Tổng hợp những điểm du lịch ở Cà Mau

Về Cà Mau đi đâu?

THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ.

1. Hồng Anh Thư Quán

1.jpg

Những hình ảnh đuợc trưng bày tại Hồng Anh Thư Quán - Ảnh: BÌNH ĐẲNG

Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng dâng cao ở khắp nơi trong cả nước, tại tầng 2 nhà số 43 đường Phạm Văn Ký, phường 2,Thành phố Cà Mau (ngày nay) đã hình thành cơ sở chi hội hoạt động cách mạng là Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội có tên là Hồng Anh Thư Quán. Nơi đây có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin trong lòng mọi tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cơ sở của Đảng Cộng sản được ra đời tại Cà Mau. Hồng Anh Thư Quán đã từng là hiệu sách của chi hội, cung cấp các loại sách, báo tiến bộ được xuất bản tại Sài Gòn, trong đó có “Tư Bản Luận” của Mác và Ăng-ghen. Năm 1992, Hồng Anh Thư Quán được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng.

Địa chỉ: số 43 Phạm Văn Ký P.2 Tp. Cà Mau

2. Quan Âm Cổ Tự

quanamcotucamau2.JPG


Quan Âm Cổ Tự tọa lạc tại số 84/4 đường Rạch Chùa phường 4 thành phố Cà Mau. Chùa do hòa thượng Tô Quang Xuân dựng và khoảng giữa thế kỷ XIX. Lúc bấy giờ, chùa là một am nhỏ để Ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Sau này Ngài về tu tại chùa Kim Chương (Gia Định) và lấy pháp hiệu là Trí Tâm. Năm 1842 vua Thiệu Trị sắc phong Hòa Thượng cho Ngài và sắc tứ cho Chùa Quan Âm.

Kiến trúc ngày nay của chùa do Hòa Thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây dựng vào năm 1936. Trong chùa ngoài “Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự” và tháp Hòa Thượng Trí Tâm còn có một số hiện vật như: tượng phật, tượng Bồ Tát, tượng La Hán, các bức hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác như những di vật Phật giáo của thời kỳ khẩn hoang. Mặc dầu không phải là một công trình kiến trúc đồ sộ nhưng đây là một nơi gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Cà Mau. Đặc biệt, trong thời kỳ chiến tranh, đây là nơi nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng và không ít các nhà sư của Quan Âm cổ tự thành liệt sỹ. Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhân là di tích lịch sử, kiến trúc vào năm 2002.

3. Chùa Bà Mã Châu

4.jpg



Chùa Bà Mã Châu nằm trên đường Lê Lợi ngay trung tâm thương mại của thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng từ năm 1882, chùa là biểu tượng văn hóa tâm linh của người Hoa nơi đây. Chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, người quê Phù Điều, Phúc Kiến, Trung Quốc. Tương truyền Bà sinh sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ X. Cả cuộc đời Bà dành để cứu giúp dân nghèo và sau khi qua đời Bà tiếp tục độ cho ngư dân vượt qua bão táp, hoạn nạn tới chốn bình yên. Nhờ tài năng, đức độ Bà được nhân dân tôn thờ là “Thần Biển” và đến đời vua Càng Long nhà Thanh đã phong cho Bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chùa có nét kiến trúc cuối đời Minh, với hình quả ấn nhìn từ chính điện. Mái chùa có những đầu đao cong vút. Bên trong lại có lối kiến trúc Thiên tình (Giếng trời). Chùa cất bằng chất liệu bền vững với các bệ đá được chở từ cảng Hạ Môn – Phúc Châu (Phúc Kiến). Các bệ đá này ngày nay vẫn bền chắc,dù đã trải qua bao thế hệ tồn tại. Hàng năm nhân dân trong vùng đến chùa Bà để tham quan, chiêm bái, tạ ơn, cầu an rất đông. Đặc biệt vào ngày vía Bà 23/3 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Bà ).

