. Thiết kế trên website cuộc thi kể trên sau phản ánh của O.D đã ghi credit có sử dụng hình ảnh của người khác ở bên dưới cũng đã làm dịu lòng và lắng xuống những bức xúc của các bạn trẻ. Từ đó cũng rút được bài học kinh nghiệm cho các designer không quá vô tư trong việc sử dụng hình ảnh người khác, vô tình không khẳng định được bản ngã cũng như đứng vững với nghề mang tính cạnh tranh này.
Bài: Anh Nguyễn
Ảnh: Internet