Top những bài thơ hay nhất của Tố Hữu

Top những bài thơ hay nhất của Tố Hữu? Thơ Tố Hữu?


top-nhung-bai-tho-hay-nhat-cua-to-huu.png

Tố Hữu có những bài thơ nào hay?

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920. Tố Hữu được coi là một con chim đầu đàn của thi ca Việt Nam hiện đại. Có những giai đoạn, thơ ông đã trở thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người. Ông từng nắm giữ qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. Tố Hữu là một trong những nhà thơ đình đám nhất Việt Nam ta. Và bài viết này vforum sẽ đề cập đến vấn đề liên quan đến Tố Hữu đó là Top những bài thơ hay nhất của Tố Hữu? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.


Top những bài thơ hay nhất của Tố Hữu



Thơ Tố Hữu 1: Từ Ấy


Từ ấy trong tôi bừngnắnghạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…


Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người.


Thơ Tố Hữu 2: Khi Con Tu Hú



Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!


Nhan dề "khi con tu hú" của bài thơ không chỉ nói đến thời gian mà còn ẩn ý là một thời điểm bừng lên của thiên nhiên tạo vật bên cạch đó chỉ khát khao hoạt động cách mạng cảu con người. Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ đến nhà thơ bởi lẽ nó báo hiệu một mùa hè đến và là biểu tượng cho sự bay nhảy được tự do , do đó có ảnh hưởng lớn đến nhà thơ khi đang bị giam cầm.


Thơ Tố Hữu 3: Lượm



Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
– “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
– “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…
Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến naytháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế,
Lượm ơi!
Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,
Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!
Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng…
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…


Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.


Thơ Tố Hữu 4:Việt Bắc



– Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưanguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
– Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chàyđêmnện cối đều đều suối xa…
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắmgiólồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hươngcách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.
– Nước trôi nước có về nguồn
Mây đi mây có cùng non trở về?
Mình về, ta gửi về quê
Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai
Nâu này nhuộm áo không phai
Cho lòng thêm đậm cho ai nhớ mình
Trâu về, xanh lại Thái Bình
Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.
– Nước trôi, lòng suối chẳng trôi
Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non
Ðá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.
Nứa mai mình gửi quê nhà
Nước non đâu cũng là ta với mình
Thái Bình đồng lại tươi xanh
Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui…
– Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
– Ðường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời
Mái trường ngói mới đỏ tươi.
Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuânngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!
– Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…
– Lòng ta ơn Ðảng đời đời
Ngược xuôi đôi mặt một lời song song.
Ngàn năm xưa nước non Hồng
Còn đây ơn Ðảng nối dòng dài lâu
Ngàn năm non nước mai sau
Ðời đời ơn Ðảng càng sâu càng nồng.
Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.

"Việt Bắc" là bài thơ kiệt tác của Tố Hữu, là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là khúc tình ca cũng là bản anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Nó đã nâng cao tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Tình ân nghĩa thủy chung là bài học sâu sắc đối với mỗi chúng ta, mãi mãi là hành trang của mỗi chúng ta.


Bài thơ của Tố Hữu 5:Bầm Ơi!



Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con.
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.
Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…


Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh bầm hết sức chân thực và gần gũi: “Mẹ già tóc bạc hoa râm/Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”. Đó là một biểu tượng đẹp không thể nào phai mờ trong tâm hồn người chiến sỹ dù ở phương trời nào.


Bài thơ của Tố Hữu 6: Một Tiếng Đờn



Mới bình minh đó đãhoàng hôn
Đang nụ cười tươi lệ bỗng tuôn
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.
Ôi kiếp trăm năm được mấy ngày
Trời xanh không gợn áng mây bay
Thủy chung son sắt nên tình bạn
Êm ấm lòng ta mỗi phút giây.
Còn khổ đau nào đau khổ hơn
Trái tim luôn sát muối oán hờn
Còn đây một chút trong đêm lạnh
Đầm ấm bên em một tiếng đờn.


Có ý kiến tập thơ “Một tiếng đờn” có nhiều nỗi buồn và sự cô đơn không còn giữ được phong độ như các tập trước đó. Nhưng không hẳn là hoàn toàn như vậy, Tố Hữu đang tự bổ sung và tự hoàn thiện một phong cách một sự nghiệp thơ. Nếu anh không có lúc nào buồn và cô đơn thì đó là điều đáng tiếc hơn là đáng trách vì nguy cơ của sự đơn điệu.


Bài thơ của Tố Hữu 7: Tạm Biệt



Tạm biệt đời ta yêu quý nhất,
Còn mấy dòng thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất,
Sống là cho. Chết cũng là cho.


Tố hữu rất yêu đời, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống, đặc biệt là yêu nước, yêu nhân dân.Có lẽ tài sản của ông còn lại khi chết chỉ là mấy vần thơ và một nắm cho, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi vẫn đủ ý nghĩa rồi, chỉ bấy nhiêu thôi ông vẫn dành cho nhân dân cho thiên nhiên, cho cuộc sống, thơ thì để lại cho người đời, còn tro thì bón cho đất cho cây mãi xanh tốt.Câu cuối cùng ông đã nói sống là cho và chết cũng là cho, đây không chỉ là chân lí của ông mà còn là chân lí của cuộc sống, của hạnh phúc, bởi hạnh phúc là được cho đi.Ông đã có một cuộc sống thật sự hạnh phúc khi ông dành cả cuộc đời để cho đất nước, cho nhân dân, cho cách mạng và cho cả thiên nhiên.


Bài thơ của Tố Hữu 8: Bác Ơi!



Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau…
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốnbiển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác – Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.


Tố Hữu đã thay mặt chúng ta dựng tượng đá Bác bằng thơ trong lòng mỗi người dân nước Việt. Chúng ta hứa nguyện xứng đáng với Bác, quyết tâm làm theo Di chúc của Bác, tiến bước theo con đường của Người. Tác giả muốn đúc tượng đồng bia đá để trở thành bất tử. Sinh thời, Bác không thích tượng đồng bia đá, không nhận bất cứ huân huy chương nào. Nhưng “mong manh áo vải hồn muôn trượng”, Người sẽ sống mãi trong lòng dân tộc.


Bài thơ của Tố Hữu 9: Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên



I
Tin về nửa đêm
Hoả tốc hoả tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa…
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!
Sét đánh ngày đêm
xuống đầu giặc Pháp!
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của
chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ
sao vàng vĩ đại
Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như
Huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng!
Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hoà vui chung.
II
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm
giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm…
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta
lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh ngày
đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta
không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng…
III
Lũ chúng nó phải hàng, phải chết
Quyết trận này quét sạch Điện Biên!
Quân giặc điên
Chúng bay chui xuống đất
Chúng bay chạy đằng trời?
Trời không của chúng bay
Đạn ta rào lưới sắt!
Đất không của chúng bay
Đai thép ta thắt chặt!
Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta
Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa, hai là tù binh
Hạ súng xuống rùng mình run rẩy
Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm!
Nghe trưa naytháng năm, mùng bảy
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: Bốn mặt luỹ hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!
Tiếng reo núi vọng sông rền
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ
Bác đang cúi xuống bản đồ
Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo…
Từ khi vượt núi qua đèo
Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Tin về mừng thọ đêm nay
Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!
IV
Đồng chí Phạm Văn Đồng
Ở bên đó, chắc đêm nay không ngủ
Tin đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thành
Ngày mai, vào cuộc đấu tranh
Nhìn xuống mặt bọn Bi-đôn, Smít
Anh sẽ nói: “Thực dân, phát xít
Đã tàn rồi!
Tổ quốc chúng tôi
Muốn độc lập hoà bình trở lại
Không muốn lửa bom đổ
xuống đầu con cái
Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên!”
Có thể nói, cùng với chiến thắng Điện Biên lịch sử, vang dội địa cầu, bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu đã làm nên bức tượng đài sừng sững tạc vào năm tháng, tạo một mốc son trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc nói chung và trong tiến trình thơ Tố Hữu nói riêng.


