Hướng dẫn làm bài văn mẫu thuyết minh về cây dừa lớp 9 hay nhất dành cho các bạn ở các vùng thường trồng nhiều dừa như Bến Tre, Bình Định, Cần Thơ hoặc nhiều tỉnh khác với những giống dừa đặc trưng ví dụ dừa sáp ở Trà Vinh. Những bài văn thuyết minh cây dừa có sử dụng biện pháp nghệ thuật, tự thuật, miêu tả sẽ được cập nhật trong mục Ngữ văn lớp 9
Chắc hẳn câu thơ trên đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là hai câu thơ được trích trong bài thơ ‘Cây dừa’ của Nguyễn Khoa Điềm. Cây dừa là một loài cây tượng trưng cho làng quê Việt Nam, là một loài cây quen thuộc, gần gũi, gắn bó với đời sống của người dân Việt thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình. Nhắc đến cây dừa là người ta nghĩ ngay đến một con người Việt Nam hiền lành, chăm chỉ, chất phác. Cây dừa đối với tôi nó còn gắn liền vơi bao kỉ niệm tuổi ấu thơ. Đó là những buổi chiều đi học về là lũ trẻ con lại lấy tàu dừa nô đùa- một thứ trò chơi mới lạ nhưng lại rất vui. Không biết cây dừa với các bạn như thế nào nhưng với tôi đó là một khoảng trời tuổi thơ thật hạnh phúc.Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có đề bài thuyết minh về cây dừa.Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết về đề bài này mong rằng với cách làm này có thể giúp các bạn có một định hướng đúng và làm bài này một cách tốt nhất. Để làm đề bài này, chúng ta sẽ nêu lên đặc điểm của cây dừa, ý nghĩa trong cuộc sống và lao động sản xuất, nơi trồng dừa và cách trồng dừa.
Những vùng chuyên canh về cây dừa thì đi đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy rất nhiều dừa
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA
Nguồn gốc cây dừa: Khu vực Đông Nam Châu Á, có người nói nó xuất hiện ở New Zealand từ 15 triệu năm trước
Hình dáng và đặc điểm
Nơi sống
Phân loại dừa:
Công dụng và ý nghĩa đối với đời sống con người
Ý nghĩa
Hình ảnh 1 cây dừa xiêm ở Bến Tre
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA
“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.
Cây dừa cứ thế tự nhiên đi vào thơ ca văn chương. Dừa xanh đã trở thành loài cây quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền trong.
Nguồn gốc của cây Dừa này không ai rõ, nhưng một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á và cũng có người cho rằng chúng có nguồn gốc từ miền tây bắc Nam Mỹ. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và mua. Vì vậy chúng đã trở thành người dân định cư không thể thiếu trên những bờ biển vùng nhiệt đới. Chúng gần như không thể sống được ở những vùng có nhiệt độ khắc nhiệt như Địa Trung Hải. Ở Việt Nam dừa xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung như Bến Tre, Cà Mau, Bình Định,…
Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu,khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thànhchùm.Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Quả dừa khi mọc sẽ kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có buồng lại có hơn 15 trái.
Họ hàng nhà dừa rất phong phú và đa dạng.Kể đến như dừa xiêm: là loại có quả nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống. Dừa bị thì trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp lại có trái vàng xanh mơn mởn. Hay dừa sáp là loại có cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp,… Mỗi loại dừa sẽ có cách sử dụng khác nhau tuỳ theo nhu cầu người dùng.
Dừa có nhiều công dụng. Người ta lấy thân dừa làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa tươi mát lại vừa duyên dáng và độc đáo. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường là một trong những mặt hàng thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn dân giã mà lạ miệng. Có thể làm gỏi, xào… rất thích hợp với người ăn chay. Trên thân dừa có những con đuông dừa sinh sống. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng. Và nó trở thành đặc sản kì lạ của nhiều nước có trồng dừa.
