Top những chiếc máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến Full-frame tốt nhất trong năm 2016

0.dslr-full-frame.jpg

Ngay cả khi không ít các dòng máy ảnh khác nhau được ra mắt trong thời gian gần đây đi chăng nữa, thì DSLR Full-frame vẫn là một sự lựa chọn gần như không thể thay thế trong việc mang đến những trải nghiệm chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực này. Có thể với cấu tạo của mình, các dòng máy DSLR có phần to và nặng hơn, cũng như có mức giá thành cao hơn để đến tay người dùng, nhưng với một cảm biến mạnh mẽ hơn cho phép mang đến một bức ảnh sống động và hoàn toàn chân thật ngay từ những lần trải nghiệm đầu tiên với dòng sản phẩm này

Không những thế, Full-frame DLSR không chỉ dừng lại việc phục vụ cho người dùng chuyên nghiệp với mức giá cao ngất ngưỡng trên thông số gần như đạt đỉnh, chúng ta vẫn không khó để tìm đến những phiên bản giá thành thấp hơn trong nhu cầu mong muốn có được những bức ảnh chất lượng tốt mà vẫn phù hợp với túi tiền, điều mà không nhiều dòng máy khác có thể đáp ứng

Mạnh mẽ trong hiệu năng và đa dạng trong phân khúc đã khiến cho Mirrorless với tính năng hấp dẫn hơn vẫn không thể nào đè bẹp hay thay thế hoàn toàn DSLR Full-frame, mà chỉ song hành như một đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực máy ảnh. Nhưng liệu trong số các máy ảnh DSLR Full-frame đó thì đâu mới là cái tên tốt nhất thị trường ở thời điểm hiện tại?

1.-canon-eos-5d-mark-iv(1).jpg

Canon EOS 5D Mark IV

Một trong những chiếc máy ảnh DSLR tốt nhất từng được sản xuất

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 30.4MP | Tự động lấy nét: 61-point AF, 41 cross-type | Màn hình: cảm ứng, 3.2-inch, 1.620.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 7fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Hiệu năng chụp ảnh ấn tượng
+ Hệ thống AF cao cấp

Khuyết điểm:
+ Có mức giá thành tương đối cao hơn các đối thủ khác trên thị trường
+ Hạn chế về khả năng tùy chỉnh trong chế độ quay phim 4K

Với những ai đã từng sử dụng dòng sản phẩm máy ảnh Canon 5D cũng sẽ biết nó có chất lượng ấn tượng đến như thế nào, không những thế mà qua mỗi thế hệ, đó còn là sự kế thừa cũng như nâng cấp một cách ấn tượng. Ở phiên bản Canon EOS 5D nguyên bản đầu tiên, đó là khả năng chụp ảnh full-frame được đẩy lên mức cao nhất trong số những máy ảnh DSLR cùng thời, đến phiên bản Mark II là việc quay phim Full HD lần đầu tiên xuất hiện trên một máy ảnh DSLR, và cái tên Mark III chính là sự khẳng định những giá trị được yêu thích của mình trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp để biến cái tên này trở thành một thiết bị không thể thiếu cho những ai đã từng bước chân vào ngành công nghiệp mang đầy tính nghệ thuật như thế. Chính vì thế mà 5D Mark IV lại được chú trọng rất nhiều trong khâu sản xuất, với việc cải tiến những gì đã tốt trở nên hoàn hảo hơn. Một cảm biến trên công nghệ Full-frame CMOS tạo nên sự sắc nét tối ưu hơn, bên cạnh một hệ thống AF, hay còn được biết đến dưới tên gọi tự động lấy nét 61-point cho một lợi thế hoàn toàn lớn, và không hổ danh để có thể nói rằng Canon 5D Mark IV xứng đáng trở thành một trong những chiếc máy DSLR tốt nhất từng được sản xuất ra kể từ lúc những định nghĩa về dòng này xuất hiện cho đến nay

2.-nikon-d810(1).jpg

Nikon D810

Sự lựa chọn ấn tượng ngay cả khi không nằm ở vị trí dẫn đầu

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 36.3MP | Tự động lấy nét: 51-point AF, 15 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 1.228.800 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 5fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Cảm biến ảnh có độ phân giải cao
+ Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn với 5fps

Khuyết điểm:
+ Không tích hợp sẵn kết nối Wi-Fi
+ Hạn chế hơn trong khả năng lưu trữ hơn với kích thước ảnh có phần lớn hơn