Bài thơ của Tố Hữu 10: Việt Nam Máu Và Hoa



Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ
Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ
Một trời êm ả, xanh không tưởng
Mặt đấtbình yêngiấc trẻ thơ
Đây cuộc hồi sinh, buổi hoá thân
Mùa đôngthế kỷ chuyển sang xuân
Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên, như một thiên thần!
Thế này chăng? Thuở xưa hoang dã
Chàng Sơn Tinh thắng giặc Thuỷ Tinh
Càng dâng nước, càng cao ngọn núi
Chân Trường Sơn, đạp sóng Thái Bình,
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc, và cho tất cả
Lá cờ này là máu là da
Của ta, của con người, vô giá.
Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu
Hỡi em gái mất cha mất mẹ
Nước mắt rơi, làm nhoà mặt quân thù
Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ.
Tình thương lớn, mạnh hơn lửa thép
Trận địa đây xây giữa lòng người
Dầu mưa nắng, trái đất tròn vẫn đẹp
Đời yêu ta, ta phải thắng cho Đời.
*
Cút sạch đi, bầy sói hôi tanh!
Đã đến buổi cuối cùng phán quyết
Trả về ta đất rộng trời xanh
Cho bay, những hố bom làm huyệt.
Lịch sử muốn bay cúi đầu tội lỗi
Dưới gươm thiêng hùng khí Thủ đô
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ.
Ngọc Hà em! Lộng lẫy hoa tươi
Xin thơm khắp miền Nam, miền Bắc
Chắc Bác Hồ vui, xin kính dâng Người
Và tặng cả anh em cùng ta đánh giặc.
Không nỗi đau nào của riêng ai
Của chung nhân loại chiến công này.
Việt Nam ơi, máu và hoa ấy
Có đủ mai sau, thắm những ngày?
*
Chưa dễ lành đâu, những vết thương
Nửa mình còn nhức, hỡi quê hương!
Song mùa vui đã mang xuân tới
Đã tắt hôm nay lửa chiến trường.
Rừng núi đã xanh màu giải phóng
Hãy trào lên, ơi sóng Cửu Long
Quét phăng những rác bùn ứ đọng
Những thép gai ngăn mặt, cắt lòng.
Ta lại về ta, những đứa con
Máu hoà trong máu, đỏ như son
Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!


Bài thơ “Việt Nam máu và hoa” để ca ngợi Tổ quốc, trong đó có những câu thơ thật sâu sắc và xúc động, thể hiện ý chí, tinh thần và sức sống bất khuất của dân tộc mà không kẻ thù nào có thể khuất phục được.