4. Chùa Hưng Quảng

1.jpg



Chùa Hưng Quảng tọa lạc ở số 26 đường Phan Ngọc Hiển, ngay trung tâm thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng từ những năm 1950 thuộc Tịnh Đô Cư Sĩ Phật hội Việt Nam và được trùng tu năm 1963. Có thể nói đây là một trung tâm khám chữa bệnh từ thiện, vì trong chùa có lập phòng thuốc nam Phước Thiện từ năm 1954 và đã hoạt động cho đến nay.

5. Chùa Monivonsa BoPharam (Chùa Khmer)

km6.jpg



Chùa Khmer tọa lạc ngay trung tâm thành phố Cà Mau. Chùa là một quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hóa của người Khmer Nam Bộ, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, các hàng cột, vách… Chùa gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am…Chính điện là nơi thờ tự chính trong chùa, nằm ở vị trí trung tâm khuôn viên trên nền cao 1.5m, Chính điện được chia làm nhiều cấp, bậc và có hành lang bao quanh. Bên trong chính điện là hai hàng cột cao và to nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tỏa ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Bên trong Chính điện là một bàn thờ Phật với một tượng Phật to lớn đặt cao hơn hết. Bên dưới là tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau, các thời kỳ hóa thân của Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc phong phú. Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều màu sắc, bằng các phù điêu bích họa. Đặc biệt là các bích họa kể lại cuộc đời của đức Phật và chuyện Riêm – kê, tức trường ca Ra-ma-za-ma do họa nhân Danh Bên ở Cà Mau khắc họa.

Sala là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer. Trong gian sala có bàn thờ Phật và các ghế, sàn là nơi các tín đồ bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên Chính điện hành lễ. Trên vách và trần sala được trang trí các họa tiết, bích họa. Chùa có khu vực hỏa thiêu với một nhà thiêu kiến trúc đơn giản, nằm xa trung tâm chùa. Tháp để cốt được xây dựng trong khuôn viên chùa, quanh chính điện. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong khuôn viên chùa có trường dạy chữ Khmer, dạy kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyên kể dân gian xưa và nay, các vốn văn hóa truyền thống. Đối với dân tộc Khmer, tính cộng đồng rất cao, ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi.

Khi vào chùa, khách thăm viếng nhớ phải bỏ mũ nón, đi chân không. Chùa là nơi thể hiện rõ nét những tập tục, cũng như những bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ.

Từ năm 1985 đến nay, Đại đức Thích Hà – Trưởng ban đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau giữ trụ trì, với sự tín nhiệm của cộng đồng Khmer và uy tín với xã hội đã giúp cho chùa nói riêng và bà con dân tộc Khmer nói chung có nhiều chuyển biến tích cực. Được sự quan tâm của chính quuyền địa phương cũng như đồng bào Phật tử trong và ngoài nước ủng hộ vật chất góp công sức xây dựng Chính điện, dự kiến khánh thành vào năm 2008. Đây sẽ là chính điện lớn nhất của tỉnh Cà Mau và là chính điện có kiến trúc độc đáo nhất của người Khmer Nam Bộ.

Hàng năm vào ngày 30/8 và 1/9 Âl diễn ra lễ Sendolta là lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer.

Địa chỉ: Đường Lý Văn Lâm, P.1, Tp Cà Mau

6. Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm

2.jpg



Những người Hoa di cư vào đất Cà Mau từ rất sớm, theo sự truyền tụng từ lâu đời người Hoa vào đất Cà Mau lập nghiệp từ hai con đường, thứ nhất là đường biển với những con tàu cập bến Hà Tiên rồi đi qua Cà Mau sinh sống, thứ hai là đường bộ từ Đồng Nai, Biên Hòa tràn xuống vùng đất miền Tây hoang sơ này. Một đặc tính của người Hoa là dù đi bất kỳ nơi đâu vẫn phát huy và phát huy có tác dụng cho cộng đồng: đó là sự kết hợp với nhau thành hội đoàn, những Hội đoàn này có thể theo họ hàng hoặc vùng miền nơi cố hương. Chính những cộng đồng có tính bền vững này mà họ đã tương trợ lẫn nhau nơi đất khách quê người, cùng nhau thăng tiến. Ngay tại chính mãnh đất Cà Mau này, những người Hoa đầu tiên cũng họp nhau thành những nhóm, cùng nhau chọn mãnh đất màu mỡ này làm quê hương thứ hai – quê hương mà họ sẽ gắn bó trọn cuộc đời còn lại của mình. Đã là quê hương thì có nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi làm chốn nương thân cho cõi tâm linh của mình để mơ về một cuộc sống tâm hồn bình ổn hơn.