Không chỉ Canon EOS 5D Mark IV mới là một sự lựa chọn hấp dẫn trong dòng máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến Full-frame CMOS, mà Nikon cũng chính thức có câu trả lời cho sự cạnh tranh của hãng này bằng cái tên Nikon D810 mang đến một chất lượng không hề thua kém. Với một độ phân giải lớn hơn lên đến 36.3MP, thật không quá khó để hiểu mức độ chi tiết và độ sắc nét trên các bức ảnh mà thiết bị này tạo ra có thể được đẩy lên một giới hạn như thế nào, bên cạnh thời lượng pin mạnh mẽ cho phép thiết bị có thể tạo ra tới 1200 bức ảnh, điều mà Nikon tự hào trong việc vượt qua Canon EOS 5D Mark IV một cách ngoạn mục như thế nào. Hệ thống lấy nét dựa theo tiêu chuẩn 51-point cho Nikon D810 một khả năng đáp ứng và hoàn thiện tốt không kém trong nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

3.-canon-eos-5ds.jpg

Canon EOS 5DS

Khi những chuẩn mực về máy ảnh DSLR được định nghĩa lại hoàn toàn

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 50.6MP | Tự động lấy nét: 61-point AF, 41 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 1.040.400 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 5fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Hiệu năng mạnh mẽ trong khả năng chụp ảnh
+ Lấy nét ấn tượng, cân bằng trắng tốt

Khuyết điểm:
+ Các tập tin ảnh có dung lượng lớn, đặc biệt ở dạng RAW
+ Không tích hợp kết nối Wi-Fi trực tiếp trên thiết bị

Với độ phân giải đạt đến mức 50.6MP, rõ ràng Canon EOS 5DS là thiết bị gần như duy nhất trong lĩnh vực DSLR có thể làm được, đồng thời bỏ rơi một khoảng cách khá xa với người đang đứng sau đó trên thị trường. Mặc dù chúng ta có thể thấy sự lặp lại của con số này trên người anh em Canon EOS 5DS R, một phiên bản được xây dựng trên những thông số của EOS 5DS, thế nhưng nếu nói về Canon EOS EOS 5DS, thì với bộ lọc khử nhiễu tích hợp trên cảm biến giúp chiếc máy ảnh này của chúng ta cho hình ảnh với độ chi tiết cũng như độ nét lớn hơn trên những khoảng chi tiết có kích thước nhỏ trong từng bức ảnh. Sự gia tăng đến mức gần như là tối đa hiện nay về độ phân giải trên các cảm biến ảnh là một sự hứa hẹn, nhưng đó chưa phải là tất cả mỗi khi nhắc về Canon EOS 5DS.

Với Canon EOS 5DS, đó là sự xuất sắc trong chất lượng hình ảnh, độ chi tiết kinh ngạc đến khó tin, cũng như khả năng tự kiểm soát tốt các hiện tượng nhiễu. Thậm chí, ngay cả trong những bài benchmark khó khăn nhất về hình ảnh cũng không thể nào đủ sức làm khó với những gì mà thiết bị này được tích hợp bên trong nhờ vào hệ thống cảm biến Full-frame CMOS. Nhưng dù sao đi chăng nữa, Canon EOS 5DS vẫn có gì đó ngăn cản nó tiến vào sự hoàn hảo trong mảng DSLR khi thiếu hụt đi khả năng kết nối Wi-Fi hay quay phim với chất lượng cao hơn mức Full HD mà nó được thiết lập, cũng như độ phân giải quá cao đã khiến cho dung lượng từng tập tin mà nó tạo ra quá lớn để có thể sao chép một cách nhanh chóng qua những chiếc máy tính để xử lí hậu kì như các máy ảnh khác vẫn làm.

4.-nikon-d750.jpg

Nikon D750

Hiệu năng mạnh mẽ với mức giá ấn tượng, điều khó có thể tìm thấy ở dòng DSLR Full-frame

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 24.3MP | Tự động lấy nét: 51-point AF, 15 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 1.228.800 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 6.5fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Cảm biến 24MP Full-frame hoàn toàn mới
+ Hệ thống tự động lấy nét hoạt động trên hiệu năng cao

Khuyết điểm:
+ Không có mang đến quá nhiều hiệu ứng đặc biệt trong khả năng chụp ảnh
+ Màn hình thiết kế chưa thật sự đồng nhất với thiết bị