Thơ hay của Tố Hữu 11: Nước Non Ngàn Dặm



Nước non ngàn dặm
Ra đi
Cái tình chi…
(Câu ca Nam Bình)
Nửa đời tóc ngả màu sương
Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê
Đường vào như tỉnh như mê
Đường ra phía trước, đường về tuổi xuân
Đã đi muôn dặm xa gần
Nay về Nam cũng bước chân bồi hồi!
Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cách ngăn mười tám năm trường
Khi mô mới được nối đường vô ra?
Bây giờ cầu lại bắc qua
Ván thơm gỗ mới cho ta gặp mình…
Anh về Quảng Trị… Gio Linh
Trèo lên dốc Miếu, lặng nhìn Quán Ngang
Bời bời cỏ lút đồng hoang
Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn
Tả tơi mấy ấp khu khu dồn
Mái tôn, rào kẽm, tháp đồn chơ vơ!
Thương em chín đợi mười chờ
Con thuyền nay đã đỏ cờ sang sông
Em vui em mặc áo hồng
Máy reo máy đẩy, mênh mông biển trời
Thuyền về Cửa Việt ra khơi
Thuyền lên Ái Tử, thuyền bơi Đông Hà…
Anh còn lặn lội đường xa
Sông Hương đành nhớ, chưa qua sông Bồ
Phù lai ba bến con đò
Thanh Lương quê ngoại câu hò còn chăng?
Êm dòng Thạch Hãn đêm trăng
Những lo ngược gió Tan Giang nặng chèo!
Xe lên đường 9 cheo leo
Hố bom đỏ mắt, trắng đèo bông lau
Cây khô, chết chẳng nghiêng đầu
Nghìn tay than cháy rạch màu trời xanh
Trưa nồng, gà gáy Khe Sanh
Tà Cơn dứa mật, hoa chanh ngát đồi.
Chợt nghe… từ tuổi hai mươi
Tiếng xiềng Lao Bảo gọi người bạn xưa
Ngỡ ngàng rẽ lối le thưa
Vông đồng mấy cội, xác xơ lá cành
Hoang tàn hầm đá, đồn canh
Bâng khuâng nhớ bóng các anh những ngày!
Nhìn quanh, núi đứng mây bay
Võng anh giải phóng, rừng lay nắng chiều…
Thương nhau, đừng khóc, em yêu
Tự do, phải trả bao nhiêu máu này!
Có qua những bước đi đày
Càng thêm ấm những bàn tay giữa đời.
Sáng hè đẹp lắm, em ơi
Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên
Da trời xanh ngát, thần tiên
Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ
Trường Sơn mây núi lô xô
Quân đi, sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng…
Ai trông, lên đó mà trông
Cha Ki oanh liệt, Bản Đông anh hùng
Mỹ thua, nguỵ chạy đường cùng
Xác tăng như xác bọ hung đen bờ
Mấy chàng lính trẻ măng tơ
Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi.
*
Xe lao qua dốc qua đồi
Gió tây giội lửa ồi ồi sau lưng
Bụi bay, bụi đỏ lá rừng
Mịt mù lối kín, cát bưng đường hầm
Nóng nung vạt áo ướt đầm
Thương con bướm trắng quạt ngầm suối khô.
Con sông Xê Noong ai dò
Mà dòng nước mát hẹn hò cùng ta?
Tới đây, tre nứa là nhà
Giỏ phong lan nở nhành hoa nhuỵ vàng
Trưa nằm đưa võng, thoảng sang
Một làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
Lán đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây lót lá cho mình đỡ đau
Nghĩ người, thăm thẳm rừng sâu
mười năm bom đạn, măng rau, sốt ngàn.
Xê Công, Xê Nọi, Chà Vàn
Mở đường, bao nỗi gian nan với đường!
Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang.
Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng.
Trường Sơn, vượt núi, băng sông
Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa.
Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình.
Vui sao buổi bình minh, gặp cháu
Nhớ ngày nào cháu mới lên ba
Gác canh cho chú trong nhà…
Nay giữa Phi Hà, D trưởng công binh
Trên đường lớn Hồ Chí Minh
Gác ba biên giới… mối tình Đông Dương!
*
Tả Ngâu, trong vắt mắt gương
Xốn xang trông lửa chiến trường, mà cay
Xê Xan, tan nát đạn cày
Trống trơ rừng khộp, khô gầy rừng le
Bằng lăng bạc nắng trưa hè
Nghe như cưa xẻ, tiếng ve rít dài.
Cỏ vàng lạc bước hươu nai
Sóc buôn thấp thoáng bóng xoài đu đưa
Vườn ai, cháy trụi ngọn dừa
Mái chùa cong, gãy nét xưa diệu huyền
Voi đi lững thững, bình yên
Bỗng ngơ ngác đứng, Bom rền xa xa…
Anh vào tuyến lửa, đêm qua
Bất ngờ một trận như là bão rơi
Lại đi… “phấn khởi tơi bời”
Còn non, còn nước, còn người, cứ đi!
Rừng khuya, không ngủ, mơ gì
Sao hôm lấp lánh cũng vì miền Nam…
Chào anh du kích đất Cam
Đẹp như pho tượng Đam San thuở nào
Ngực anh đỏ tựa đồng thau
Vui tình đồng chí, trắng phau răng cười
AK nòng thép xanh ngời
Hôn anh một cái, hỡi người bạn thân!
Đường qua biên giới tới gần
Nghe lòng rạo rực, nghe chân bồn chồn.
Đơn xơ một khúc cầu con
Một khe suối nhỏ, cũng hồn quê ta.
Ôi, gò đất mịn son pha
Thắm tươi dòng máu ông cha bao đời…
Bình Long, Nam Bộ ta ơi!
Buổi đầu mới gặp mặt Người sáng nay.
Cầm hòn đất đỏ trong tay
Trái tim bỗng nghẹn như say rượu nồng
Ôm anh Giải phóng vào lòng
Đã mơ chạy khắp cánh đồng Cà Mau…
Chú lái trước, anh ngồi sau
Rừng cao su mát một màu lá xanh
Xe bay, nghiêng gió dạt cành
Đã quen lối tắt đường quanh hiểm nghèo
Đến đâu, anh cũng bám theo
Áo bà ba, mũ tai bèo chú em!
Câu thơ cũ, ai đem tới đó?
“Anh chạy vào đất đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy từng!”
Nao nao nhìn mỗi góc rừng
Cuối hàng cây thẳng, sáng bừng trời cao.
Hầm tăng, ụ pháo, chiến hào
Dấu răng vuốt Mỹ cắn cào, còn đau!
Chị em tù những nơi đâu
Côn Lôn, Phú Quốc, dìu nhau trở về
Lá buông trắng vách lều tre
Bài ca hy vọng hát nghe ấm lòng.
Lộc Ninh xinh một cụm hồng
Ai hay đất lửa, máu nồng đơm hoa!
Cái vui sinh nở chan hoà
Nghe rừng căng sữa, nhựa ra đầu mùa
Lao xao phố thợ, chợ trưa
Sầu riêng, măng cụt cũng vừa ngọt thanh
Lá cờ nửa đỏ nửa xanh
Màu đỏ của đất, màu xanh của trời
Ngôi sao, chân lý của đời
Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay.
Càng nhìn ta, lại càng say
Biển Đông lồng lộng gió lay ngọn cờ…
Ôi, bà mẹ tóc bạc phơ
Vườn riêng, mẹ hái trái dừa cho con
Má già với trái dừa non
Bởi thơm lòng má, nên ngon lòng dừa
Dẫu còn cay đắng, nắng mưa
Miền Nam mát ngọt, hồn ta vẫn đầy
Trăng còn che nửa bóng mây
Mà rừng lá nón đêm nay ngời ngời
Gặp nhau, đồng chí đây rồi!
Xôn xao hết đứng lại ngồi bên nhau
Chuyện nhà, Nam Bắc, trước sau
Mừng ra nước mắt, nên đau lại cười
Phải chi còn Bác vô chơi!
Bỗng nghe cháu nói… đất trời lặng thinh
Trông vời Đồng Tháp mông mênh
Mấy con thuyền ngược dòng kênh, nặng hàng
Sóng Tiền Giang gọi Hậu Giang
Có ai về đó, ta sang cùng về!
Hỡi người chị của Bến Tre
Cửu Long đồng khởi bốn bề đó chăng?
Miền Nam gan dạ ai bằng
Đội quân đầu tóc, khăn rằn vắt vai
Khăn rằn ai dệt cho ai
Sợ chi súng đạn, rào gai quân thù!
Ánh đèn soi giữa chiến khu
Mái đầu tóc bạc, võng dù hoa râm
Nhà anh lợp mái trung quân
Quan thềm sương nắng, đêm xuân ngày hè
Ngoài vườn reo một tiếng xe
Tiếng reo se sẽ, mà nghe rộn ràng…
Chân nhanh qua ấp qua làng
Đất còn nóng lửa Tràng Bàng, Củ Chi
Dang tay một với, xa gì
Sài Gòn ơi, lại phải đi bao ngày?
Lưới nào vây nổi chim bay
Chắc trong ấy nhớ ngoài này, chẳng yên!
Chia tay lưu luyến mắt nhìn
Sầu riêng bịn rịn nhớ miền Nam xa
Ta về mở rộng đường ta
Cho Nam với Bắc vào ra thêm gần
Hành quân nhẹ bước sang xuân
Chè xanh hoa nở trắng ngần đường xe…
Vượt Bù-gia-mập, Cao Lê
Qua Xê-rê-pôk, lại về Tây Nguyên
Tây Nguyên ơi! Bước truân chuyên
Tuổi trai ta đã từng quen chốn này
Ban-mê ngục sắt những ngày
Cũng con đường máu đi đầy năm nao!
“Đường lên Đak Sút, Đak Pao…”
Ngẩng trông núi dựng trời cao lạ lùng
Bao la đất mới một vùng
Dọc ngang thế trận, quân hùng là đây!
Thác Gia-ly trắng tầng mây
Ào ào, tưởng máy điện quay tưng bừng…
Gặp anh, mừng thiệt là mừng
Chào anh Núp của núi rừng tự do!
Rằng: Qua gió lớn mưa to
Lòng dân như nước Pa-cô càng đầy
Tây Nguyên gan góc, dạn dày
Như cây lim đứng, chẳng lay giữa ngàn.
Hỏi đâu giặc đóng, giặc càn?
– Nó như kiến lửa, kiến đàn chạy quanh
Nó leo lên ngon lên cành
Mình ôm lấy gốc, nó giành thử coi!
Một lời, nghe vút tiếng roi
Nghe sông gọi suối, nghe voi gọi bầy…
“Đường lên đỉnh núi Đak Lay
Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim”
Biết ai mà hỏi mà tìm
Con đường xưa của trái tim, đường này
Đường đi từ tuổi thơ ngây
Nửa vòng thế kỷ, hôm nay đường về…
Hương đâu thơm lựng rừng hè
Nhặt cành lá quế mà tê tái lòng
Trà My đấy, hỡi Trà Bồng
Có hay cây quế đợi trông tháng ngày?
Nâng cành quế héo trên tay
Càng thương quế ngọt quế cay cùng người!
Hội An, Đà Nẵng xa khơi
Ấy nơi mẹ ắm, ấy nơi mẹ nằm
Nhớ cồn cát trắng giăng giăng
Nhớ thuyền Bàn Thạch, nhớ trăng biển Hàn
Hẳn còn sóng gió gian nan
Bên vui rồi lại Đại An. Sơn Trà.
Sông Trà, sông Lại, sông Ba
Khu Năm dằng dặc lòng ta mọi miền
Vạn ngày, có buổi nào yên?
Cá ăn phải máu, chim quên lối vườn
Con người, như dãy Trường Sơn
Vững chân bám trụ, chẳng sờn óc gan.
Đạn bom, bão lụt, cơ hàn
Chết đi lại sống, hết tàn lại tươi
Thuỷ chung, vẫn đậm tình người
Cắn đôi hạt muối, chung đời cháo rau
Uống cùng viên thuốc chia đau
Quên mình chia lửa, cứu nhau chia hầm.
Hỡi em, dũng sĩ mười lăm
Trẻ thơ mà đã ngang tầm nước non
Hỡi ông, tuổi tám mươi tròn
Ngực phanh mĩ súng, tra đòn chẳng nao
Sống hiên ngang, sống thanh cao
Quê hương, biết mấy tự hào lòng ta!
*
Đường đi, như sự tình cờ
Con sông My, lại bây giờ lần theo
Vượt từ xưa, bước gieo neo
Cùng dòng thác ấy, ngủ treo đầu cành
Đọt lau, rau má vả xanh
Đói lòng, hát khúc quân hành vẫn vui.
Nhớ thương bạn, lại bùi ngùi
Nhớ làng Rô, nhớ người nuôi năm nào
Ghé thăm, lòng xót xa sao!
Bến sông lửa cháy, bom đào bãi lau
Hỏi Già, Già mất, còn đâu
Hỏi em, em đã từ lâu chết rồi!
Ôi! Làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi, chiếc nôi đại bàng
Trăm năm ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy
Thương em, cô gái sông My
Nắm xôi đưa tiễn anh đi qua rừng.
Anh đi, làng hỏi thăm chừng
Làng xưa, anh vẫn nhớ từng người xa
Hôm nay như trở lại nhà
Bữa cơm dưa muối cũng là liên hoan
Non cao rực rỡ ánh vàng
Đêm rằm vằng vặc bến Giàng trăng lên…
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung
Chập chùng thác Lửa, thác Chông
Thác Đài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui trên A Sầu?
Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà
Mưa rào cho đất tươi da
Hố bom lấp loáng như là gương soi
Bãi sim, tà áo tím phơi
Con sông A Sá, tóc dài làm duyên
Rộn ràng tiếng hát thanh niên
Mải mê xếp đá mà quên ướt mình…
Hỡi anh lái trẻ vô tình
Dừng chân một chút mà nhìn quê tôi!
Có đâu đẹp vậy tuyệt vời
Trường Sơn lượn xuống hàng đồi thông reo
Dòng Hương nước biếc, trong veo
Gió khơi Bạch Mã, sóng đèo Hải Vân
Huế mình đẹp nhất lòng dân
Mùa Thu khởi nghĩa, mùa Xuân dậy thành
Ngày đi tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về
Nhớ ai khắc khoải chiều hè
Con chim cu gáy dốc Chè, nôn nao
*
Bàng hoàng… như giữa chiêm bao
Trắng mây Tam Đảo tuôn vào Trường Sơn
Dốc quanh sườn núi mưa trơn
Tưởng miền Nam đó, chập chờn hôm mai.
Đường đi… hay giấc mơ dài?
Nước non ngàn dặm nên bài thơ quê.


Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài Nước non ngàn dặm của Tố Hữu Con thuyền rời bến sang Hiên Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung Chập chùng, thác Lửa, thác Chông Thác Dài, thác Khó, thác ông, thác Bà. Thác, bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời




Thơ hay của Tố Hữu 12: Mưa Rơi



Mưa rơi đầm lá cỏ
Mái tóc em ướt rồi,
Đôi má em bừng đỏ
Muốn hôn quá… mà thôi
Sợ em mình xấu hổ
Cầm hai bàn tay nhỏ
Xa nhau, chẳng muốn rời.
Em đi, đường đất mưa rơi
Bùn non son quánh chân đồi Phù Ninh
Em đi anh nhớ dáng hình
Cái khăn mỏ quạ, cái mình áo nâu
Chiều nay heo hút rừng sâu
Mưa nguồn suối lũ biết đâu mà tìm?
Ước gì anh hoá thành chim
Bay theo em, hót cho tim đỡ buồn!


Ở bài thơ “mưa rơi”, "mưa nguồn suối lũ" là biểu tượng cho sự cách trở của tình yêu có thể mới bộc lộ hết tình cảm khi yêu của Tố Hữu. Đó là khao khát muốn vượt qua khó khăn để tìm đến với tình yêu...


Thơ hay của Tố Hữu 13: Ly Rượu Thọ





Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ
Ngựa rung đầu hí lạnh giữa tàn quân
Đồi phong xa bốc khói, đỉnh non gần
Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật.
Trán kiêu hãnh lần đầu trông xuống đất
Mã nghẹn ngào: “Thôi hết, Mãn Châu ơi!”
Và quân binh cúi lặng chẳng nên lời…
Rồi từ đó, và gươm vàng võ phục
Và cừu hận và lòng sôi rửa nhục
Mã chôn sâu trong một cõi trời riêng
Buông hồn đau, liễu rủ suối ưu phiền.
Cốt oanh liệt đã khoác màu ẩn sĩ
Rượu cứ rót cho say sưa lạc hỉ
Đàn ca lên cho át tiếng đầu rơi
Dưới gươm bay vun vút loáng xanh trời.
Mãn Châu quốc đang những giờ hấp hối
Gượng kêu lên, hỡi ôi lời trăn trối:
“Chiếm Sơn đâu, cứu nước, Chiếm Sơn ơi!”
Thì nơi kia Mã vén trướng, tươi cười
Cúi lạy mẹ chúc mừng ly rượu thọ.
Đào xuân thắm dâng hương vào cửa sổ
Bạc xuân trong rắc trắng mái hành lang.
Mẹ ngồi yên, như cốc nước e tràn
Không dám động – và nhìn con lặng lẽ
Nhưng mắt yếu bỗng rưng rưng ngấn lệ
Trán nhăn nheo bỗng ửng máu tim già
Và bàn tay run rẩy đỡ ly ngà
Bỗng quật xuống nền hoa: ly rượu vỡ!
Ly rượu vỡ tan tành. Ôi bỡ ngỡ
Ôi hãi hùng. Mã tướng run toàn thân!
Lần đầu tiên, Mã tướng run toàn thân!
Ngoài chiến địa, Chiếm Sơn hằng ngạo nghễ
Trông lửa đạn là trò chơi con trẻ
Mà hôm nay Mã tướng run toàn thân
Mà hôm nay Mã tướng chết hai phần!
Nét nghiêm khắc cong vòng cung môi mỏng
Nghe sôi sục cả linh hồn nóng bỏng.
Người mẹ già thét lớn: “Mã Chiếm Sơn!”
(Mã run lên) “Đâu giọt rượu căm hờn?
Mãn Châu quốc nghe không mày, rên rỉ
Dưới gót sắt của Phù Tang ích kỷ
Đang mang quân giày xéo cả Trung Hoa
Nước Trung Hoa yêu dấu của lòng ta
Đã thống khổ bởi bao xiềng ngoại quốc!
Chưa vừa ư những tai ương thảm khốc
Đã đè trên dân tộc nước non mày!
Có chi vui sông núi đỏ tràn thây
Mà Mã tướng ngày nay dâng rượu cúc?
Rượu cúc ấy, Chiếm Sơn, là rượu nhục!”
Rừng phương xa loáng bạc nắng lung lay
Hoa đào bay, trước cửa, hoa đào bay
Trong hoa tuyết trắng ngần rơi lả tả…
Và xuân ấy năm nghìn quân của Mã
Đánh tan xương của Nhật, một sư đoàn.


Đọc thơ Tố Hữu không thấy (hoặc rất hiếm có) hình ảnh ước lệ của cổ thi và Hán ngữ. Thơ ông chỉ thấy phong cách thơ hiện đại, hoặc nếu không thì là từ ca dao hay dân ca chứ không phải phong cách cổ thi Đường-Tống.Thơ Tố Hữu thường nặng về tình cảm hơn, từ ngữ mượt mà chứ không bao giờ thấy cái bi tráng, lành lạnh như bài thơ này. Hơn nữa đọc có thể thấy giọng thơ này chịu ảnh hưởng nhiều của cổ thi.



Thơ hay của Tố Hữu 14: Một Khúc Ca



Có đêm mãi chập chờn mơ ước
Lại buâng khuâng… Tự hỏi, mình sau trước
Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu
Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu?
Nước độc lập, tự do, dân no ấm học hành
Một đời Bác, chỉ lòng ham muốn ấy
Có lẽ hôm nay, giữa giấc yên lành
Người vẫn nghĩ… Như Người hằng sống vậy.
Nhớ buổi sáng Sài Gòn giải phóng
Người anh xuống sân bay, giang hai tay ôm cả miền Nam
Mắt cười tươi mà giọng trầm nóng bỏng:
Chớ say sưa… Nhiều việc phải làm!
Trưa tháng Năm, vừa nắng vừa mưa
Đường phố hát, nửa mừng nửa tủi
Một ngày vui đổi bao nỗi đau xưa
Hỡi em bé lang thang tóc vàng gió bụi!
Nhớ buổi chiều về thăm quê đồng khởi
Sông rạch Mỏ Cày, xúm xít thuyền ghe
Các má già Bến Tre cứ cầm tay, hờn dỗi:
Tưởng tụi bay quên lối xóm, không về!…
Đêm Vĩnh Kim, anh tìm em, Hồng Gấm
Đường vào thôn, cỏ lấp bom mìn
Người cha kể chuyện con, bữa cơm đèn đầm ấm
Tấm ảnh em đây, hai con mắt đang nhìn…
Vâng, anh hiểu, đang nói gì, đôi mắt
Mắt những người đã nhắm, vì ta
Cả bàn tay của những mẹ già
Bàn tay đã cho ta, tất cả.
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
*
Tôi lại đi, như buổi đầu, tươi trẻ
Sức căng đầy máu thịt Việt Nam
Như có cánh bay, lên rừng, xuống bể
A! Biết bao công việc phải làm!
Nổi trống lên! Ta hát bài ca Kẻ Gỗ.
Cho nước hồ dâng, đẹp nước Hồng Lam
Tội nghiệp ông cha truyền kiếp hãi hùng những quyền ma, oai hổ
Con cháu lớn rồi, sắp xếp lại giang san!
Chặn sông Đà, ta làm ra thác điện
Cho sáng núi rừng, sáng đến mai sau.
Sắt Thái Nguyên, hãy làm ra thép luyện
Cho tay ta vươn tới mạnh giàu!
Lại hành quân như năm nào đánh Mỹ
Những sư đoàn, không súng, lại xung phong
Ta sẽ thắng, như những chàng dũng sĩ
Biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng,
Và biển gọi… Đã bao giờ biển gọi?
Thương Nguyễn Du xưa mỏi mắt buồn trông
Ta sẽ ra giữa đại dương, đường đường bờ cõi
Cho con cá, con tôm được trở về với sóng biển Đông!
Ta sẽ xây, phải không nhà kiến trúc
Đất nước ta rất to đẹp, đàng hoàng.
Làng phố sáng như gương. Mặt trời soihạnh phúc
Soi cả tâm hồn ta trong trẻo, nhẹ nhàng.
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.
Mẹ Suốt ơi!
Giữa bom rơi, đạn nổ
Giữa sóng lớn, gió to
Ngực huân chương, mẹ vẫn chèo đò
Không chịu nghỉ. Ai ngăn cứ nói:
Tui già rồi, có chết khỏi lo
Bọn trẻ sống, còn tay bắn giỏi!
Và mẹ ngã
Bên bờ sông khói lửa.
Và em nữa
Lưng đèo Mụ Giạ.
Ai biết tên em?
Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng
Sống chết từng đêm
Mà lòng thanh thản lạ:
Đâu phải hy sinh. Em vinh dự vô cùng!
*
Tổ quốc ta!
Muôn nghìn sức mạnh,
Như hôm qua lao vào trận đánh
Ta sẽ đi.
Đi tới những ngày mai
Như một đoàn quân
Bước thẳng, bước dai.
Như một khúc ca xuân
Của một mùa xuân lớn.


