Thuyết minh về cây vải ở quê em lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh cây trồng

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài làm văn mẫu thuyết minh về cây vải lớp 9 hay nhất vải thiều thanh hà hải dương, vải thiều lục ngạn bắc giang

Mùa hè là mùa hương sắc ngào ngạt, hương vị đậm đà. Nếu xuân đến muôn hoa khoe sắc thắm, tất cả vạn vật lung linh như được gội rửa một nguồn nhựa sống căng tràn, thu sang mang thơ hương dịu dàng, thanh khiết và e ấp của nắng và gió, của những mùi hương cúc êm dịu, yên ả và đông về mang theo cái rét lạnh cắt thịt để người ta vì ấm mà cần tình thì hè đến mang theo cái nắng vàng rực rỡ tỏa rạng không gian yên bình của đất trời, mang đến cho không gian một sức sống mới, không tươi trẻ, tinh khôi, không dịu dàng, đằm thắm, không cuồng nhiệt mà mãnh liệt, chói chang. Đặc biệt trong những hương vị của mùa hè thì hương nhãn thơm ngào và vị ngọt thanh thanh, tươi ngọt đậm đà của quả vải chín là điều không thể thiếu được. Có lẽ với mỗi chúng ta thì cây vải đã trở thành một thứ hương thơm nồng hậu và hào phóng đón hè về phải không nào, chính hương vải là một trong những hương vị đặc trưng làm nên mùi hương đặc biệt, quyến rũ theo cách riêng của mùa hè. Hẳn ai trong số chúng ta cũng đều từng ít nhiều được thưởng thức hương vị của quả vải chín mọng đúng không nào. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn thuyết minh về cây vải nhé. Với đề bài này các bạn cần thuyết minh về đặc điểm sinh trưởng và phát triển cũng như lợi ích của cây vải. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

vai-thieu.jpg

Những trái vải thiều cùi dầy màu đỏ hồng tuyệt đẹp​




LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY VẢI
1. MỞ BÀI: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh(cây vải).
2. THÂN BÀI:
Nguồn gốc:

  • Là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bồ hòn
  • Có nguồn gốc miền Nam Trung Quốc.

Đặc điểm:

  • Cây cao khoảng 5-10 m.
  • Lá có hình lông chim mọc so le, không có lá chét.
  • Hoa màu trắng ánh xanh lục mộc thành các chùy.
  • Quả vải khi chín đỏ rực, thơm ngào ngạt.
  • Cùi vải dày, giòn và thơm, thường có nước mọng rất dễ ăn.

Công dụng:

  • Vải dùng để ăn tráng miệng.
  • Làm chè, kẹo vải hay bánh có hương vải.
  • Vải khô dùng để xuất khẩu trong và ngoài nước.

Cách chăm sóc:
Cần cung cấp đủ nước, nhiệt độ, ánh sáng và lượng phân đạm cần thiết.

3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò cây vải.

thuyet-minh-ve-cay-vai.jpg

Vải thiều là đặc sản của vùng Lục Ngạn Bắc Giang và Thanh Hà Hải Dương



BÀI VĂN BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY VẢI LỚP 9
Hẳn mùa hè không thể thiếu hương vị của những trái vải ngọt lịm, đậm đà làm ngọt và say trái tim hồng của mỗi người đúng không nào. Cây vải là một cây ăn quả đã rất gần gũi và thân quen với người dân Việt Nam. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé.

Vải được trồng nhiều tại miền nam Trung Quốc cũng như ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, miền nam Nhật Bản và gần đây là tại Florida và Hawai (Hoa Kỳ) cũng như các khu vực ẩm ướt thuộc miền đông Australia. Cây vải với người dân Việt ta là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng rộng dãi và rất dễ phù hợp khẩu vị của đại đa số người tiêu dùng. Cây vải thường cao khoảng 5-10 m, có thể hơn tùy thuộc vào từng loại vải, từng giống cây và cách chăm bón khác nhau mà cho ra nhưng cây có chất lượng không giống nhau. Thân cây vải màu nâu, xù xì và khá thô ráp. Lá vải giống lông chim, mọc so le với nhau, không có lá chét con. Hao vải màu trắng nhỏ li ti, mùi thơm nồng gần giống như hoa nhãn. Quả vải khi chín có màu đỏ sẫm ở vỏ, bên trong là lớp cùi dày, căng mọng đặm đà rất dễ làm mê đắm lòng người. Quả vải đã từn được Lê Quý Đôn khen ngợi: “Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được...”

Vải cần có khí hậu nóng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương giá hoặc chỉ có mùa đông rét nhẹ với nhiệt độ không xuống dưới -4 °C và với mùa hè nóng bức, nhiều mưa và độ ẩm cao. Nó phát triển tốt trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn). Có nhiều giống cây trồng, với các giống chín sớm thích hợp với khí hậu nóng hơn còn các giống chín muộn thích hợp với khí hậu mát hơn. Ở một vài nơi người ta còn trồng vải làm cây cảnh. Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, vải được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả vải tại vùng Thanh Hà (Hải Dương) thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là "vải tu hú", có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nguyên do có tên gọi như vậy có lẽ là vì gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Thời điểm vải chín rộ thường bắt đầu từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7. Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần.

Cây vải có rất nhiều công dụng. vải tươi dùng để ăn trực tiếp, có thể làm món tráng miệng, làm các loại bánh kem, kẹo ngọt hay bánh tươi hương vải mùi vị rất thơm và ngọt. Ngoài ra, ngày càng phát triển, các sản phẩm đa dạng của vải cũng được ứng dụng nhiều trong sản xuất, phong phú hơn cho người tiêu dùng như vải sấy khô, ướp lạnh, tẩm gia vị rất hấp dẫn. Tuy nhiên giống vải thiều vẫn nổi tiếng nhất ở nước ta bởi chất lượng của nó, cùi dày chín mọng và ngọt lịm.

Cây vải cũng cần có quy trình chăm sóc đạt chuẩn để cây phát triển bình thường. Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt…. Yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày. Trước khi trồng nên bón lót với phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh gây hại cho cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây vải nhất là trong mùa khô, khi trái đang l ớn và lúc quả sắp chín. Phủ cỏ, rác, phân xanh… xung quanh gốc cây để tránh cỏ dại. Mỗi năm làm cỏ khoảng 2 lần vào vụ Xuân tháng (tháng 1-2) và vụ Thu. Hàng năm bón phân khoảng 4 đợt cho cây vải. Với những đặc điểm này hi vọng rằng bạn sẽ trồng cây vải của mình thật tốt nhé.

Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi với hương vị của nó vào mùa hè trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hi vọng rằng cây vải sẽ ngày càng được phát triển ở cả thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.
 
  • Chủ đề
    bac giang cay vai hai duong lop 9 luc ngan thanh ha thuyet minh thuyet minh ve cay vai vải thiều văn mẫu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,733
    Bài viết
    467,551
    Thành viên
    339,846
    Thành viên mới nhất
    vientrehoamanwell
    Top