Ngay từ những buổi sơ khai, những người Hoa ở phường 2 Thành phố Cà Mau bây giờ đã cùng nhau tạo dựng nên một Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm – một ngôi chùa theo đạo Phật nhưng thuộc hệ phái cư sĩ – một hệ phái tu tại gia, hệ phái lấy tu tại tâm là chính yếu bởi sự suy cho cùng, Phật chẳng đâu xa, Phật luôn trú ngụ trong mỗi tâm hồn của chúng ta (theo kinh Phật).

Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm còn là nơi sinh hoạt cộng đồng của những người Hoa quanh vùng. Qua bao nhiêu biến cố, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm đã được tái tạo một cách nghiêm trang như ngày nay. Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm ngoài việc thờ phượng chính là Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát – theo truyền thuyết của đạo Phật, một vị Bồ Tát luôn xuất hiện giúp đỡ con người trong những cơn nguy khốn của cuộc đời, thì Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm còn thờ những tổ tiên người Hoa xưa kia..

Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm tọa lạc ngay bến Bạch Đằng phường 2 Thành phố Cà Mau.

7. Thánh Thất Cao Đài

Ở Cà Mau đạo Cao đài được hoạt động khá sớm. Những tín hữu của đạo đã cùng nhau xây dựng một Thánh thất bề thế tại phường 5 vào năm 1960. Thánh thất được phân ra làm 3 khu vực chính: phía ngoài là Hiệp Thiên đài là nơi giữ luật đạo, nơi này được thông thiên với đức chí tôn. Ngay giữa Thánh Thất được gọi là Cữu Trùng đài – đây là cơ quan hành đạo. Phía trong là Bát Quái đài, nơi thờ phương những linh hồn…

Thánh Thất Cao đài nơi nào cũng có một tháp chuông và một tháp trống bát nhã làm tôn vinh vẻ đẹp uy nghi cho Thánh thất.

Đạo cao đài thờ Thiên Nhãn và xem đây là con mắt của đấng tối cao nhìn xuyên suốt mọi sự hiện hữu và vô hình của vũ trụ. “Thiên Nhãn” được dùng làm biển hiệu cho đạo. Đặc biệt Đạo cao đài thờ cả Phật, Chúa, Khổng tử, Lão tử, Trang tử, Tiên, Thánh…

Cũng như với những đạo khác, đạo hữu cao đài cũng có một nơi để gửi gắm cõi tâm linh cho riêng mình.

Địa chỉ : Phan Ngọc Hiển, phường 5, Tp Cà Mau

8. Đình Tân Hưng

3.jpg

Đình Tân Hưng thuộc ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cách trung tâm Tp. Cà Mau 4km về phía nam, trên tuyến kênh rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.

Đình được bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích năm 1992. Đình được xây dựng năm 1907, trải qua thời gian chiến tranh, đình bị hư hỏng toàn bộ. Trên nền đó, người dân địa phương cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn gồm một gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc hai rồng chầu. Phía trước đình có bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hình hai bông sen. Hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ.

Đình Tân Hưng là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930). Đây còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Ngày nay, để ghi dấu di tích cách mạng này Ngành Văn hóa đã cho đắp một bức phù điêu và xây dựng một nhà Lưu niệm mặt trận Tân Hưng để nhân dân khắp nơi về đây thưởng lãm và nhớ về một truyền thống hào hùng của cha anh.

9. Chùa Cao Dân

6.jpg



Chùa Cao Dân nằm bên bờ sông Bạch Ngưu xã Tân Lộc huyện Thới Bình,
chùa Cao Dân là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có truyền thống cách mạng lâu đời – là nơi nuôi dấu cán bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến và cũng là điểm sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh, người Khmer quanh vùng. Tại đây có rất nhiều vị sư và achar đã trưởng thành trong cách mạng, nhiều người trở thành cán bộ chủ chốt của Đảng, tiêu biểu là cố Đại Đức Hữu Nhem người trùng tu chùa Cao Dân.

