Top những ống kính máy ảnh góc nhìn rộng tốt nhất dành cho máy ảnh Canon và Nikon

0-wide-lens.jpg

Bên cạnh những ống kính thu phóng Telephoto, thì các ống kính góc nhìn rộng là những công cụ có tính phổ biến không hề mang tính thua kém trên thị trường máy ảnh ở thời điểm hiện tại. Nó thực sự tỏ ra sự hiệu quả cho những bức ảnh ngoại cảnh hay sự xuyên suốt trên các con đường vốn dĩ là những ngoại cảnh cần sự bao quát lớn trong toàn bộ chủ đề mà người dùng cần hướng tới. Hiện nay, có không ít sản phẩm ống kính góc rộng xuất hiện trên thị trường đến từ những hãng sản xuất máy ảnh như Canon hay Nikon, mà còn xuất phát từ nhiều nhà cung cấp thiết bị thứ 3 như Sigma hay Tamron là một ví dụ điển hình. Và trước khi mà bạn tìm kiếm cho mình một ống kính góc nhìn rộng phù hợp với chiếc máy ảnh của mình trước hàng tá những sản phẩm trên thị trường, thì chúng ta cần cân nhắc đến những tính năng chủ yếu mà thường là cảm biến ảnh và các tính năng đi kèm

Cảm biến ảnh – ASP-C và Full-frame

So với nhiều yếu tố khác có mặt trên máy ảnh, thì cảm biến ảnh tích hợp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cần được cân nhắc mỗi khi lựa chọn một sản phẩm ống kính góc rộng cho các máy ảnh DSLR. Trên thực tế, người dùng có thể sử dụng qua lại một ống kính được thiết kế cho cảm biến Full-frame cho một máy ảnh sử dụng ASP-C khi mà phần ngàm kết nối không quá nhiều khác biệt, nhưng khi đó, sự khác nhau trong cảm biến ảnh giữa Full-frame và ASP-C sẽ vô tình làm mất đi hiệu ứng góc rộng mà ống kính này vốn dĩ phải mang đến

1-wide-lens.jpg

Chẳng hạn như với một máy ảnh DSLR Full-frame điển hình như Canon EOS 6D là một ví dụ, khoảng thu phóng của chiếc máy ảnh này nằm trong khoảng 24-70mm, vì thế mà ống kính Full-frame như Canon EF 17-40mm sẽ mang đến một góc nhìn rộng dành cho các khung hình thu được.

Nhưng với Canon DSLR với cảm biến ASP-C như EOS 760D, hệ thống hỗ trợ ống kính của nó nằm trong khoảng tiêu cự 18-55mm, thì người dùng cần khoảng tiêu cự từ 10-20mm hay tương tự để có một góc nhìn rộng tương ứng

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng ống kính Canon 17-40mm cho một máy ảnh với cảm biến ASP-C, nhưng trên thực tế, các khung hình thu được sẽ có sự giới hạn khá nhiều so với các ống kính chính thức hỗ trợ cho cảm biến này

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng trong việc tìm kiếm cảm biến ảnh phù hợp cho ống kính khi bài viết này sẽ có sự phân chia một cách rõ ràng về các ống kính phục vụ cho từng máy ảnh DSRL của Canon hay Nikon, cũng như theo từng mục khác nhau phụ thuộc vào cảm biến ảnh mà ống kính hỗ trợ

Tính năng khử rung hình ảnh

Có một điều khác mà người dùng cần lưu ý trên những chiếc ống kính góc rộng này là nó đa số thường không có sự hỗ trợ trong tính năng ổn định hình ảnh, ngay cả khi mà khẩu độ của ống kính được giữ ổn định trong toàn khoảng thu phóng của nó. Điều này không thực sự quá quan trọng so với các ống kính thông thường vốn chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự rung lắc nhẹ của thiết bị có thể làm cho hình ảnh bị mờ, nhưng sự có mặt của tính năng này trên ống kính vẫn là một lợi thế hơn hẳn để đảm bảo độ nét tốt hơn