Tuy nhiên kết tinh đẹp nhất của cây dừa với tất cả những gì tinh tuý lại là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, tốt cho hệ tiêu hoá, có thể dùng trong băng bó vết thương.Ngoài ra nước dừa dùng để chế biến món ăn kho cá, kho thịt, thắng nước màu, thổi xôi. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặclàm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây.Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Ngoài ra cây dừa còn có tác dụng to lớn với nghệ thuật văn chương khi hình ảnh cây dừa trở thành hình ảnh quen thuộc có giá trị với những thi sĩ.
hay :
Trải dài khắp dải đất miền Trung của Việt Nam, những hàng dừa xanh vẫn đứng rì rào trong gió. Cây dừa không chỉ quen thuộc với cuộc sống con người Việt Nam mà còn trở thành một phần kinh tế của những con người nơi đây.
Hình ảnh 1 cây dừa có tuổi nên chiều cao rất lớn thật khó nếu bạn không biết leo cây dừa
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA 2
Dừa là loại cây dễ trồng ở nước ta. Dừa được trồng rải rác khắp các làng quê Nam Bộ, nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre, Bình Định. Vì thế, một cách tự nhiên, cây dừa trở thành người bạn quen thuộc của con người Việt Nam.
Dừa là một loài cây trong họ Cau . Nguồn gốc của loài thực vật này cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn khi các nhà khoa học chưa xác định đúng chính xác. Trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó cónguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand cho chúng ta nhận thấy rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Có nhiều hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường phù hơp với khả năng sống trên cát ven biển nhiệt đới. Nó rất khó trồng và chỉ phát triển trong các khu vực khô cằn.
Về cấu tạo, dừa gồm có thân, lá, hoa, quả, buồng dừa và quả dừa. Thân dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân. Lá dừa dài, xanh và có nhiều tàu. Hoa dừa có màu trắng và nhỏ. Khi hoa rụng, quả dùa sẽ phát triển. Quả dừa bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cơm và nước. Buồng dừa ở trên cao chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có 15 quả, có những cây được mùa sẽ có những buồng lên tới hơn 20 quả.
Dừa có họ hàng vô cùng đa dạng và phong phú. Ở Việt Nam chúng ta, đếm qua cũng thấy có hơn chục loại. dừa xiêm, dừa sáp, dừa dứa, dừa bị,… rồi còn có những loại dừa kể đến theo tên của vùng miền như dừa Bến Tre, dừa Bình Định,…
Cây dừa có rất công dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng. Hoa dừa: ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa: dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng. Trái dừa đối với con người có lợi ích rất lớn. Nước dừa không chỉ để giải khát mà còn rất tốt cho hệ tiêu hoá, trong băng bó vết thương cũng có ích lợi cao. Hơn thế nước dừa chế biến được nhiều món ăn như thịt kho nước dừa, xôi dừa,… Hay món thạch dừa từ nước dừa ăn vào vừa mát vừa ngọt.
Không chỉ vậy, cây dừa từ lâu đã đi vào thế giới đời sống của con người Việt Nam khi trở thành nguồn hứng sáng tác nghệ thuật. Có những bài thơ dạt dào tình cảm:
Những câu thơ câu hát như nói hộ chúng ta tình cảm chân thành đối với cây dừa. Cây dừa mãi mãi sẽ trở thành người bạn gắn bó với cuộc sống chúng ta.