Chùa Cao Dân là nơi gắn liền với cuộc đời tu học và hoạt động của Đại Đức Hữu Nhem. Tại ngôi chùa này trong thời gian trụ trì Đại đức Hữu Nhem đã góp phần to lớn trong việc kiến thiết xây dựng chùa cũng như xây dựng cơ sở bí mật và vận động cách mạng trong đồng bào người dân tộc, cùng với việc thực hiện nhiều chính sách binh vận của Đảng… Tự hào về nhà sư, liệt sĩ Hữu Nhem, Tỉnh Ủy,Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau quyết định xây dựng tháp cố Đại đức Hữu Nhem tại chùa Cao Dân.

Chùa Cao Dân được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào ngày 11 tháng 10 năm 2007.

...........
 
  • Chủ đề
    bí mật cà mau cách hòa bình lớp miền tây nhất nổi tiếng quê hương thế giới tổng hợp tốt trái đất trụ việt nam đẹp
  • Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Ðề: Tổng hợp những điểm du lịch ở Cà Mau

    10. Khu mộ và nguyên mẫu cuộc đời Bác Ba Phi

    Phần mộ Bác Ba Phi nằm giữa hai ngôi mộ của Bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải nằm ở một góc rừng U Minh hạ.

    Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi (1884 – 1964) tại rừng U Minh hạ. Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc được nhiều người yêu thích.

    Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, do gia đình quá nghèo nên từ nhỏ phải đi cày thuê để nuôi 8 người em nhỏ. Khi 15 tuổi mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong nhà. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm ông thường tham gia tụ họp đờn ca. Ông được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái. Đặc biệt là những câu chuyển kể và cách kể chuyện lôi cuốn người nghe của ông.

    Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế - một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sau ba năm thì ông cưới được vợ. Cũng do điều này mà Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh.

    Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của bác Ba Phi – tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ "Tệ như vợ (thằng) Đậu" được dùng để chỉ những người vụng về.

    Về sau bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.

    Bác Ba Phi qua đời ngày 3 tháng 11 năm 1964 tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách.

    11. Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể

    Ngày 11/6/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định công nhận Khu di tích căn cứ Tỉnh uỷ Lung Lá Nhà thể xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Khu di tích căn cứ Tỉnh uỷ Lung Lá Nhà thể thuộc ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước là một nhánh sông nhỏ hẹp, còn gọi là Lung Lá Dừa, bắt nguồn từ ngã ba Nhà Thể, ngọn Lung chạy dài, nối liền với ngọn sông Rạch Mũi, chiều dài khoảng 3,5km.

    Nơi đây trước kia là một khu rừng cây gỗ tạp và lá dừa, phía sau là đồng ruộng bao quanh, lúc bấy giờ không có dân cư mà chỉ có 02 ngôi nhà của đồng chí Trần Văn Thời và Trần Văn Nghĩa.

    Từ những năm 1938 đến 1940, Lung Lá Nhà Thể là căn cứ của Tỉnh uỷ, Quận uỷ, chi bộ Tân Hưng, là cơ quan thường trực của Tỉnh uỷ lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong những năm tháng khó khăn gian khổ, đồng bào đã hết lòng đùm bọc, chở che cho cán bộ đảng viên hoạt động. Chính nơi đây, đồng chí Trần Văn Thời đã dùng căn nhà và khu vườn của mình để làm nơi hội họp quan trọng, kết nạp nhiều đảng viên ở các chi bộ, có nhiều đồng chí ở Xứ uỷ Nam Kỳ, liên Tỉnh uỷ Hậu Giang đến dự và chỉ đạo các phong trào đấu tranh cách mạng. Trong suốt thời gian Đảng hoạt động bí mật trước nanh vuốt kẻ thù, đế quốc hòng dập tắt phong trào còn non trẻ của tỉnh nhà, nhưng khu căn cứ Tỉnh uỷ Lung Lá Nhà thể vẫn bảo đảm an toàn bí mật, bảo vệ được cơ quan đầu não của Đảng bộ tỉnh, các đồng chí Xứ uỷ Nam Kỳ, liên Tỉnh uỷ Hậu Giang và các chi bộ, Đảng viên đến liên hệ làm việc, ăn nghỉ tại đây.