Cũng với cảm biến ảnh được đánh giá cao như Full-frame CMOS, thế nhưng nếu Nikon D810 có mức giá khá cao để sở hữu, thì Nikon D750 lại giúp người dùng dễ dàng hơn trong những lựa chọn của mình khi rẻ hơn đến 25% nhưng cung cấp hệ thống các tính năng không hề kém cạnh. So với những người anh em của mình như D610, thì phiên bản Nikon D750 cũng mang trên mình một hệ thống tự động lấy nét ấn tượng trong cả khả năng quay phim cũng như chụp ảnh cho độ nhạy cao trong mọi tương tác với vật thể được người dùng thực hiện. Dù mang đến độ phân giải tốt ở mức 24.3MP, thế nhưng Nikon D750 cũng có những điểm thiếu hụt trong thiết kế của mình với việc mang đến tốc độ chụp ảnh liên tục chưa đúng như những mong đợi của người dùng ban đầu về dòng máy này, hay các hiệu ứng đặc biệt và HDR còn đôi chút hạn chế. Nhưng bù lại, Nikon cũng nhanh chóng bù vào các khuyết điểm đó bằng việc hỗ trợ kết nối Wi-Fi tích hợp sẵn để giao tiếp một cách hữu ích với các ngoại vi trực tiếp mà không cần trung gian từ thẻ nhớ SD lưu trữ. Vì vậy, thì Nikon D750 vẫn là một cái tên tốt để lựa chọn cân xứng trong tầm giá với những tính đồ nhiếp ảnh hay kể cả những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hàng đầu

5.-nikon-d5.jpg

Nikon D5

Một trong những chiếc máy ảnh cao cấp với hệ thống lấy nét tốt nhất chưa từng thấy

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 20.8MP | Tự động lấy nét: 173-point AF, 99 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 2.359.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 12fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Hệ thống lấy nét với một hiệu năng ấn tượng
+ Hỗ trợ khoảng ISO lớn

Khuyết điểm:
+ Giới hạn về thời lượng trong khả năng quay phim độ phân giải 4K
+ Tương đối nặng để có thể tương tác một cách thoải mái

Nikon D5 là thiết bị flagship mới nhất trong dòng DLSR với cảm biến Full-frame mới nhất đến từ Nikon, và vì thế mà rõ ràng, thiết bị này không hề đem đến sự thất vọng nào cho người dùng trong các tính năng của mình. Không sở hữu một độ phân giải quá lớn khi ổn định ở mức 20.8MP, nhưng điều đó phần nào giúp Nikon D5 có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các thiết bị sử dụng cảm biến ASP CMOS khác trong tốc độ chụp liên tục trên con số 12fps của mình, bên cạnh giới hạn ISO được đẩy lên đến 3,280,000, con số mà chưa từng một thiết bị nào có thể làm được từ trước đến nay. Bên cạnh đó phải kể đến sự ấn tượng trong khả năng lấy nét 173-point AF của mình, cho tốc độ nhanh đến mức không một chuyển động nào có thể vượt ra khỏi cái nhìn của Nikon D5 với độ chính xác và rõ nét cực kì cao. Dù vậy, khả năng quay phim của Nikon D5 có phần khá hạn chế khi tương tác với độ phân giải 4K hoàn toàn tốt với thời lượng tối đa chỉ có 3 phút, nhưng ngay cả thế đi nữa thì đây vẫn là một cái tên phi thường trong khả năng chụp ảnh mà người dùng có thể mua được

6.-canon-eos-1d-x-mark-ii.jpg

Canon EOS-1D X Mark II

Khi khả năng chụp ảnh liên tục được đẩy lên mức giới hạn hoàn toàn mới

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 20.2MP | Tự động lấy nét: 61-point AF, 41 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 1.620.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 14fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Thiết kế thông minh trong hệ thống điều khiển tính năng cung cấp cho người dùng
+ Tốc độ chụp ảnh ấn tượng với 14fps

Khuyết điểm:
+ Hệ thống điều khiển còn hơi rườm rà
+ Giới hạn trong màn hình cảm ứng

Có thể nói một điều rằng việc lựa chọn giữa Canon EOS-1D X Mark II và Nikon D5 dường như chỉ đơn thuần là việc đáp ứng khả năng tương thích với các ống kính hỗ trợ mà chúng ta có đến từ các nhà sản xuất khác nhau riêng biệt cho hai dòng máy ảnh này bởi các thông số của cái tên đến từ Canon và Nikon này không quá khác biệt với nhau về tổng thể, nhưng bên cạnh đó vẫn là chút gì đó đặc trưng với từng dòng sản phẩm. Với Canon EOS-1D X Mark II, đó là một hiệu năng mạnh mẽ và khả năng tương thích tốt hơn cho những ai lựa chọn thiết bị này trong các nhu cầu chụp ảnh liên quan chính đến chủ đề thể thao hay thế giới hoang dã bởi tốc độ chụp liên tục của thiết bị này gần như là giới hạn hiện nay với 14fps, một con số không thể tưởng tượng trên cảm biến Full-frame. Có thể hệ thống lấy nét của Canon EOS-1D X Mark II được thiết kế thấp hơn so với Nikon D5 để mang đến độ nhạy ở mức hoàn hảo, thế nhưng chiếc máy DSLR đến từ Canon bù lại có ưu thế tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng để mang đến chất lượng tốt nhất trong khoảng độ nhạy lấy nét tiêu chuẩn của mình