Bài thơ Một Khúc Ca của Tố Hữu đã nói lên được ý nghĩa của cuộc sống, một cuộc sống có ý nghĩa, phải giúp ích được cho đời dù nhỏ bé. Tất cả vạn vật trong thế giới đều có một cuộc sống, ta phải sống như thế nào để không uổng phí, một cuộc sống có ích,


Thơ hay của Tố Hữu 15: Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi



Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người từ chân lý sinh ra.
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại.
Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi
Tiếng Anh hô: “Hãy nhớ lấy lời tôi!”
Đã vang dội. Và ánh đôi mắt sáng
Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng.
*
Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua
Một sáng mùa thu, giữa khám Chí Hoà
Anh đi giữa hai tên gác ngục
Và sau chúng, một người linh mục.
Anh bước lên, nhức nhói chân đau.
Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu
Quần áo trắng một màu thanh khiết
Thân gầy yếu mạnh hơn cái chết
Bầy giết thuê là lũ viết thuê
Hai hàng đen, súng cắm lưỡi lê
Anh bước tới, mắt nhìn, bình thản
Như chính Anh là người xử án.
Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh
Đời vẫn tươi màu lá rau xanh
Đây miếng đất của Anh đòi giải phóng
Đây máu thịt của Anh đòicuộc sống.
Anh thét to: “Ta có tội gì đây?”
Chúng trói Anh vào cọc mấy vòng dây.
Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt
Anh thét lên: “Chính Mỹ kia là giặc!”
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết. Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi
Anh thét lớn: “Hãy nhớ lấy lời tôi:
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!”
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
Súng đã nổ. Mười viên đạn Mỹ
Anh gục xuống. Không, Anh thẳng dậy
Anh hãy còn hô: “Việt Nam muôn năm!”
Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm!
Mắt đã nhắm, không một lời rên rỉ
Anh chết vậy, như thiên thần yên nghỉ.
Chẳng cần đâu, cây thánh giá sắt tây
Của tay người linh mục ném bên thây!
*
Anh đã chết, Anh Trỗi ơi, có biết
Máu kêu máu, ở trên đời, tha thiết!
Du kích quân Ca-ra-cát đã vì Anh
Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành
Anh đã chết, Anh chẳng còn thấy nữa
Lửa kêu lửa, giữa miền Nam rực lửa
Như trái tim Anh, ôi lửa nào bằng
Phút cuối cùng, chói lọi khối sao băng…
“Hãy nhớ lấy lời tôi!”
Nguyễn Văn Trỗi
Lời Anh dặn, chúng tôi xin nhớ:
Hãy sống chết quang vinh
Trước kẻ thù không sợ
Vì Tổ quốc hy sinh
Như lời anh, người thợ.
Một bài thơ thật tuyêt vời nó làm cho chúng ta nóng lên mỗi khi đọc bài thơ này.giúp tôi thấu hiểu dược nhưng cái chết thật anh hung. Bài thơ giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần chiến dấu bất khuất của các đoàn viên trẻ , làm chúng ta phải nhớ về hình ảnh của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi


Thơ hay của Tố Hữu 16: Dửng Dưng



Du khách bảo đây vườn kín đáo
Với hương dìu dịu, ý ngàn xưa
Thời mây xanh nhạt màu hư ảo
Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ…
Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng,
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai
Ven bờ sông phẳng con đò mộng
Lả lướt đi về trong gió mai…
Thành quách trăm năm sầm mặt lạnh
Ngọn cờ uể oải vật vờ lay
Lâu đài đường bệ màu kiêu hãnh
Áo gấm hài nhung cánh phượng bay.
Ta nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi…
Ý chết đã phơi vàng héo úa
Mùa thulá sắp rụng trên đường
Mơ chi ảo mộng ngàn xưa nữa ?
Cây hết thời xanh đến tiết vàng!
Ai tưởng ngàn năm nương đất ấy
Mầm non thêm nhựa, lá thêm tươi
Ôi mỉa mai hồn ta chỉ thấy
Rêu hèn sống gửi nhánh khô thôi.
Ai tưởng thiên đường sao nhấp nhánh
Tài hoa tinh kết, ngọc long lanh
Ta chỉ thấy nơi đây mồ lạnh
Chôn linh hồn đắm đuối hư danh.


Thơ hay của Tố Hữu 17: Mồ Côi



Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa.


Con chim non chiu chít
Lá động khóc tràn trề
Chao ôi buồn da diết
Chim ơi biết đâu về.


Gió lùa mưa rơi rơi
Trên nẻo đường sương lạnh
Đi về đâu em ơi
Phơi thân tàn cô quạnh!


Em sưởi trong bàn tay
Cho lòng băng giá ấm
Lìa cành lá bay bay
Như mảnh đời u thảm!


Con chim non không tổ
Trẻ mồ côi không nhà
Hai đứa cùng đau khổ
Cùng vất vưởng bê tha


Rồi ngày kia rã cánh
Rụi chết bên đường đi...
Thờ ơ con mắt lạnh
Nhìn chúng: "Có hề chi!".


Thơ hay của Tố Hữu 18: Hai Đứa Trẻ



Tôi không dám mời anh đi xa lạ
Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn
Kể làm sao cho hết cảnh lầm than
Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!


Này đây anh một bức tranh gần gũi:
Nó thô sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành.
Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh
Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi.


Hai đứa bé cùng chung nhà một tuổi
Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con
Bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non
Cùng trinh tiết như hai tờ giấy mới.


Ồ lạ chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm
Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.
Đứa ngoài sân, trong cát bẩn bò lê
Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím!


Đứa chồm chập vồ ôm li sữa trắng
Rồi cau mày: "Nhạt lắm! Em không ăn!".
Đứa ôm đầu, trước cổng đứng treo chân
Chờ mẹ nó mua về cho củ sắn!


Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi
Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây.
Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây
Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!


Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ
Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!
Hai đứa kia như sống dưới hai trời
Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:


Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.


Thơ hay của Tố Hữu 19: Tháp Đổ



Ai lẩn thẩn đem màu tươi hoa lá
Rắc trên cành khô chết nhựa trong cây ?
Ai khờ dại nhặt từng viên gạch rã
Băng bó sườn cổ tháp đã lung lay ?


Cây dù gượng xanh lại ngày xuân cũ
Tháp dù mong hàn lại vết phong sương
Mộng ảo tất! Gió lùa cây xiêu đổ
Tháp chênh vênh tan sập dưới chân tường


Thi sĩ hỡi! Đi tìm chi vơ vẩn
Trong hồn già đã chết những yêu mơ ?
Có lành đâu vết thương đầy oán hận
Có tan đâu khi uất tự bao giờ ?


Này hãy nghe cả lâu đài xã hội
Chuyển rung trong biển máu ngập tràn trề.
Này hãy nghe một thời đang hấp hối
Trong mồ đêm dĩ vãng sắp lui về.


Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.




Thơ hay của Tố Hữu 20: Hãy đứng dậy



Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên!
(Ma-rat)


Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn?
Có gì đâu ta ôm mối căm hờn?
Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống!


Ai đi gõ vào cửa lòng lạnh ngắt
Và thiết tha năn nỉ với hồn say
Trên muôn thây, tiệc rượu máu tràn đầy?
Không! Không thề sống như bầy hành khất!


Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống!
Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu!
Mỗi thây rơi sẽ là mỗi nhịp cầu
Cho ta bước đến cõi đời cao rộng.




Thơ của Tố Hữu 21: Ly rượu thọ



Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ
Ngựa rung đầu hí lạnh giữa tàn quân
Đồi phong xa bốc khói, đỉnh non gần
Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật.
Trán kiêu hãnh lần đầu trông xuống đất
Mã nghẹn ngào: "Thôi hết, Mãn Châu ơi!"
Và quân binh cúi lặng chẳng nên lời...


Rồi từ đó, và gươm vàng võ phục
Và cừu hận và lòng sôi rửa nhục
Mã chôn sâu trong một cõi trời riêng
Buông hồn đau, liễu rủ suối ưu phiền.
Cốt oanh liệt đã khoác màu ẩn sĩ
Rượu cứ rót cho say sưa lạc hỉ
Đàn ca lên cho át tiếng đầu rơi
Dưới gươm bay vun vút loáng xanh trời.
Mãn Châu quốc đang những giờ hấp hối
Gượng kêu lên, hỡi ôi lời trăn trối:
"Chiếm Sơn đâu, cứu nước, Chiếm Sơn ơi!"
Thì nơi kia Mã vén trướng, tươi cười
Cúi lạy mẹ chúc mừng ly rượu thọ.
Đào xuân thắm dâng hương vào cửa sổ
Bạc xuân trong rắc trắng mái hành lang.


