Thực phẩm chay cho gia đình

Chào các bạn, Hôm nay chuyên mục “Thực phẩm chay cho gia đìnhsẽ liệt kê hết các loại thực vật cây rau để có thể kết thúc và mở ra một dàn kiến thức mới về các loại quả và hạt ở phần sau.
Phần 7 : Thực vật là cây thuốc dùng trong ăn uống theo đông y (phần cuối)
64) Ngó sen: Thường dùng để xào, làm dưa, làm mứt, nấu chè; thái lát phơi khô, nấu chè, bột ngó sen được làm bánh phồng tôm và bột dinh dưỡng. Có vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng cầm máu, tiêu ứ, lợi tiểu, tráng dương, an thần.
65) Dây nhãn lồng: Gọi là lạc tiên; thường dung ngọn non luộc ăn. Có tác dụng an thần, dễ ngủ có thể trị được suy nhược thần kinh.
66) Xà lách biển: Còn gọi là nam sa sâm; có thể ăn sống như cải xà lách... Nó có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu...
67) Rau sam: Nấu canh hoặc sắc uống có thể trị được bệnh kiết lỵ.
68) Cải trời: Thường dùng ăn sống, luộc, nấu canh. Có mùi thơm, có tá dụng bổ dưỡng; trị yếu phổi, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.
69) Tía tô: Dùng ăn sống; có thể trị được cảm sốt, nhức đầu, tức ngực, khó tiêu, kỵ với phụ nữ mới sanh con.
70) Rau tần ô: Có mùi thơm, có thể ăn sống ,trộn và nhúng dầu giấm, xào và nấu canh; trong 138gr rau tần ô cung cấp 25 calo cho cơ thể con người, có chứa nhiều vitamin B1,C và một ít vitaminA. Rau tần ô có vị hơi lạt, hơi đắng the, có mùi thơm tính mát giúp tiêu hoá dễ dàng, trị ho lâu ngày, tán phong nhiệt và trị đau mắt.
71) Rau tàu bay: Ngọn và lá non có mùi thơm. Có thê ăn sống hoặc luộc, xào, nấu canh. Nó có nhiều vitaminC, có thể trị phong thấp, đau nhức xương.
72) Rau trai: Ngọn non thường để luộc hoặc nấu canh; có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh. Có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm lợi tiểu, tiêu sưng, tiêu thũng.
73) Thìa là: Chủ yếu để làm gia vị. Lá và quả đều có tinh dầu, trái tương tự đại hồi và tiểu hồi, có tác dụng bổ tỳ vị, dễ tiêu hoá, chống co thắt, thông kinh, gây tiết sữa.
74) Thù lú (tầm bóp): Lá non và chôi non thường dùng để luộc hoặc nấu canh. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi tiểu.
75) Thổ nhân sâm: Cùng họ thổ cao ly nhân sâm, là loại rau rất bổ dưỡng. Chống táo bón, an thần, đau lưng nhức mỏi, ngủ ngon, đỡ đau đầu, lợi tiểu, giải độc. Có thê dùng để nấu canh hoặc luộc.
76) Trà: Có tác dụng sảng khoái, giải độc, phòng bênh nhồi máu cơ tim, dễ tiêu hoá và phòng bệnh sâu răng.
77) Măng tre: Khi ăn măng nên luộc kỹ rồi rửa lại nhiều nước để loai bỏ chất độc. Sau đó mới đem xào, nấu canh hoặc hầm, hoặc làm dưa hoặc phơi khô. Nó có vị đắng, ngọt mát, có tác dụng giải nhiệt tâm, tỳ, vị, tiêu đàm mát gan. Người đang dưỡng bênh nên kiêng cử ăn măng vì nó khó tiêu.
78) Hoa thiên lý: Hoa và lá non dùng để nấu canh với thịt ăn rất bổvà mát, giải nhiệt, dễ ngủ, bớt đi tiểu đêm, giúp giảm đau lưng mệt mỏi. Rễ và nạc cây thiên lý có thể dung chế biến làm món mứt.
79) Cây vòi voi: Còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đao. Lá và đọt có thể luộc hoặc nấu canh ăn , có chứa acid xyanhhyric. Có tác dụng chưa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, ngữa.
80) Lá vông nem: Cùng với cây nhãn lồng, đường phèn, đâm nhỏ, vắt lấy nước hoà với rượu uống mỗi ngày vài hớp giúp ngủ ngon, an thần.
81)Cải xanh: Thường ăn sống hoặc luộc, nấu canh.Hột cải xanh được chế biến làm mù tạt, gia vị trong các món ăn. Có tác dụng lợi tiểu.
82) Xương sông: Còn gọi là rau húng ăn gỏi; lá có tác dụng làm gia vị, ăn gỏi, nưỡng chả, làm rau ăn chống dị ứng đối với thức ăn tanh. Có tác dụng làm ấm, trừ tanh hôi, giúp tiêu hoá, tiêu đàm thấp, trị ho cảm viêm họng, đầy bụng đi ngoài, co giật ở trẻ em.
Trên đây là 82 loài cây rau chủ yếu ta có thể tìm thấy ở Việt Nam. Mỗi loại đều có những tác dụng tốt cho cơ thể khác nhau. Là một người nội trợ đảm đang, bạn hay lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cần thiết cho gia đình mình nhé.
 
Có mấy loại rau mình không biết với lại có những rau như rau sam giờ cũng ít có, trước ở vườn nhà mình mọc nhiều lắm nhưng nghĩ là cỏ nên nhặt bỏ hết
 
Top