    Tại khu Lung Lá Nhà Thể này, đồng chí Trần Văn Thời đã triệu tập Hội nghị bất thường Tỉnh uỷ mở rộng để nghiên cứu Nghị quyết của Xứ uỷ, đánh giá chính xác tình hình của ta và địch để lên kế hoạch tiến hành khởi nghĩa. Hội nghị nhất trí chọn Hòn Khoai làm điểm mở đầu cho cuộc khởi nghĩa và ngày 13/12/1940 đã trở thành ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau

    Ngày nay, Khu căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể được đưa vào chương trình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử của các công ty du lịch.

    12. Biệt Khu Hải Yến - Bình Hưng

    Đây là một khu chứng tích tội ác chiến tranh chống Mỹ do Nguyễn Lạc Hóa (người gốc Trung Quốc) đứng đầu dưới sự bảo trợ của chính quyền Ngô Đình Nhiệm và Mỹ. Biệt Khu Hải Yến – Bình Hưng được xây dựng từ cuối năm 1959 và đầu 1960, tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 30ha bên bờ sông Cái Đôi Giữa thuộc ấp Thanh Đạm xã Phú Tân huyện Phú Tân. Đây là một biệt khu kiên cố dùng để giam giữ, tra tấn và thủ tiêu những chiến sĩ cách mạng và thảm sát những người dân nghèo vô tội với khẩu hiệu “thà giết lầm chứ không thả lầm”, có thể nói nơi đây là “địa ngục trần gian” thời bấy giờ. Theo biến đổi của thời cuộc, Biệt Khu Hải Yến - Bình Hưng tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn còn một số chứng tích còn lưu lại như: cây cầu vĩnh biệt (nơi dẫn các tù nhân từ nhà giam qua cây cầu này đến hố chôn người), các hố chôn người tập thể… Đây là một nhân chứng sống của một thời đấu tranh giành độc lập và hòa bình của người dân cà Mau.

    DU LỊCH SINH THÁI

    13. Vườn chim công viên văn hóa Cà Mau

    Camau03.jpg

    Công viên này nằm đường Lý Văn Lâm, cách trung tâm thành phố Cà Mau 2km về phía Tây có tổng diện tích 18.2ha với nhiều hạng mục: tượng đài, vườn hoa và cây thế cắt tỉa công phu, có cụm kiến trúc mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác Hồ: ao cá, nhà sàn… cùng kích thước và kiểu dáng với nguyên mẫu ở Hà Nội. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là diện tích 3 ha của vườn chim tự nhiên trong lòng công viên. Trong công viên này còn có các sinh vật đặc trưng của rừng ngập mặn như cá sấu, khỉ, trăn, rắn, kỳ đà, ba ba, và nhiều loài chim như cò hương, cò tôm, cò ngà lớn, cò ngà nhỏ, cò trắng, cò nâu, cò lửa, cò bợ, vạc, cồng cộc, chàng kè, cúm núm, điên điển, quắm đen, quắm trắng… Do môi trường trong lành và thân thiện, bầy chim trời dần tụ họp về đây sống tự nhiên đông đến hàng chục ngàn con, cao điểm lên đến 15.000 con. Công viên văn hóa Cà Mau đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của tỉnh.

    14. Chợ nổi Cà Mau

    chonoicamau1.jpg

    Chợ nổi Cà Mau được hình thành trên đoạn cuối của con sông Gành Hào, nằm giữa lòng thành phố Cà Mau. Đây là con sông chính của thành phố Cà Mau, tại khu bến tàu B cách cầu Gành Hào 100m, thuộc phường 8. Chợ nổi có hàng trăm chiếc ghe to nhỏ đầy hàng hóa tấp nập mua bán. Chợ hình thành từ bao giờ không biết nữa nhưng mang đậm đặc trưng vùng sông nước. Cùng với chợ nổi ở các địa phương khác trong toàn khu vực châu thổ Sông Cửu Long, chợ nổi Cà Mau là một biểu hiện của một nét văn hóa, một kiểu quần cư, một phong cách sống đặc sắc có một không hai trên thế giới của người dân Việt nơi đây. Trước kia chợ nổi nơi đây cũng như bao chợ nổi khác trong vùng buôn bán đủ các loại hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm,… Nhưng nay, chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hóa nông sản tươi, những rau trái miệt vườn. Các vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng miền sông nước luôn hấp dẫn du khách từ mọi miền đất nước và cả du khách quốc tế đến từ những vùng xa xôi trên trái đất.

