Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo ngữ văn lớp 9 và lớp 10
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Câu thơ của Chế Lan Viên đã khẳng định tầm ảnh hưởng to lớn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng với tài năng văn thơ bậc nhất của hai vị danh nhân văn hóa đối với nước nhà. Đặc biệt, khi nói đến Nguyễn Du, Chế Lan Viên nhắc đến “Kiều”, ở đây chính là để chỉ kiệt tác truyện thơ Nôm “Đoan trường tân thanh”(Truyện Kiều). Truyện Kiều là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học của dân tộc, từ bao đời nay, Truyện Kiều đã đi vào đời sống nhân dân một cách hết sức tự nhiên với những buổi Lẩy Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều,… Đã là người Việt thì ai cũng thuộc cho mình dăm ba câu Kiều để ngâm nga. Một số những nhân vật trong Truyện Kiều đã trở thành điển hình cho mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như: Hoạn Thư, Sở Khanh, Từ Hải,… và đều đi vào thành ngữ Việt Nam. Có thể nói “Truyện Kiều” đã trở thành một phần không thể thiếu của Việt Nam ta. Trong chương trình ngữ văn 9, ta sẽ bắt gặp đề thuyết minh về Truyện Kiều, dưới đây là dàn ý và bài làm của đề bài này. Để làm đề thuyết minh về Truyện Kiều, ta sẽ giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tóm tắt Truyện Kiều, nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ TRUYỆN KIỀU
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về Truyện Kiều và vị trí của nó trong đời sống tinh thần của dân tộc.
2. TH N BÀI
Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
Tóm tắt Truyện Kiều(chỉ ra từng phần, từng đoạn)
Giá trị nội dung của Truyện Kiều(giá trị hiên thực và giá trị nhân đạo)
Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
Vị trí của Truyện Kiều(đối với nước nhà, đối với thế giới)
3. KẾT BÀI
Ca ngợi đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều
Khẳng định vai trò to lớn của Truyện Kiều trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRUYỆN KIỀU
Gần hai trăm năm nay Truyện Kiều đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nước ta, trở thành một tài sản vô giá, một viên ngọc “càng mài càng sáng” trong kho tàng văn học Việt Nam.
Nguyễn Du là danh nhân văn hóa lớn, một nhà nhân đạo lí tưởng, một đại thi hào tài ba của dân tộc. Suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm xuất sắc- một tài sản đồ sộ mà vô giá: đồ sộ về số lượng và vô giá về tầm tư tưởng cao cả vĩ đại vượt thời đại của đại thi hào. Trong đó, “Đoạn trường tân thanh” mà chúng ta vẫn hay gọi là “Truyện Kiều” là kiệt tác vĩ đại nhất và ông để lại cho nhân loại.
Truyện Kiều được viết theo thể loại truyện thơ gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm. Truyện được Nguyễn Du dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và là sản phẩm của sự tiếp thu có sáng tạo đồng thời phù hợp với văn hóa dân tộc.
Truyện kể về nàng Thúy Kiều, là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Truyện chia làm ba phần. Phần một: Gặp gỡ và đính ước: Trong ngày hội Đạp Thanh, Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ, tại đây, nàng gặp được nấm mồ của Đạm Tiên. Cũng tại nơi đây, khi hoàng hôn buông xuống, nàng và chàng thư sinh nho nhã Kim Trọng đã hội ngộ và mang lòng cảm mến đối phương để rồi sau đó, hai bên đã cùng nhau đính ước.
Phần hai: Gia biến và lưu lạc. Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải dứt lòng trao duyên cho Thúy Vân rồi bán mình chuộc cha. Nhưng nàng lại bị lần lượt bọn buôn người Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, khiến nàng rơi vào chốn lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh làm lẽ cho hắn. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen tức, bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Thật không may, sư Giác Duyên giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu là Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều rơi vào chốn phong trần lần nữa. Ở đây, nàng gặp người anh hung đội trời đạp đất Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, trên đường đi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Phàn ba: Đoàn tụ. Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin gia đình Kiều gặp nạn, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều quyết định: “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, một xã hội đồng tiền tha hóa mà con người bị vùi dập không thương tiếc. Ở đó, xuất hiện nhiều vô kể những quan ham ô lại, nhà chứa nhơ nhớp, con buôn giáo dở,… Từ xã hội như thế, con người nhất là người phụ nữ bị đối xử bất công, bị chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn không để mất đi một tâm hồn lương thiện tốt đẹp. Truyện đã cất tiếng nói cảm thông thương xót cho số phận con người đồng thời là sự khẳng định, đề cao tài năng, khát vọng sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng về một tình yêu hạnh phúc,…
Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát mà Nguyễn Du sử dụng đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống nhưng lại không mất đi được yếu tố bác học, thẩm mĩ của ngôn từ đã tạo cho Truyện Kiều một tầm cao khó sánh. Là một thể loại truyện thơ, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.
Mấy trăm nay trôi qua, Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị không chỉ bởi sự hoàn hảo của nguyên bản tác phẩm mà còn bởi tấm lòng nhân của Nguyễn Du sẽ tạo sức sống muôn đời cho tác phẩm.