Những ống kính góc rộng tốt nhất cho dòng máy ảnh Canon ASP-C DSLR

1.-sigma-10-20mm-f3.5-ex-dc-hsm.jpg

Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM – Giá tham khảo: 9,900,000 đồng

Một sự kết hợp thông minh giữa hiệu năng, thông số và giá thành

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-20mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: 82mm | Kích thước tổng thể: 87.3 x 88.2mm | Khối lượng: 520g

Ưu điểm:
+ Khẩu độ tối đa tiếp tục được giữ ở mức không đổi
+ Thể hiện mạnh mẽ trong hiệu năng chụp ảnh

Khuyết điểm:
+ Không có tính năng hỗ trợ ổn định hình ảnh
+ Không phải là ống kính cho góc chụp rộng nhất của Sigma

Phiên bản Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM là một cái tên hoàn toàn mới mẻ với một kích thước lớn hơn cũng như có chất lượng tốt hơn so với dòng ống kính truyền thống 10-20mm của Sigma hiện có mặt trên thị trường. Tiếp tục trung thành với mức khẩu độ f/3.5 đã làm cho Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM có phần đắt giá hơn người tiền nhiệm của mình đôi chút. Được xem như là một phiên bản cao cấp được Sigma mang đến cho người dùng trong nhu cầu đáp ứng chụp ảnh góc nhìn rộng, vì thế mà Sigma rất chú trọng trong việc thiết kế và cấu tạo sản phẩm khi mang đến vòng điều chỉnh lấy nét siêu âm vô cùng êm ái và hiệu quả với 7 lớp thấu kính bên trong, cũng như tích hợp bộ lọc kích thước lớn lên đến 82mm. Độ nét cũng như là độ tương phản được đảm bảo một cách ấn tượng ngay cả trong mọi khoảng thu phóng khác nhau mà người dùng yêu cầu trên ống kính đặc trưng này. Màu sắc được kiểm soát tốt để mang lại sự chân thật trong cách nhìn, và sự biến dạng ảnh dường như chỉ xuất hiện một cách đáng chú ý khi ở những khoảng thu phóng tới gần nhất với vật thể. Về tổng quan, ống kính Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM ấn tượng này thật sự phù hợp và cân bằng với mức giá mang lại để người dùng có thể lựa chọn cho các nhu cầu khác nhau của mình

2.-sigma-8-16mm-f4.5-5.6-dc-hsm.jpg

Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM

Ống kính góc rộng với một góc chụp lớn hơn so với tất cả

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 8-16mm | Khẩu độ tối đa: f/4.5-5.6 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 75 x 105.7mm | Khối lượng: 555g

Ưu điểm:
+ Góc chụp ấn tượng ở một độ rộng hiếm có
+ Hệ thống tự động lấy nét thao tác mượt mà

Khuyết điểm:
+ Chỉ hỗ trợ tối đa khả năng thu phóng ở múc 2x
+ Không có vòng điều chỉnh bộ lọc

Mặc dù dòng sản phẩm Sigma 10-20mm f/3.5 được giới thiệu ở phía trên mang tính hiện đại cổ điển hơn trong các thông số kĩ thuật, hiệu năng và mức giá, nhưng nếu bạn mong muốn tìm kiếm một ống kính với góc chụp rộng hơn thế, thì chắc chắn bạn nên điểm qua dòng ống kính 8-16mm cũng đến từ Sigma và Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM là một ví dụ điển hình. Mặc dù có sự giới hạn trong khả năng thu phóng khi chỉ hỗ trợ ở mức tối đa 2x, nhưng với tiêu cự được cải thiện 2mm cho phép ở tỉ lệ thu phóng lớn hơn ống kính này có thể có một góc nhìn tốt hơn so với người anh em của mình. So với phiên bản 10-20mm, thì dòng ống kính 8-16mm có thể dài hơn trong những cấu tạo đặc trưng về bên trong, nhưng nhìn chung, chất lượng thiết kế tổng thể vẫn khá ấn tượng ở một sản phẩm cao cấp, bên cạnh vòng điều chỉnh lấy nét và khả năng thu phóng có hành trình tốt và êm ái trong các thao tác đưa ra từ phía người dùng. Tuy nhiên đi kèm với một góc nhìn rộng hơn cũng sẽ là những nhược điểm liên quan đến sự méo dạng hình ảnh rõ ràng hơn ở điểm thu phóng lớn nhất, dù vậy thì Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM vẫn là một cái tên khó có thể đánh bại trong việc tìm kiếm sự bao quát trong hình ảnh nhờ vào những đặc điểm có phần nổi trội của mình