Mẹ ngồi yên, như cốc nước e tràn
Không dám động - và nhìn con lặng lẽ
Nhưng mắt yếu bỗng rưng rưng ngấn lệ
Trán nhăn nheo bỗng ửng máu tim già
Và bàn tay run rẩy đỡ ly ngà
Bỗng quật xuống nền hoa: ly rượu vỡ!
Ly rượu vỡ tan tành. Ôi bỡ ngỡ
Ôi hãi hùng. Mã tướng run toàn thân!


Lần đầu tiên, Mã tướng run toàn thân!
Ngoài chiến địa, Chiếm Sơn hằng ngạo nghễ
Trông lửa đạn là trò chơi con trẻ
Mà hôm nay Mã tướng run toàn thân
Mà hôm nay Mã tướng chết hai phần!
Nét nghiêm khắc cong vòng cung môi mỏng
Nghe sôi sục cả linh hồn nóng bỏng.
Người mẹ già thét lớn: "Mã Chiếm Sơn!"
(Mã run lên) "Đâu giọt rượu căm hờn?
Mãn Châu quốc nghe không mày, rên rỉ
Dưới gót sắt của Phù Tang ích kỷ
Đang mang quân giày xéo cả Trung Hoa
Nước Trung Hoa yêu dấu của lòng ta
Đã thống khổ bởi bao xiềng ngoại quốc!
Chưa vừa ư những tai ương thảm khốc
Đã đè trên dân tộc nước non mày!
Có chi vui sông núi đỏ tràn thây
Mà Mã tướng ngày nay dâng rượu cúc?
Rượu cúc ấy, Chiếm Sơn, là rượu nhục!"


Rừng phương xa loáng bạc nắng lung lay
Hoa đào bay, trước cửa, hoa đào bay
Trong hoa tuyết trắng ngần rơi lả tả...
Và xuân ấy năm nghìn quân của Mã
Đánh tan xương của Nhật, một sư đoàn.


Thơ của Tố Hữu 22: Hồn chiến sĩ



Em hãy vặn dây đàn lên tí nữa
Và hãy cao giọng hát khúc sầu bi
Đưa ngón tay nhỏ mềm, em hãy lựa
Tiếng đàn sao cho nức nở, lâm ly!


Em không khóc, nhưng sao anh muốn khóc
Em không than, anh lại những buồn đau
Con chim non không đợi chờ cánh mọc
Cơ khổ em mới ngần ấy tuổi đầu!


Vui sao được, hở em, thân gầy gõ
Ôm đàn đi chưa vững trên đường mòn
Trí vẩn vơ nghĩ đến đàn em nhỏ
Vây quan giường mẹ ốm ngóng chờ con.


Trẻ nhà sang nô đùa trong bóng mát
Em lạnh lùng nhìn chúng, bước chân qua
Em mạnh bạo chống bất công, tàn ác
Không cầu xin, không cất tiếng kêu ca


Em sẵn có linh hồn người chiến sĩ
Ngạo nghễ cười với nắng sớm sương đêm
Buông tiếng dây não nùng em mai mỉa
Cả một thời dưới ách nặng, nằm im!




Thơ của Tố Hữu 23: Xuân lòng



Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu
Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh
Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu
Và chảy tan qua kẽ lá vườn chanh.


Gió nhè nhẹ, hương cỏ cây nhè nhẹ
Thoảng bay lên, hương mạ dưới đồng xa
Tự đâu đó, hương muôn hoa mới hé
Như khói trầm từ đỉnh rộng bao la.


Hơi xuân ấm trả cho trời đất lặng
Tiếng reo ca nhí nhảnh và ngây thơ
Của đàn sáo say phơi mình dưới nắng
Chim nghệ vàng rỉa cánh trên nhành tơ...


Xuân trong sáng, xuân thơm, xuân ríu rít
Nhưng xuân đâu tươi đẹp, không xuân lòng ?
Ôi xuân nay chỉ là xuân lạnh chết
Trong buồn đau phẫn uất của công nông!


Xuân nay chỉ một mùa tang đẫm máu
Lòng người đang thét nỗi bi ai
Đứng phắt dậy ? Hỡi muôn hồn phấn đấu
Phá bất bình, mưu sống cho ngày mai...


Rồi xuân ấy, cả nhân quần vui vẻ
Nắm tay nhau, tuy khác tiếng, màu da
Giẩm chân lên những núi sông chia rẽ
Và ôm nhau thân ái cùng vang ca.




Thơ của Tố Hữu 24: Vú em



Nàng gửi con về nương xóm cũ
Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi
Rồi từ hôm ấy, ôm con chủ
Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi


Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh
Không chăn, không nệm ấm, không màn
Biết đâu trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng tiếng đã khan!


Rồi từ hôm ấy, dưới đêm sâu
Hồi hộp nàng ra vịn cửa lầu
Nhìn xuống ven trời dày bóng nặng
Tìm nghe trong gió tiếng con đâu


Gió vẫn vô tình lơ đãng bay
Những tàu cau yếu sẽ lung lay
Xạc xào động cánh đau lòng mẹ
Nghe tiếng lòng con vẳng tới đây!


Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi
Gục đầu thổn thức trong bàn tay...
Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này?


Thơ của Tố Hữu 25: Tình thương với chiến tranh



Hỡi những bà mẹ hiền
Hỡi những bà đáng kính
Đang não nuột ưu phiền
Nỗi chồng con đi lính!


Các bà đã từng trải
Biết bao nhiêu ngày đêm
Trong một trời sợ hãi
Riết chặt những bầu tim.


Các bà đã từng trông
Qua tình thương vô hạn
Bao nhiêu cảnh đau lòng
Sặc nồng hơi khói đạn!


Đây những thành quách đổ
Đây những tháp đền tan
Tất cả, xưa, đồ sộ
Tất cả, nay, điêu tàn!


Đây, cời đống gạch lên
Phải chăng các bà hỡi
Những thi thể non mềm
Hồng tươi như nắng mới


Ngày xưa trong tay mẹ
Nằm ngủ giấc mơ êm
Ngày xưa còn thơ bé
Ríu rít như đàn chim


Ngày xưa của tình yêu
Hai trái tim nồng ấm
Ca hát những ban chiều
Hai đầu xuân đằm thắm


Ngày xưa là hy vọng
Của bao mẹ hiền từ
Ngày xưa là tiên động
Của nỗi lòng ưu tư


Nhìn sâu xuống vào đây
Hỡi những bà yêu nước!
Phải chăng những hình hài
Của chồng con hôm trước?


Nếu đôi nơi, chưa phải
Thì trong cõi mênh mông
Hỡi linh hồn rộng rãi
Để giây phút mà trông!


Phải không, bờ bên kia
Hàng muôn người đi lại
Trên mộ địa, tìm bia
Như các bà ban nãy!


Rồi u sầu, rũ rượi
Họ sẽ tới tìm đây
Nước mắt trào như tưới
Nức nở, ôm ngàn thây!


Vì cũng như các bà
Họ thương chồng con chết
Cũng yêu nước, yêu nhà
Cũng giận loài quân phiệt.


Như các bà đau đớn!
Sông núi có biên cương
Biển trời dầu giới hạn
Đâu cản được tình thương!


Ôi tình thương muôn năm
Trong cõi lòng dào dạt
Sao lại hoá tình câm
Để thêm dày tội ác?


Các bà không bom đạn
Diệt loài buôn máu xương
Thì sao không ngăn cản
Binh lính với tình thương?


Sao không bảo chồng con:
- Về thôi! Quay mũi súng
Bắn chết cho kinh hồn
Cả một phường lợi dụng.



Thơ của Tố Hữu 26: Tiếng hát sông Hương



Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang


Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!


Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?


- Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng


Trên dòng Hương Giang...


Thơ của Tố Hữu 27: Nhớ người



Khi con hổ thênh thang trong rú rậm
Say hương cây bỗng mắc cạn giăng thầm
Nằm dài lưng trong cũi sắt trăm năm
Nó có nhớ buôn chăng: xa bóng núi ?
Cũng như nó, sa chân vào ngục tối
Sao mà ta tha thiết nhớ rừng nguờ!
Nhớ bạn đời trai trẻ dậy xuân tươi
Trong nét rắn của thân hình vạm vỡ
Nhớ những mắt thơ ngây nhìn bỡ ngỡ
Dưới hàng mi mở rộng chân trời hồng...