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Câu thơ của Chế Lan Viên đã khẳng định tầm ảnh hưởng to lớn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng với tài năng văn thơ bậc nhất của hai vị danh nhân văn hóa đối với nước nhà. Đặc biệt, khi nói đến Nguyễn Du, Chế Lan Viên nhắc đến “Kiều”, ở đây chính là để chỉ kiệt tác truyện thơ Nôm “Đoan trường tân thanh”(Truyện Kiều). Truyện Kiều là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học của dân tộc, từ bao đời nay, Truyện Kiều đã đi vào đời sống nhân dân một cách hết sức tự nhiên với những buổi Lẩy Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều,… Đã là người Việt thì ai cũng thuộc cho mình dăm ba câu Kiều để ngâm nga. Một số những nhân vật trong Truyện Kiều đã trở thành điển hình cho mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như: Hoạn Thư, Sở Khanh, Từ Hải,… và đều đi vào thành ngữ Việt Nam. Có thể nói “Truyện Kiều” đã trở thành một phần không thể thiếu của Việt Nam ta. Trong chương trình ngữ văn 9, ta sẽ bắt gặp đề thuyết minh về Truyện Kiều, dưới đây là dàn ý và bài làm của đề bài này. Để làm đề thuyết minh về Truyện Kiều, ta sẽ giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tóm tắt Truyện Kiều, nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ TRUYỆN KIỀU
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về Truyện Kiều và vị trí của nó trong đời sống tinh thần của dân tộc.
2. TH N BÀI
Giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
Tóm tắt Truyện Kiều(chỉ ra từng phần, từng đoạn)
Giá trị nội dung của Truyện Kiều(giá trị hiên thực và giá trị nhân đạo)
Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều
Vị trí của Truyện Kiều(đối với nước nhà, đối với thế giới)
3. KẾT BÀI
Ca ngợi đại thi hào Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều
Khẳng định vai trò to lớn của Truyện Kiều trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc.
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TRUYỆN KIỀU
Gần hai trăm năm nay Truyện Kiều đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nước ta, trở thành một tài sản vô giá, một viên ngọc “càng mài càng sáng” trong kho tàng văn học Việt Nam.
Nguyễn Du là danh nhân văn hóa lớn, một nhà nhân đạo lí tưởng, một đại thi hào tài ba của dân tộc. Suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm xuất sắc- một tài sản đồ sộ mà vô giá: đồ sộ về số lượng và vô giá về tầm tư tưởng cao cả vĩ đại vượt thời đại của đại thi hào. Trong đó, “Đoạn trường tân thanh” mà chúng ta vẫn hay gọi là “Truyện Kiều” là kiệt tác vĩ đại nhất và ông để lại cho nhân loại.
Truyện Kiều được viết theo thể loại truyện thơ gồm 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm. Truyện được Nguyễn Du dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và là sản phẩm của sự tiếp thu có sáng tạo đồng thời phù hợp với văn hóa dân tộc.
Truyện kể về nàng Thúy Kiều, là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Truyện chia làm ba phần. Phần một: Gặp gỡ và đính ước: Trong ngày hội Đạp Thanh, Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ, tại đây, nàng gặp được nấm mồ của Đạm Tiên. Cũng tại nơi đây, khi hoàng hôn buông xuống, nàng và chàng thư sinh nho nhã Kim Trọng đã hội ngộ và mang lòng cảm mến đối phương để rồi sau đó, hai bên đã cùng nhau đính ước.
Phần hai: Gia biến và lưu lạc. Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải dứt lòng trao duyên cho Thúy Vân rồi bán mình chuộc cha. Nhưng nàng lại bị lần lượt bọn buôn người Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, khiến nàng rơi vào chốn lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh làm lẽ cho hắn. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen tức, bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Thật không may, sư Giác Duyên giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu là Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều rơi vào chốn phong trần lần nữa. Ở đây, nàng gặp người anh hung đội trời đạp đất Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, trên đường đi Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Phàn ba: Đoàn tụ. Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin gia đình Kiều gặp nạn, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều quyết định: “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, một xã hội đồng tiền tha hóa mà con người bị vùi dập không thương tiếc. Ở đó, xuất hiện nhiều vô kể những quan ham ô lại, nhà chứa nhơ nhớp, con buôn giáo dở,… Từ xã hội như thế, con người nhất là người phụ nữ bị đối xử bất công, bị chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn không để mất đi một tâm hồn lương thiện tốt đẹp. Truyện đã cất tiếng nói cảm thông thương xót cho số phận con người đồng thời là sự khẳng định, đề cao tài năng, khát vọng sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng về một tình yêu hạnh phúc,…
Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát mà Nguyễn Du sử dụng đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống nhưng lại không mất đi được yếu tố bác học, thẩm mĩ của ngôn từ đã tạo cho Truyện Kiều một tầm cao khó sánh. Là một thể loại truyện thơ, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Từ khi được sinh thành, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng, có hàng ngàn những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nó và hàng ngàn những cuộc bút chiến xảy ra quanh nó. Tác phẩm đã đưa nền văn học dân tộc ra thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên diễn đàn quốc tế.
Mấy trăm nay trôi qua, Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị không chỉ bởi sự hoàn hảo của nguyên bản tác phẩm mà còn bởi tấm lòng nhân của Nguyễn Du sẽ tạo sức sống muôn đời cho tác phẩm.
- Chủ đề
- nguyen du thuyet minh truyen kieu van lop 9