    15. Vườn quốc gia U Minh hạ

    minh3.jpg

    Vườn quốc gia U Minh hạ là một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau. Được thành lập theo quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật đặc hữu ở đây là các loài: tràm, sú, vẹt, đước, mắm…Động vật đặc trưng là rùa, rắn, trăn, thòi lòi, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng.

    Vườn quốc gia U Minh hạ có tổng diện tích 8.286 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời.

    Vườn quốc gia U Minh hạ có ba phân khu chính:

    - Khu bảo tồn sinh thái trên đất than bùn 2.570ha
    - Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước 4.961ha.
    - Phân khu dịch vụ hành chính 775ha

    Ngoài ra, vườn quốc gia U Minh hạ còn có hơn 25.000ha vùng đệm thuộc các lâm ngư trường 1, 3, lâm ngư trường Trần Văn Thời, Trại giam K1 Cái Tàu và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải. (Khi chưa tách tỉnh)

    Vườn quốc gia U Minh hạ có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.

    16. Vườn dâu Cái Tàu

    images371525_dulich3s.jpg

    Huyện U Minh nằm cách thành phố Cà Mau hơn 50 km, ở đây không những nổi tiếng về vùng đất có khu rừng Tràm lớn nhất nước, với nhiều hệ sinh thái động thực vật quý hiếm mà còn có nhiều địa danh khác rất hấp dẫn du khách đến tham quan, đó là vườn dâu Cái Tàu ở xã Nguyễn Phích nổi tiếng gần một thế kỷ qua.

    Nếu du khách chọn phương tiện bằng xe gắn máy theo hướng tỉnh lộ Cà Mau - U Minh đến xã Khánh An, chạy theo con đường nhựa dọc theo sông Cái Tàu, chỉ cần một giờ, du khách đến với Nguyễn Phích - xứ sở của những vườn dâu bạt ngàn. Đến đây, điều mà các bạn không thể không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức mộc mạc của những xóm làng rợp bóng mát của những tán lá dâu và rất nhiều loại cây ăn quả khác, tha hồ cho các bạn thưởng thức những loại cây trái của miền quê. Hầu hết những vườn cây trái ở đây, vườn nhà nào cũng trồng vài chục gốc dâu là loại trái cây đặc sản dùng để đãi khách.

    Nếu du khách cho rằng đây là nơi đẹp nhất, thanh bình và yên tĩnh nhất thì mọi thứ ở đây sẽ hấp dẫn vô cùng. Để thưởng thức hết vẻ đẹp của những vườn dâu ở Nguyễn Phích, bạn nên dùng phương tiện bằng xuồng ba lá để du ngoạn vào những con rạch nhỏ...Nơi mà con nước Cái Tàu đỏ thắm chở nặng phù sa vun đắp cho những vườn dâu tươi tốt. Bạn sẽ hết sức thú vị trước những cây dâu đã gắn bó gần cả trăm năm với Cái Tàu và nó trở thành một thứ trái cây không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Có rất nhiều bài thơ, bài ca đã được các nhà thơ và nghệ sĩ viết về hình ảnh đẹp và thơ mộng của vườn dâu Cái Tàu. Đây là một niềm tự hào về nét văn hóa đặc sắc của vùng đất U Minh.
    Về với U Minh để tham quan vườn cây ăn trái, nhất là thưởng thức hương vị ngọt ngào của quả dâu chín mọng, sẽ làm cho tâm hồn du khách mát rượi và sảng khoái. Và ở Cà Mau, chỉ riêng U Minh mới có được những cảm giác đó.

