Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh hay ngắn gọn

Văn học của mỗi dân tộc tồn tại trong một quá trình mà ai đó đã từng ví quá trình đó như một cuộc chạy tiếp sức mà người đời sau năm lấy ngọn lửa của người đời trước để tiếp bước. Văn học dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc, là nền tảng, là cơ sở để hình thành nền văn học viết. Trong kho tang văn học dân gian, a không thể không nhắc đến truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn tóm tắt lại câu chuyện để hình dung, nắm rõ hơn về nội dung truyện. Khi tóm tắt, các bạn cần phải dựa trên nội dung câu chuyện, nêu các sự kiện chính, sự kiện nào xảy ra trước thì tóm tắt trước, sự kiện nào xảy ra sau thì tóm tắt sau. Chúng ta cũng cần lưu ý là khi tóm tắt thì phải dung lời văn của mình để tóm tắt lại đồng thời, không áp đặt, suy diễn câu chuyện theo ý muốn của cá nhân. Chúc các bạn thành công!

LÀM VĂN MẪU TÓM TẮT TRUYỆN “SƠN TINH, THỦY TINH”
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên Mỵ Nương. Vua cha muốn kén rể cho nàng, một người thật phù hợp và đó phải là người vừa có tài lại vừa có đức. Có biết bao người đã đến trổ tài, xin được làm rể nhưng nhà vua vẫn chưa ưng chọn. Một hôm, có hai người cùng đến một lúc, một người xưng là Sơn Tinh- thần núi Tản Viên (thánh Tản) còn người kia tên là Thủy Tinh (Thần Nước). Vua truyền cho hai người cùng trổ tài. Lời vua tryền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề chìm sâu trong nước. Thấy vậy, Sơn Tinh cũng không hề kém khi liền dời núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lai trận nước dâng lên của Thủy Tinh, cảnh vật khi đó lại trrowr về trong trạng thía bình thường. Vua Hùng thấy hai người đều có tài ca thì băn khoăn không biết lựa chọn ai. Thấy vậy, vua Hùng liền yêu cầu hai người nộp sính lễ: một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chin ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi và ai đến trước thì có thể lấy Mỵ Nương về làm vợ. Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến như đã hẹn, vua Hùng vô cùng vui mừng và cho phép chàng lập tức rước Mỵ Nương về. Thủy Tinh đến sau, biết được rằng Sơn Tinh đã đến trước thì vô cùng tức giận. Thủy Tinh nổi giận dâng nước bao vây núi, suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mù mịt, đồng ruộng, đất đai ngập trong nước. Sơn Tinh thấy thế, chàng không hề nao núng mà bình tĩnh đáp trả. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dâng núi lên cao bấy nhiêu. Quân của chàng từ trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tỉnh chết rất nhiều. Xác của rất nhiều những con vật như ba ba, thuồng luồng,… nổi đầy trên mặt nước. Cuộc chiến kéo dài nhiều ngày và vì vậy đời sống của nhân dân cũng bị nahr hưởng. Thủy Tinh đánh mãi, cuối cùng vẫn bại trận đành phải rút nước, kéo quân về. Nhưng tuy nhiên, Thủy Tinh vẫn không thể quên được câu chuyện năm xưa. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước đánh SơBÀIn Tinh. “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là một câu chuyện nổi tiếng của văn học dân gian Việt Nam, để qua đó lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt từ xa xưa.
-lee.vfo.vn-
 
  • Chủ đề
    sơn tinh thủy tinh
  • Top