7.-pentax-k-1.jpg

Pentax K-1

Chiếc máy DSLR với cảm biến Full-frame đầu tiên của Pentax

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 36MP | Tự động lấy nét: 33-point AF, 25 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 1.037.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 4.4fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Tính năng hấp dẫn
+ Mức giá thành mang tính cạnh tranh

Khuyết điểm:
+ Hệ thống lấy nét tốc độ còn chậm
+ Danh mục điều khiển có phần lỗi thời

Pentax K-1 là chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên của Pentax, dù vậy, thì đây vẫn là những nỗ lực không hề kém của họ khi mang đến một sản phẩm với chất lượng thiết kế tốt cùng cảm biến ảnh Full-frame được đánh giá khá cao trên thị trường bên cạnh mức giá đầy tính cạnh tranh với các ông lớn khác trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Có thể với nhiều người cho rằng Pentax K-1 không hề rẻ, nhưng nếu so với Nikon D810, Canon 5D Mark III hay Sony Alpha 7R II với các tính năng tương đương thì nó vẫn có một lợi thế không hề nhỏ. Công nghệ Pixel Shift Technology của Pentax hoạt động hoàn toàn thông minh trên phiên bản Pentax K-1 đã giúp cho công ty này tạo ra được những sản phẩm nhận nhiều sự đánh giá cao trong chất lượng hình ảnh, đặc biệt là trong những bức ảnh với không gian mở, các bức ảnh liên quan đến đời sống hay ảnh chân dung, hay tất cả những thể loại ảnh nào không cần lấy nét quá nhanh đều được tận dụng hết sức mạnh vốn có của Pentax K-1 với một độ phân giải cực kì cao và sắc nét

8.-nikon-d610.jpg

Nikon D610

Sự lựa chọn hoàn hảo cho những trải nghiệm đầu tiên với DSLR Full--frame

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 24.3MP | Tự động lấy nét: 39-point AF, 9 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 1.037.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 6fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Cảm biến có chất lượng tốt

Khuyết điểm:
+ Hệ thống lấy nét tốc độ còn chậm
+ Không tích hợp kết nối Wi-Fi
+ Khả năng hiển thị trên màn hình cần được cải thiện thêm

Trong khi Nikon D750 mang đến một giá trị tốt trong dòng sản phẩm máy ảnh DSLR Full-frame, thì Nikon D610 dường như là phiên bản mang người dùng đến những trải nghiệm đầu tiên với dòng máy này một cách tốt hơn với mức giá thành có phần dễ chịu hơn. Với Nikon D610, đây là một bản nâng cấp phải nói là mạnh mẽ so với người đàn anh D600 của mình không những trong các vấn đề thường gặp liên quan đến cảm biến trước đây, mà còn tập trung vào việc cải thiện chất lượng hình ảnh tốt hơn cũng như thiết kế bên ngoài một cách hợp lí hơn. Có thể độ phân giải của Nikon D610 thấp hơn phiên bản giá rẻ Nikon D7100, nhưng với một kích thước cảm biến lớn hơn cho phép Nikon D610 mang đến độ ổn định hình ảnh lớn hơn cũng như giảm đến mức tối thiểu các hiện tượng nhiễu của hình ảnh. Full-frame cho phép Nikon D610 tham gia vào cuộc đua trong việc mang đến hình ảnh ấn tượng bên cạnh tích hợp sẵn kết nối Wi-Fi trong thiết kế sản phẩm, dù rằng hệ thống lấy nét của thiết bị không quá ấn tượng trên tiêu chuẩn 39-point của mình cũng như tốc độ chụp ảnh liên tiếp ở mức tương đối 6fps. Có thể rằng Nikon D610 dường như có phần lu mờ đi trước phiên bản mới hơn như Nikon D750, nhưng điều đó không thể khiến Nikon D610 giảm đi sức hút bởi chất lượng mà mình mang lại cho người dùng