    17. Đầm Thị Tường

    P5-345-2.jpg

    Không biết Đầm Thị Tường có từ bao giờ, chỉ biết rằng nơi vùng biển cuối trời Nam đất Việt có một cái đầm nuôi tôm cá rộng lớn và đây cũng là một trong những địa danh đẹp của Cà Mau. Gắn liền với tên đầm là truyền thuyết kỳ lạ: xưa kia, Bà Tường là một trong những người đầu tiên đi mở đất ở Cà Mau, đã kiên cường dũng cảm ngày đêm đứng ra xua đuổi bầy chim do chúa hổ sai lấy đá lấp biển, vì giận vua thủy tề đã từ chối sính lễ cầu hôn lấy công chúa của chúa hổ. Những khoảng trống do bà Tường canh giữ vẫn còn nguyên vẹn không bị che lấp, để cá tôm sinh sản nuôi sống con người. Cảm động trước công đức của bà, người dân đã lấy tên bà đặt cho đầm, tức Đầm Thị Tường ngày nay.

    Đầm Thị Tường cách thành phố Cà Mau 2 giờ ngồi đò, nằm cạnh kênh xáng Bà Kẹo, nối ra vịnh Thái Lan qua con sông Mỹ Bình, có diện tích mặt nước khoảng 700ha, chiều dài hơn 10km ăn sâu vào ba huyện đất liền là Trần Văn Thời Phú Tân và Cái Nước. Đầm Thị Tường được chia làm ba đoạn: Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới. Đứng giữa nơi này, bạn sẽ cảm nhận được sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn, ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương nơi tận cuối trời và thưởng thức những món ăn đặc sản từ tôm cá được người dân sống trên đầm chế biến mang ra đãi khách rất hấp dẫn và nghe người dân nơi đây kể chuyện về cuộc sống trên đầm.

    18. Sân chim Đầm Dơi

    4.jpg

    Thuộc huyện Đầm Đơi, cách thành phố Cà Mau 45 km về phía Đông Nam, đây là nơi cư ngụ và sinh sản của các loài cò. Các loài chim nơi đây thường làm tổ trên các cây cao và dành cả buổi sáng để đi kiếm thức ăn. Đây chính là cơ hội rất tốt để du khách có thể thưởng ngoạn, quay phim và chụp ảnh dưới nhiều gốc độ khác nhau để có được những bức ảnh quý giá, độc nhất… và cùng hòa mình với thiên nhiên thư thái, hoang dã trong một môi trường sinh thái trong lành, mát mẻ và bình yên. Chính vì thế, Sân Chim Đầm Dơi là địa chỉ thường xuyên ghé thăm của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp đến để nghiên cứu và ghi hình về thế giới động vật, đặc biệt là các loại chim, cò.

    19. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

    mui-ca-mau.jpg


    Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau nơi có cột mốc cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, với tổng diện tích 41.862 ha - một vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước, cây mắm vốn nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử. Hiện nay thông tin về giá trị đa dạng sinh học của VQG đang được khai thác. Phần trên đất liền trước đây là rừng ngập mặn, rất phong phú, tuy nhiên hầu hết thực vật nguyên sinh đều đã bị tàn phá trong chiến tranh và sau đó là sự thiếu hiểu biết khi chuyển rừng sang sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm.

    VQG Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á - Thái Bình Dương, có những đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiên và địa mạo tạo nên một vùng sinh thái cửa sông, ven biển có một không hai ở Việt Nam.

    Ngoài ra còn có những giá trị đặc biệt nổi bật khác đó là “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện.

    Bên cạnh đó, hệ động vật của vườn cũng không kém phần phong phú điển hình lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ trong đó có hai loài trong Sách Đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và con Cà khu. Một số loài phổ biến thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ... Hàng năm vào tháng tám, những đàn chim di cư về rừng đước làm tổ, sớm chiều theo con nước kiếm ăn, bầu trời rừng đước lại rộn rã như ngày hội. Theo số liệu cũ, lớp chim ở VQG Mũi Cà Mau có 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có 5 loài có trong Sách Đỏ của IUCN gồm cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), bồ nông chân xám (Pelecanus philippinensis), giang sen (Ibis leucocephalus), rẽ mỏ cong hông nâu (Numenius madagascariensis) và quắn trắng (Threskisonis melanocephalus).

