Tóm tắt truyện bánh chưng bánh giầy ngắn gọn hay

Từ khi còn tấm bé, chúng ta đã được nghe các bà các mẹ kể chuyện. Đó có thể là chuyện về cô Tấm dịu hiền, về thằng Lí thông độc ác, về lòng tốt bụng của ông bụt bà tiên… Ngoài truyện cổ tích, chúng ta còn được nghe những câu chuyện truyền thuyết vừa mang tính lịch sử vừa hoang đường kì ảo như Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Gióng…. “Bánh chưng, bánh giầy” là một trong những truyền thuyết quá quen thuộc với bất kì người dân Việt Nam nào. Đó là hai món bánh hết sức dân dã, gần gũi mà chúng ta có thể thưởng thức hàng ngày. Bánh giầy trắng trẻo với nhân đỗ vàng thơm hay bánh chưng vuông vắn được chế biến hết sức công phu và tỉ mỉ. Nhưng đã bao giờ bạn hỏi về nguồn gốc xuất xứ hay ý nghĩa của từng loại bánh chưa? Đó không chỉ là chuyện ẩm thực mà còn là chuyện văn hóa, vốn am hiểu về truyền thống ngàn đời của dân tộc. Bởi vậy chúng tôi xin gửi tới các bạn bài văn mẫu “Tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy” để các bạn nắm được nội dung chính của câu chuyện.

banh-chung-banh-giay.jpg

Bánh chưng và bánh giày là 2 loại bánh vẫn còn rất phổ biến hiện nay đặc biệt là bánh chưng vào dịp tết.

TÓM TẮT TRUYỆN “BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY”
Bấy giờ là thời kỳ trị vì của vua Hùng. Nhưng vì tuổi vua càng ngày càng già hơn, thời gian ngồi ngai vàng cũng đã đằng đẵng biết bao năm trời. Có thể thấy được sức khỏe của bản thân ngày càng suy yếu hơn trước, nhà vua muốn chọn lấy một người để nối ngôi của mình. Nhà vua có tất cả là hai mươi người con trai. Và họ đều đã khôn lớn cả rồi. Để lựa chọn người kế vị xứng đáng nhất, nhà vua liền ra quyết định sẽ mở cuộc thi là tìm kiếm hoặc tự làm ra một món ăn để cúng tổ tiên, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi báu. Sau khi nghe xong lời vua cha nói thì đám hoàng tử lập tức đua nhau sai người đi đến khắp mọi nơi để mà tìm lấy thức ăn quý. Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người thì lên rừng đốc thúc bộ hạ săn thú, bắn chim. Kẻ thì xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Riêng Lang Liêu rất băn khoăn lo lắng không biết tìm vật gì dâng lên vua cha.Trong số các hoàng tử thì có chàng hoàng tử thứ mười tám, mồ côi mẹ từ nhỏ. Suốt một thời gian dài, chàng không biết làm gì cho cuộc thi. Một hôm, Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh. Khi vừa thức dậy, chàng bắt tay vào làm ngay. Chàng lấy gạo nếp vo kĩ, đồ xôi thật dẻo, cho vào cối giã thật mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng và trong trẻo như bầu trời. Chàng lại lấy lá dong tươi gói gạo nếp sống, ngâm đỗ xanh làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống người, giống như mặt đất. Để tiêu biểu cho loài muông thú trên mặt đất, Lang Liêu xách nỏ vào rừng săn lợn to để làm nhân thịt vào bánh.
Ngày diễn ra cuộc thi cũng đến, các hoàng tử đều chuẩn bị rất chu đáo. Vua Hùng nếm đủ các sơn hào hải vị đều không thấy hài lòng. Đến món bánh của Lang Liêu, ban đầu lúc chàng dâng cỗ lên thì tất cả mọi người đều bĩu môi, lắc đầu, khuôn mặt ai cũng bày ra vẻ chê bai rõ rệt. Tuy nhiên, khi mà nếm xong thì thái độ của họ hoàn toàn thay đổi, không có bất cứ người nào lại không gật đầu mà tán thưởng cả. Sau đó thì vua cho gọi Liêu lên điện, rồi hỏi chàng về cách thức để làm ra những chiếc bánh này. Chàng thành thật tâu lên toàn bộ, kể cả giấc mộng hôm ấy và giải thích ý nghĩa của món bánh: hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất. Kết quả, Lang Liêu là người thắng cuộc và được truyền ngôi báu.
Kể từ đó trở về sau thì hằng năm mỗi khi Tết đến là mọi người lại theo tục lệ mà làm hai thứ bánh ấy, họ gọi đó là bánh chưng và bánh giầy để dâng lên thờ cúng cho gia tiên.
-Phan-vfo.vn-
 
  • Chủ đề
    banh chung bánh chưng bánh giầy tom tat
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,693
    Bài viết
    467,486
    Thành viên
    339,837
    Thành viên mới nhất
    càmtkb
    Top