Có nhiều loại dừa khác nhau nhưng ngon và đắt nhất là dừa sáp
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA LỚP 9 3
Nghe tiếng gió rì rào cùng sóng biển, nghe tiếng xào xạc bên bờ. Kìa những cây dừa xếp hàng dài trên bãi cát trắng. Một loài cây đã quá quen thuộc và trở thành hình ảnh gần gũi xuất hiện trong những bức tranh miền biển
Dừa là một loại cây đã xuất hiện từ lâu, nguồn gốc cây dừa ở khu vực Đông Nam Châu Á nhưng có người nói nó xuất hiện ở New Zealand từ 15 triệu năm trước. Dừa là cây có thân cao khỏe màu xanh sậm hoặc ngả nâu thẫm , ước chừng chiều cao của thân cây là 20 mét đến 25 mét, thân dừa có những nốt vằn đặc trưng, đường kính của cây khoảng 45cm đến 50 cm. Lá cây dừa dài, to có màu xanh tươi và có nhiều tàu xòa ra, khi già lá dừa sẽ ngả vàng và có màu nâu. Hoa dừa nhỏ xíu màu trắng muốt mọc từng chùm, từng chùm nổi bật. Quả dừa mọc ra từ hoa, quả hình tròn , có màu xanh vỏ cứng và dày, bên trong có cùi dừa trắng thơm ngẩy và nước dừa màu trắng đục. Nước dừa thường được lấy uống để giải khát trong mùa hè. Thường những quả dừa không đơn độc, chúng mọc thành buồng, một buồng có từ 10 đến 15 quả.
Những cây dừa thường sinh sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, phát triển ở những vùng đất khô cắn, có đất pha cát. Trái nước với nơi sinh sống thiếu nước thì dừa có một sức sống mãnh liệt và chống chịu cao. Ví thế chúng hay được trồng ở các nơi ven biển vừa đẹp, vừa chống lại được bão gió. Dừa được phân bố ở khu vực Châu á và Thái Bình Dương trên thế giới và được trồng từ Quảng Ngãi dải dác khắp nơi đến tận Mũi Cà Mau, đặc biệt được trồng nhiều ở Bình Định và Bến Tre trên mảnh đất Việt Nam.
Dừa cũng như bao cây khác, chúng được phân ra nhiều loại: dừa xiêm,dừa bị, dừa lửa, dừa sáp, dừa nếp, dừa dâu,.. Tất cả loại dừa đều có công dụng khác nhau như những quả dừa xiêm dù trái nhỏ nhưng nước rất ngọt thường được bổ ra và uống. Dừa bị trái to , cùi dày thường được dùng đẻ chế biến thực phẩm,.. Ngoài ra những dừa còn được dùng trong nhiều việc như kho cá, kho thịt, .. Cùi dừa được nạo ra làm kẹo hay mứt, hoặc xay nhuyễn, thái sợi để nấu xôi. Dầu dừa được dùng làm dầu ăn hoặc để làm đẹp cho các chị em phụ nữ, xơ dừa được dùng để làm dây thừng, còn những than dừa cao to thường dùng để dựng cột nhà hoặc làm chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh rạch…
Như vậy cây dừa được trồng không chỉ làm đẹp cho cuộc sống con người mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế. Loài cây xanh tươi ấy gắn bó với người dân như một người bạn thân thiết từ bao đời.
Bài văn thuyết minh về cây dừa khá phổ biến trong chương trình ngữ văn lớp 8 và lớp 9 đặc biệt những bạn học sinh ở các vùng trồng nhiều dừa. Quả dừa cũng có giá trị kinh tế khá cao, bạn nên tìm hiểu qua sách báo hoặc kể cả những kiến thức thực tế từ bố mẹ, ông bà để biết nhiều thông tin hưu ích về cây dừa trước khi làm bài văn thuyết minh. Hy vọng qua dàn ý hướng dẫn và 3 bài văn mẫu tham khảo trên sẽ giúp ích được các bạn và làm bài được điểm cao nhé
Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Chắc hẳn câu thơ trên đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là hai câu thơ được trích trong bài thơ ‘Cây dừa’ của Nguyễn Khoa Điềm. Cây dừa là một loài cây tượng trưng cho làng quê Việt Nam, là một loài cây quen thuộc, gần gũi, gắn bó với đời sống của người dân Việt thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình. Nhắc đến cây dừa là người ta nghĩ ngay đến một con người Việt Nam hiền lành, chăm chỉ, chất phác. Cây dừa đối với tôi nó còn gắn liền vơi bao kỉ niệm tuổi ấu thơ. Đó là những buổi chiều đi học về là lũ trẻ con lại lấy tàu dừa nô đùa- một thứ trò chơi mới lạ nhưng lại rất vui. Không biết cây dừa với các bạn như thế nào nhưng với tôi đó là một khoảng trời tuổi thơ thật hạnh phúc.Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có đề bài thuyết minh về cây dừa.Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết về đề bài này mong rằng với cách làm này có thể giúp các bạn có một định hướng đúng và làm bài này một cách tốt nhất. Để làm đề bài này, chúng ta sẽ nêu lên đặc điểm của cây dừa, ý nghĩa trong cuộc sống và lao động sản xuất, nơi trồng dừa và cách trồng dừa.