Nhớ những lời mong ước toả lên không:
Ôi đẹp đẽ, những linh hồn hăm hở
Săn đón bạn không cần chi mặc cả
Nhọc bao nhiêu và giá bạn bao nhiêu
Miễn thêm đông, thiệt mấy cũng lời nhiều
Ôi ngạo mạn là lòng người tuổi trẻ!
Tiêu hoang thế vẫn dồi dào sức khoẻ
Giàu đức tin nên vẫn thấy đời vui
Cả tương lai ngào ngạt vị thơm bùi,
Bước một bước, tưởng thêm gần thế giới
Của Bình đẳng, Tự do và Bác ái
Ồ những trái tim trong tựa thuỷ tinh
Giống nhau sao những gương mặt hiền lành


Ta nhớ lắm, hởi bạn đời yêu dấu
Con muôn thủa của tinh thần chiến đấu
Kiến trúc sư của xã hội ngày mai!
Cháy lòng ta nỗi nhớ, bạn đời ơi!
Chim trên mái kêu nhau về tổ ở
Chờ đây một mình ta sau cánh cửa
Đi vẫn vơ theo bốn vách xà lim
Ôi cô đơn thấm lạnh cả tâm tình
Nghe bên cạnh tiếng ngáp dài ngao ngán...




Thơ của Tố Hữu 28: Tâm tư trong tù



Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u...


Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về...


Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá!
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài
Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài
Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời sây hoa trái
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày...


Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Tôi phút bỗng như quên đời thê thảm
Ở ngoài kia... biết bao thân tù hãm
Đoạ đầy trong những hố thẳm không cùng
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
Tôi chỉ một con chim bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to
Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!
Tôi, hôm nay, dầu xa tạm ngọn cờ
Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não!
Nơi đày ải là Đắc Pao, Lao Bảo
Là Côn Lôn thế giới của ưu phiền?


Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin
Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn:
Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời
Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi
Còn trừ diệt cả một loài thú độc!


Có một tiếng còi xa trong gió rúc...




Thơ của Tố Hữu 29: Con Chim Của Tôi



Nó chết rồi, con chim của tôi
Con chim sẻ sẻ mới ra đời
Hôm qua nó hãy còn bay nhảy
Chỉ một ngày giam, đã chết rồi!


Tôi muốn cô đơn dịu bớt sầu
Nên tôi yêu nó có gì đâu!
Tình thương vô ý gây nên tội
Tôi đã tù, sao bắt nó tù?


Sao nỡ dù trong giây phút thôi
Bắt con chim nhỏ hận câm lời
Sao không trả nó về mây gió
Cho nó say sưa uống ánh trời?


Tôi dẫu dành cơm mớm nó ăn
Đủ làm sao được: thiếu không gian!
Sao tôi không hiểu, sao không hiểu?
Để tội tình chưa, nó chết oan!


Thơ của Tố Hữu 30: Trưa Tù



Đây thu gọn giữa thành cao bưng bít
Một mùa hé vây riết một hồn thơ
Mặt trời lên trên những ngọn bàng tơ
Bóng thưa thớt từ từ thu ngắn lại
Ngườihàng xứvề lao đi lải rải
Áo quần lam rách rưới dáng bơ phờ
Múc gió vàng trong những nón vàng khô
Và uể oải hắt vào lưng khét cháy
Mồ hôi. Mệt. Môi không buồn mấp máy
Mắt đờ cay sợ nắng khép lim dim
Mà ngoài sân, tất cả cũng im lìm:
Buồn không gió, hai hàng cây đứng ngủ
Đàn vịt nhỏ nằm ngây trên liếp cỏ
Đôi bồ câu trốn nắng dưới bờ mương
Đằng xa kia, nắng gắt dọc chông tường
Người lính đứng, gục đầu trên vọng gác.


Thơ của Tố Hữu 31: Đông



Đêm nay gió biển đông về
Mùa thu chừng đã tái tê đất trời
Non quanh chừng đã lạnh rồi
Rừng sâu run rẩy, xa vời tiếng rung


Sân lao mấy cội vông đồng
Lá cành xao xác, buồn đông não nề
Một mình nằm tựa đêm nghe
Lạnh lùng gió lọt vào khe cửa buồng


Mền không mà chiếu cũng không
Một mình trơ trọi giữa phòng xà linh
Nằm nghe mình chuyện với mình
Mênh mông nhớ bạn, gởi tình trăm phương...




Thơ của Tố Hữu 32: Đôi Bạn



Một đêm tối không mưa mà gió lạnh
Thổi đìu hiu vào những chấn song dày
Tôi nằm rên, đói lắm, đã năm ngày
Đèn đợi tắt. Bỗng bên ngoài lặng lẽ
Có tiếng bước chân ai, dặt dè, nhẹ nhẹ
Rồi âm thầm hiện trước cửa xà lim
Một bóng đen. Người lính gác đi rình?
Tôi nghĩ thế, và làm thinh chỉ ngó.


Cái bóng sẽ nghiêng đầu qua cửa sổ
Rồi kêu vô bằng giọng cổ: "Tường ơi!"
Tiếng quen quen. À phải, bạn đây rồi!
Tôi nhỏm dậy, tới gần se sẽ đáp:
"Bác đấy bác? Tường đây, mai lại gặp
Đêm lạnh rồi, cơ khổ bác mang tơi!"
Cái tơi gà xích lại ngó vào tôi
Rồi nức nở: "Tường ơi! Anh đói lắm?
Tôi chỉ sợ qua đây đà quá chậm
Mất anh rồi, tôi khổ biết bao nhiêu!"


Cả lòng tôi khi ấy rố trăm chiều!
Tôi muốn nói một đôi lời an ủi
Nhưng lại sợ động lòng anh quá vội
Nên nghẹn ngào, chỉ ấp úng: "Bác ơi!
Thôi bác đừng khóc nữa, khổ lòng tôi!"
Người lính sẽ đưa tay, chùi nước mắt
Tôi những tưởng nỗi lòng anh tạm tắt
Nhưng mà không, anh mếu máo: "Tường nầy!
Mới khi mai, cụ sứ tuốt lên đây
Hắn nói rứa: "Chết thì cho manh chiếu!"
Rồi không đợi tôi phân trần anh hiểu
Người bạn già lại nức nở trong tơi...
Biết làm sao ngăn cản được bằng lời
Tiếng khóc của chân tình đau đớn ấy!
Tôi chỉ đợi cơn buồn anh dịu lại
Mới nên lời khuyên giải một vài câu:
"Bác đừng nên khóc nữa, đã chi đâu
Đói chỉ mới dăm ngày, chưa đến liệt
Mà dẫu phải mai đây rồi sức kiệt
Anh em tôi có chết một đôi người
Chết đôi người nhưng để được ngày mai
Quyền lợi cướp giành lui cho kẻ sống
Thì chết đó có chi đâu là uổng?
Dứt đời đi mà vẫn cứ yên lòng!
Đời chúng ta còn lắm nỗi lao lung
Mà muốn sống, phải xông vào cái chết
Phải tranh đấu đến kì cùng, quyết liệt
Còn một giây, còn một chút tàn hơi
Là phải còn tranh đấu mãi không thôi
Lấy xương máu mà chọi cùng sắt lửa!"


Người lính gác đứng im, không khóc nữa
Chỉ nghẹn ngào kể lể với lòng tôi:
"Rồi anh em nếu chết một đôi người
Đau đớn thế, tôi sao cầm nước mắt?"
Tôi chẳng nói, chuồi tay qua cửa sắt
Và ngậm ngùi: "Bác cầm lấy tay cho!"
Cái bàn tay lính riết cái tay tù
Đôi cơ thể tưởng ôi hoà trộn máu.
Với tất cả bao nhiêu tình ngọc báu
Của đôi linh hồn khổ tối hôm nay
Phút đậm đà, tôi sẽ kéo bàn tay
Dày dạn đó, nghe chuyển đầy sức mạnh
Và cúi xuống hôn nồng trong tay lạnh...


Rồi bâng khuâng đôi bạn dưới đêm mờ
Trông lên trời le lói ánh sao sa
Cùng im lặng để nghe lòng chung điệu.


Thơ của Tố Hữu 33: Người Lính Đêm



Đêm nay sương xuống phủ trăng mờ
Anh lính ngoài kia đi vẩn vơ
Lao ngủ mà anh còn thức đó
Với sương từng giọt, gió từng tờ.