    Phải đến với VQG Mũi Cà Mau mới thấy hết vẻ đẹp của những dãy rừng ngập mặn trù phú dọc theo bờ biển và bờ sông như những bức tường phòng hộ, chống gió, chống xói lở. Những loài cây ngập mặn tiên phong có tác dụng thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở biển. Ở bãi biển phía tây của vườn, quần xã thực vật ngập mặn không ngừng lấn biển gần 100 mét mỗi năm và ngẫu nhiên tạo ra một môi trường sinh trưởng, phát triển lý tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể.

    20. Khu đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184

    DSC08224.jpg

    Nằm giữa rừng đước thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang huyện Năm Căn, cách chợ nổi Cà Mau 1 giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc. Diện tích rừng của toàn lâm trường là 6.300ha nơi có tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn. Được thiên nhiên ưu đãi khu du lịch sinh thái lâm trường 184 đang có một hệ động thực vật phong phú và mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau.

    Tại đây, có Khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngặp mặn Cà Mau với diện tích 252 ha, bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt khoảng 86ha và khu đệm sinh thái 166ha. Theo thống kê ban đầu của các nhà khoa học, hiện nay tại khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt có một số loài quý hiến như: Cóc trắng, Đưng, Sú, Trang. Bên cạnh đó khu vực này còn có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát và 2 loài lưỡng thê. Hệ động vật, thực vật ở đây rất phong phú đang được bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu. Trong đó đáng chú ý là gần đây rất nhiều loài chim bắt đấu về đây. Hiện nay, Ban Quản lý lâm ngư trường đã quy hoạch khu vực khoảng 1 ha để chim trú ngụ.

    Đến với lâm ngư trường 184 du khách sẽ được đi xuyên rừng bằng một hệ thống đường làm bằng cây luồn trong những cánh rừng đước trên 15 năm tuổi mát rượi. Du khách còn có thể bơi xuồng vào sâu trong rừng để thưởng ngoạn khu rừng ngập mặn đặc trưng của Mũi Cà Mau. Ngoài ra, du khách còn được ngắm những chú khỉ xinh xắn sống theo đàn đu đưa trên những cành cây đước. Khi màn đêm buông xuống du khách được nghỉ ngơi trong những ngôi nhà thóang mát trong rừng và thưởng thức đặc sản của miền biển như: cá chẽm, cá dứa, cá bóp, cua, tôm, vọp..

    21. Làng rừng

    Làng rừng là một hiện tượng xã hội độc đáo đã đi vào lịch sử giữ nước của nhân dân ta. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, không chịu nổi sự đàn áp dã man của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, người dân Cà Mau đã đi sâu vào trong rừng đước để lập làng nổi cùng sinh sống với cách mạng. Mổi làng rừng như một xã hội thu nhỏ với sự phân công lao động rõ ràng, công bằng và hợp lý. Làng Rừng được coi là tiền đề đồng khởi do có tác dụng bảo tồn thực lực cách mạng ở Cà Mau.
    ..........
     
    Đào mộ :cll:

    Đang làm chiến dịch vận động du lịch Cà Mau quê tui. Đóng góp 2 cái bản đồ. Du lịch ai cũng cần bản đồ. Nhiều bạn nghĩ : đến khách sạn nó phát miễn phí. Tui cũng nghĩ vậy đang phòng vèo vèo trên đường theo cái bản đồ du lịch gió làm cái vèo bản đồ bay xuống sông. Đang nhìn cái bản đồ du lịch chuyển qua cái bản đồ đường đi cũng không dễ

    ban-do-du-lich-ca-mau.jpg


    ban-do-du-lich-ca-mau-2.jpg
     
    Admin ơi là admin. Mình đăng bài về cà mau mà có chữ mua là không cho đăng hả? chỉ mấy bạn mấy chổ mua đồ ăn ngon mà không đăng được dẫn link thì sợ bị chém. Ức lắm nhé chế
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,746
    Bài viết
    467,576
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top