Những vùng chuyên canh về cây dừa thì đi đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy rất nhiều dừa
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA
Nguồn gốc cây dừa: Khu vực Đông Nam Châu Á, có người nói nó xuất hiện ở New Zealand từ 15 triệu năm trước
Hình dáng và đặc điểm
- Thân dừa: cao khỏe, có màu nâu sậm và xanh, hình trụ có nốt vằn trên thân
- Lá: dài, xanh , mọc thành nhiều tán
- Hoa: trắng muốt, nhỏ
- Quả: hình thành từ hoa, hình dạng tròn, có màu xanh, bên trong là một lớp cùi trắng thơm và nước
- Buồng: chứa các quả dừa, mỗi buồng từ 10 đến 15 quả
Nơi sống
- Trên thế giới dừa xuất hiện ở Châu Á và Thái Bình Dương
- Việt Nam: Quảng Ngãi đến Cà Mau, Bình Định Bến Tre
- Thường sống ở khí hậu nhiệt đới
- Phát triển trên đất pha cát, sức trống chịu cao
- Phát triển trong khu vực khô cằn
Phân loại dừa:
- Dừa Xiêm
- Dừa nếp
- Dừa lửa
- Dừa dâu
- Dừa sáp
Công dụng và ý nghĩa đối với đời sống con người
- Nước dừa : uống
- Cùi dừa: làm kẹo, mứt , ăn
- Dầu dừa: nấu ăn, làm đẹp
- Xơ dừa: Làm dây thừng
- Thân dừa: dựng nhà, làm cầu
- Quả dừa làm các đồ thủ công, quà tặng
- Làm kẹo dừa
Ý nghĩa
- Cần thiết trong đời sống
- Đi vào trong thờ văn, ca dao của các nghệ sĩ
- Đặc sản vùng Trung và Nam Bộ
Hình ảnh 1 cây dừa xiêm ở Bến Tre
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA
“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.
Cây dừa cứ thế tự nhiên đi vào thơ ca văn chương. Dừa xanh đã trở thành loài cây quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền trong.
Nguồn gốc của cây Dừa này không ai rõ, nhưng một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á và cũng có người cho rằng chúng có nguồn gốc từ miền tây bắc Nam Mỹ. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và mua. Vì vậy chúng đã trở thành người dân định cư không thể thiếu trên những bờ biển vùng nhiệt đới. Chúng gần như không thể sống được ở những vùng có nhiệt độ khắc nhiệt như Địa Trung Hải. Ở Việt Nam dừa xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung như Bến Tre, Cà Mau, Bình Định,…
Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu,khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thànhchùm.Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Quả dừa khi mọc sẽ kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có buồng lại có hơn 15 trái.
Họ hàng nhà dừa rất phong phú và đa dạng.Kể đến như dừa xiêm: là loại có quả nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống. Dừa bị thì trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp lại có trái vàng xanh mơn mởn. Hay dừa sáp là loại có cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp,… Mỗi loại dừa sẽ có cách sử dụng khác nhau tuỳ theo nhu cầu người dùng.
Dừa có nhiều công dụng. Người ta lấy thân dừa làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa tươi mát lại vừa duyên dáng và độc đáo. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường là một trong những mặt hàng thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn dân giã mà lạ miệng. Có thể làm gỏi, xào… rất thích hợp với người ăn chay. Trên thân dừa có những con đuông dừa sinh sống. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng. Và nó trở thành đặc sản kì lạ của nhiều nước có trồng dừa.