Thỉnh thoảng dừng chân giữa lối đêm
Nghiêng nghiêng tai mỏng lắng im lìm
Lá bàng nhẹ nhẹ gieo đôi tấm
Như mảnh hồn qua, động vách thềm.


Anh tạm yên lòng trong phút giây
Tréo chân đứng tựa góc tường đây
Tì tay lên súng xuôi vai nặng
Rồi gục đầu trong tiếng ngáp dài.


Không ngủ nhưng mà thứa với ai?
Anh lim dim mắt rát cay hoài
Nghĩ gì không biết sau đôi mí
Anh có buồn không, anh lính ơi?


Có lẽ, nên anh mới dối mình
Vờ vui lên huýt gió thanh thanh
Nhưng lòng kia chỉ thêm ngao ngán
Buồn lại thêm buồn, anh lặng thinh.


Rồi lại mênh mông tiếng ngáp dài
Chán chường uể oải trút lên vai
Vẩn vơ anh lại lê từng bước
Chẳng biết mơ chi, lại ngó trời?




Thơ của Tố Hữu 34: Người Về



Rồi một hôm nào cởi áo xanh
Hết cùm hết xích hết roi canh
Nghiêng vai trút nhẹ đời giam cấm
Anh trở về anh của gia đình


Đây nẻo làng quen tự bé thơ
Tre thân ngoắt ngọn ý mong chờ
Mái nhà ai khói lam lên đó
Có phải nhà anh những thuở xưa?


Có lẽ con anh lớn lắm rồi
Chúng cương đùa nghịch hét vangcươi
Anh về, chắc chúng ngừng vui lại
Bỡ ngỡ rồi la: "Cha! Cha ơi!"


Và vợ anh đương thổi lửa chiều
Run mừng quẳng đũa bỏ nồi niêu
Đôi hàng tóc xoã tung không búi
Ôm lấy anh mà khóc giận yêu.


Nhưng ngõ nhà xưa đã tới đây
Cột sơn đã đuổi liếp tre gầy
Bảng mờ ai khắc tên lên đó?
Anh thấy sao như kẻ lạc loài.


Chân muốn vô song lại ngập ngừng
Chó nhà đâu đã sủa người dưng
Anh nhìn len lét vườn cau mới
Và tấm bình phong đứng lạnh lùng.


Không, chính xưa anh ở chốn này
Tre già còn đó, miếu còn đây
Lòng bâng khuâng mãi ôn ngày cũ
Chợt tiếng người đâu: "Chú hỏi ai?"


Anh hỏi nhà anh - "Không phải đây!"
Rồi thôi quay đóng cửa then gài
Để ngoài sương gió chiều nghe lạnh
Bên khóm tre già, khách đứng ngây...




Thơ của Tố Hữu 35: Tiếng chuông nhà thờ


Mỗi buổi mai lên
Trên tường mái phố
Chuông nhà thờ đổ
Mỗi buổi hoàng hôn
Rủ xuống linh hồn
Chim hôm vê tổ
Chuông nhà thờ đổ...


Tiếng đồng ngân nga
Khoan thai bao la
Bình yên uỷ mị
Dịu dàng mang ý
Muôn lời ngọt thương...
Ai nằm trong sương
Bên đường phố lạnh
Áo tàn nửa cánh
Cơm thừa nửa mo


Ai dưới đồng khô
Buồn lo méo mặt.
Thuế sưu chồng chất
Nặng ách trâu cày
Ai hai bàn tay
Dầy chai lắm mỡ
Hỡi người bạn thợ
Đường đi bước cùng


Có lúc nào không
Nghe hồi chuông đổ
Mà lòng bớt khổ
Mà môi nở cười ?
Hay tiếng chuông rơi
Buông lời an ủi
Càng khua sầu tủi
Càng rung oán hờn!




Thơ của Tố Hữu 36: Gió khét bụi nồng hè nắng gắt



Khách đường xa dưới mặt trời mưa
Chân gõ nhịp đi lên bước nhật
Miệng vang lừng huýt gió say sưa.


Bóng về cội, cây không rưới mát
Nóng thiêu đầu, nóng rát chân trơn
Đôi má đỏ, mồ hôi trán ướt
Khách lau qua với vạt áo sờn.


Rải rác bên đường, đôi quán trọ
Dừng chân uống ngụm nước bồi hồi
Băn khăn khách lại lên đường cũ
Không dám cầm lâu phút nghỉ ngơi.


Tình đã pân chia cùng đất rộng
Lòng không vướng nợ, bén duyên gì
Dầu ngăn lối đó, bao nhu cảm
Chân vẫn bình yên vượt bước đi.


Và cứ tưng bừng theo lửa sống
Đường xa vô hạn, đích vô cùng
Chân trời lui mãi lan lan rộng
Hy vọng tràn lên đồng mênh mông...


Thơ của Tố Hữu 37: Tương Thân



Tôi gặp bà con mới một lần
Mà sao lòng đã thấy yêu thân
Như quen biết tựa ngày xưa ấy
Mỗi mặt phong trần, một nét nhăn.


Ở cũng bàn tay đã nắm qua
Ngón tay gân guốc nhám chai da
Cũng mùi lưng khét quen mưa nắng
Cũng những lời quê ý thiệt thà.


Thôi kể làm chi nỗi đoạn trường
Sau ruồng tre ấy, chốn quê hương
Tháng ngày chát cổ cơm khoai sắn
Rách rưới lều che tạm gió sương.


Hiều nhau rồi, hiểu lắm bạn ơi
Chừ đây, không đợi nói lên lời
Tay cầm tay với lòng chung một
Mau xúm lưng nhau dựng lại đời.




Thơ của Tố Hữu 38: Đêm giao thừa


Đêm nay pháo nổ giao thừa
Mà người chiến sĩ không nhà còn đi
Truông dài, bãi rộng, đồng khuya
Người đi như chẳng nhớ gì tết xuân
Người đi quên hết gian truân
Say mê như một dân quân trên đường
Xóm làng phảng phất quê hương
Nước non man mác tình thương mặn nồng
Song trong mưa gió lạnh lùng
Tái tê chân cũng ngại ngù bước gieo
Nép lưng vào miếu tranh nghèo
Nao nao lòng lại mơ theo cờ hồng.


Thơ của Tố Hữu 39: Tiếng hát trên đê



Thương chồng, em phải thay chồng
Thay chồng đi đắp đê công suốt ngày
Suốt ngày em lội dưới lầy
Lùa bùn vác đất đắp dày đường cao
Bụng em không hạt cơm nào
Củ chuối em đào, ăn vớihổngxanh
Trời ơi! Mưa gió còn hành
Áo chiếu tan tành, em rét buốt xương!
Thầy cai ông xếp không thương
Ròi bò còn vụt còn tương lên đầu!
Chem cha ba đứa đánh phu
Choa đói choa rét, bay thù gì choa?
Bay coi Tây - Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà, bà con?
Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn lại trả đòn cho coi!


Thơ của Tố Hữu 40: Hồ Chí Minh



Hồ Chí Minh
Người lính già
Đã quyết chiến hy sinh
Cho Việt Nam độc lập
Cho thế giới hoà bình!
Người đã sống năm mươi năm vũ bão
Vì nhân loại
Người quyết dâng xương máu
Vì giang sơn
Người quyết dứt gia đình!


Hồ Chí Minh
Người đã quyết
Mặc phong ba giá tuyết
Mặc gươm súng xiềng gông
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong


Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng!
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng
Hồn vẫn tươi vui, thơm ngát tình đời
Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi
Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến
Cờ đã phất, phải gương cao quyết tiến! Người xông lên
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên
Rập bước tiến bên người Cha anh dũng.
Tiếng Người thét
Mau lên gươm lắp súng!
Và cả đoàn quân
Đã bao nhiêu năm tháng trải phong trần
Mắt sáng quắc tay xanh loè mã tấu
Vụt ào lên quyết hy sinh chiến đấu
Diệt cường quyền!
Ôi sức mạnh vô biên!
Hồ Chí Minh
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương!
Chúng tôi đây
Lớp con cháu trên đường
Gươm tuốt vỏ, súng cầm tay, xốc tới
Ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca


Hồ Chí Minh
Người trẻ mãi không già!


Trên đây là bài viết về Top những bài thơ hay nhất của Tố Hữu? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích về thơ Tố Hữu trong kho tàng văn học Việt Nam.

Xem thêm: Top những bài thơ hay nhất của Tản Đà
 
  • Chủ đề
    thơ tho hay thơ tố hữu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,746
    Bài viết
    467,576
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top