9.-canon-eos-6d.jpg

Canon EOS 6D

Chiếc DSLR Full-frame với mức giá dễ chịu nhưng không hề thua kém trong tính năng

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 20.2MP | Tự động lấy nét: 11-point AF, 1 cross-type | Màn hình: 3-inch, 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 4.5fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Khả năng điều khiển nhanh nhạy với thiết kế giao diện trực quan
+ Chất lượng hình ảnh ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Không hỗ trợ đèn flash
+ Chỉ mang đến hình ảnh bằng 97% so với những gì ống ngắm thể hiện

Khi mà Nikon mang đến cho người dùng Nikon D610 như là một phiên bản DSLR Full-frame có mức giá thành dễ chịu hơn trong phân khúc cao cấp, thì Canon cũng có câu trả lời tương xứng trong khả năng cạnh tranh đến từ Canon EOS 6D. So với nhiều thiết bị mới ra mắt hiện nay, Canon EOS 6D với độ phân giải 20.2MP có phần gì đó gọi là lỗi thời, nhưng bù lại, nó vẫn mang đến một chiều sâu tốt cho bức ảnh tạo ra. Chất lượng hình ảnh tuyệt vời và cho cảm giác tốt về không gian cảm nhận dường như là một kết quả tất yếu đến từ hệ thống cảm biến kích thước lớn tích hợp trên chính Canon EOS 6D, đặc biệt hơn khi đây là một sản phẩm không mấy đắt đỏ để sở hữu. Với Canon EOS 6D trên các tính năng và mức giá của mình đã trở thành một thiết bị tốt cho những ai muốn làm quen với một chiếc máy DSLR Full-frame ngay cả khi hệ thống lấy nét không có gì quá đặc biệt, nhưng bù lại việc tích hợp Wi-Fi và GPS giúp mọi tương tác trở nên dễ dàng hơn với các thiết bị ngoại vi. Nếu bạn không lo ngại về vấn đề đèn Flash cũng như không mấy cần thiết trong tính năng này, thì Canon EOS 6D thực sự là một chiếc máy ảnh mang lại giá trị khó có thể bỏ qua trong thời điểm hiện tại

10.-nikon-df.jpg

Nikon Df

Quay ngược thời gian bằng thiết kế mang phong cách cổ điển đầy ấn tượng

Loại cảm biến ảnh: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 16.2MP | Tự động lấy nét: 39-point AF, 9 cross-type | Màn hình: 3.2-inch, 921.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 5.5fps | Quay phim: Không có | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Thiết kế nhỏ gọn và thời gian
+ Khả năng tùy chỉnh dễ dàng

Khuyết điểm:
+ Không hỗ trợ khả năng quay phim
+ Mức giá thành có phần hơi cao so với tổng thể thiết bị

Việc đem Nikon Df vào trong danh sách các thiết bị DSLR sử dụng cảm biến Full-frame tốt nhất hiện nay có lẽ chủ yếu đến từ thiết kế mang đậm tính thời trang của thiết bị là nhiều hơn khi rõ ràng các thống số mà chiếc máy này mang lại có phần thua xa với nhiều người anh em khác của mình hiện đang có mặt trên thị trường. Nếu để ý kĩ về thiết kế của Nikon Df, thật không khó để nhìn thấy sự quen thuộc của chiếc máy Nikon FM-Series Film SLR cổ điển của hãng này thời mà công nghệ Film 35mm vẫn còn là một sự quen thuộc của thế kỉ trước. Chính vì thế mà Nikon Df mang đến một ấn tượng mạnh mẽ, bên cạnh sự mở rộng về sự tích hợp số hóa vào máy ảnh bằng hệ thống điều khiển quen thuộc trên thân hình nhỏ nhắn với khả năng chống thấm nước cực kì ổn định. Mặc dù Nikon Df có màn thể hiện không hề thua kém trong điều kiện thiếu sáng, thế nhưng cảm biến 16.2MP của thiết bị này thật sự khó có thể cạnh tranh trong các thông số so với các đối thủ khác, cũng như bên cạnh đó Nikon Df là một chiếc máy ảnh thuần chủng không hề hỗ trợ khả năng quay phim nào trong các tính năng của mình. Nhưng ngay cả thế đi nữa, thì việc sưu tầm Nikon Df hay sử dụng nó trong các nhu cầu bình thường vẫn là một điều tuyệt vời mà người dùng có thể làm với thiết bị này ngay cả khi mức giá còn có phân hơi đắt đỏ đi chăng nữa

Theo TechRadar
 
Top