Tuy nhiên kết tinh đẹp nhất của cây dừa với tất cả những gì tinh tuý lại là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, tốt cho hệ tiêu hoá, có thể dùng trong băng bó vết thương.Ngoài ra nước dừa dùng để chế biến món ăn kho cá, kho thịt, thắng nước màu, thổi xôi. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặclàm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây.Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Ngoài ra cây dừa còn có tác dụng to lớn với nghệ thuật văn chương khi hình ảnh cây dừa trở thành hình ảnh quen thuộc có giá trị với những thi sĩ.
“ Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ? ”
(Dừa ơi)
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ? ”
(Dừa ơi)
hay :
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
(Dáng đứng Bến Tre)
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
(Dáng đứng Bến Tre)
Trải dài khắp dải đất miền Trung của Việt Nam, những hàng dừa xanh vẫn đứng rì rào trong gió. Cây dừa không chỉ quen thuộc với cuộc sống con người Việt Nam mà còn trở thành một phần kinh tế của những con người nơi đây.
Hình ảnh 1 cây dừa có tuổi nên chiều cao rất lớn thật khó nếu bạn không biết leo cây dừa
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA 2
Dừa là loại cây dễ trồng ở nước ta. Dừa được trồng rải rác khắp các làng quê Nam Bộ, nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre, Bình Định. Vì thế, một cách tự nhiên, cây dừa trở thành người bạn quen thuộc của con người Việt Nam.
Dừa là một loài cây trong họ Cau . Nguồn gốc của loài thực vật này cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn khi các nhà khoa học chưa xác định đúng chính xác. Trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó cónguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand cho chúng ta nhận thấy rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Có nhiều hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường phù hơp với khả năng sống trên cát ven biển nhiệt đới. Nó rất khó trồng và chỉ phát triển trong các khu vực khô cằn.
Về cấu tạo, dừa gồm có thân, lá, hoa, quả, buồng dừa và quả dừa. Thân dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân. Lá dừa dài, xanh và có nhiều tàu. Hoa dừa có màu trắng và nhỏ. Khi hoa rụng, quả dùa sẽ phát triển. Quả dừa bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cơm và nước. Buồng dừa ở trên cao chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có 15 quả, có những cây được mùa sẽ có những buồng lên tới hơn 20 quả.
Dừa có họ hàng vô cùng đa dạng và phong phú. Ở Việt Nam chúng ta, đếm qua cũng thấy có hơn chục loại. dừa xiêm, dừa sáp, dừa dứa, dừa bị,… rồi còn có những loại dừa kể đến theo tên của vùng miền như dừa Bến Tre, dừa Bình Định,…
Cây dừa có rất công dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng. Hoa dừa: ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa: dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng. Trái dừa đối với con người có lợi ích rất lớn. Nước dừa không chỉ để giải khát mà còn rất tốt cho hệ tiêu hoá, trong băng bó vết thương cũng có ích lợi cao. Hơn thế nước dừa chế biến được nhiều món ăn như thịt kho nước dừa, xôi dừa,… Hay món thạch dừa từ nước dừa ăn vào vừa mát vừa ngọt.
Không chỉ vậy, cây dừa từ lâu đã đi vào thế giới đời sống của con người Việt Nam khi trở thành nguồn hứng sáng tác nghệ thuật. Có những bài thơ dạt dào tình cảm:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”
(Dừa ơi – Lê Anh Xuân)
hay có những câu hát thiết tha:
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”
(Dừa ơi – Lê Anh Xuân)
hay có những câu hát thiết tha:
“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
Những câu thơ câu hát như nói hộ chúng ta tình cảm chân thành đối với cây dừa. Cây dừa mãi mãi sẽ trở thành người bạn gắn bó với cuộc sống chúng ta.
Có nhiều loại dừa khác nhau nhưng ngon và đắt nhất là dừa sáp
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA LỚP 9 3
Nghe tiếng gió rì rào cùng sóng biển, nghe tiếng xào xạc bên bờ. Kìa những cây dừa xếp hàng dài trên bãi cát trắng. Một loài cây đã quá quen thuộc và trở thành hình ảnh gần gũi xuất hiện trong những bức tranh miền biển
Dừa là một loại cây đã xuất hiện từ lâu, nguồn gốc cây dừa ở khu vực Đông Nam Châu Á nhưng có người nói nó xuất hiện ở New Zealand từ 15 triệu năm trước. Dừa là cây có thân cao khỏe màu xanh sậm hoặc ngả nâu thẫm , ước chừng chiều cao của thân cây là 20 mét đến 25 mét, thân dừa có những nốt vằn đặc trưng, đường kính của cây khoảng 45cm đến 50 cm. Lá cây dừa dài, to có màu xanh tươi và có nhiều tàu xòa ra, khi già lá dừa sẽ ngả vàng và có màu nâu. Hoa dừa nhỏ xíu màu trắng muốt mọc từng chùm, từng chùm nổi bật. Quả dừa mọc ra từ hoa, quả hình tròn , có màu xanh vỏ cứng và dày, bên trong có cùi dừa trắng thơm ngẩy và nước dừa màu trắng đục. Nước dừa thường được lấy uống để giải khát trong mùa hè. Thường những quả dừa không đơn độc, chúng mọc thành buồng, một buồng có từ 10 đến 15 quả.
Những cây dừa thường sinh sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, phát triển ở những vùng đất khô cắn, có đất pha cát. Trái nước với nơi sinh sống thiếu nước thì dừa có một sức sống mãnh liệt và chống chịu cao. Ví thế chúng hay được trồng ở các nơi ven biển vừa đẹp, vừa chống lại được bão gió. Dừa được phân bố ở khu vực Châu á và Thái Bình Dương trên thế giới và được trồng từ Quảng Ngãi dải dác khắp nơi đến tận Mũi Cà Mau, đặc biệt được trồng nhiều ở Bình Định và Bến Tre trên mảnh đất Việt Nam.
Dừa cũng như bao cây khác, chúng được phân ra nhiều loại: dừa xiêm,dừa bị, dừa lửa, dừa sáp, dừa nếp, dừa dâu,.. Tất cả loại dừa đều có công dụng khác nhau như những quả dừa xiêm dù trái nhỏ nhưng nước rất ngọt thường được bổ ra và uống. Dừa bị trái to , cùi dày thường được dùng đẻ chế biến thực phẩm,.. Ngoài ra những dừa còn được dùng trong nhiều việc như kho cá, kho thịt, .. Cùi dừa được nạo ra làm kẹo hay mứt, hoặc xay nhuyễn, thái sợi để nấu xôi. Dầu dừa được dùng làm dầu ăn hoặc để làm đẹp cho các chị em phụ nữ, xơ dừa được dùng để làm dây thừng, còn những than dừa cao to thường dùng để dựng cột nhà hoặc làm chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh rạch…
Như vậy cây dừa được trồng không chỉ làm đẹp cho cuộc sống con người mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế. Loài cây xanh tươi ấy gắn bó với người dân như một người bạn thân thiết từ bao đời.
Bài văn thuyết minh về cây dừa khá phổ biến trong chương trình ngữ văn lớp 8 và lớp 9 đặc biệt những bạn học sinh ở các vùng trồng nhiều dừa. Quả dừa cũng có giá trị kinh tế khá cao, bạn nên tìm hiểu qua sách báo hoặc kể cả những kiến thức thực tế từ bố mẹ, ông bà để biết nhiều thông tin hưu ích về cây dừa trước khi làm bài văn thuyết minh. Hy vọng qua dàn ý hướng dẫn và 3 bài văn mẫu tham khảo trên sẽ giúp ích được các bạn và làm bài được điểm cao nhé