3.-canon-ef-s-10-18mm-f4.5-5.6-is-stm.jpg

Canon EF-S 10-18mm f/4.5-5.6 IS STM – Giá tham khảo: 5,900,000 đồng

Giá thành rẻ nhưng chất lượng ấn tượng, bên cạnh khả năng hỗ trợ sự ổn định trong mặt hình ảnh

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-18mm | Khẩu độ tối đa: f/4.5-5.6 | Ổn định hình ảnh: 4 lớp | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.22m | Kích thước bộ lọc: 67mm | Kích thước tổng thể: 74.6 x 72mm | Khối lượng: 240g

Ưu điểm:
+ Hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh
+ Chất lượng tương xứng trong tầm giá

Khuyết điểm:
+ Chỉ hỗ trợ tối đa khả năng thu phóng ở múc 1.8x
+ Thiết kế không thực sự cao cấp với vỏ nhựa bên ngoài

Không chỉ cho ra nhiều thiết hơn trong dòng sản phẩm ống kính với hệ thống tự đông lấy nét STM (Stepping Motor – Động cơ bước), mà các sản phẩm kế nhiệm còn có sự nhỏ gọn tốt hơn cũng như nhẹ nhàng để người dùng có thể mang đi bất cứ đâu họ muốn một cách hiệu quả hơn. Mặc dù sự cắt giảm về khối lượng này đến từ việc sử dụng thiết kế đến từ chất liệu nhựa cứng thay vì kim loại, nhưng điều đó không ảnh hưởng lắm tới chất lượng ống kính khi cơ bản, hệ thống STM vẫn cho một khả năng tự động lấy nét một cách hoàn toàn êm ái cũng tốc độ cực kì nhanh chóng, hay êm ái, một trong những tính năng vô cùng quan trọng trong việc sử dụng ống kính này trong khả năng quay video trên thiết bị. Hệ thống vòng điều chỉnh lấy nét trên ống kính có phần mỏng hơn so với các sản phẩm khác trong cùng dòng ống kính rộng đã khiến những trải nghiệm có phần giảm xuống chút nhiều trong quá trình tương tác, nhưng không thể không phủ nhận được độ mượt mà và chính xác mà nó đem lại. Khoảng tiêu cự 10-18mm của Canon EF-S 10-18mm f/4.5-5.6 IS STM cho một góc nhìn rộng trong mọi khoảng thu phóng. Một điểm nhấn khác của cái tên đến từ Canon này là sự có mặt của tính năng hỗ trợ ổn định hình ảnh, một điều không thường thấy ở đại đa số ống kính góc nhìn rộng để tạo nên độ sắc nét có phần tốt hơn, thậm chí là có màn thể hiện ấn tượng hơn cả dòng Canon 10-22mm trên nhiều thiết lập chụp ảnh khác nhau với một mức gia thấp hơn nhiều

4.-tokina-at-x-pro-12-28mm-f4-dx.jpg

Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX – Giá tham khảo: 7,700,000 đồng

Một thiết kế tổng thể tốt đủ để tạo nên chất lượng tiêu chuẩn cho dòng ống kính góc rộng

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 12-28mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.25m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 84 x 90.2mm | Khối lượng: 530g

Ưu điểm:
+ Thiết kế tổng thể chất lượng tốt
+ Khả năng tự động lấy nét một cách êm ái

Khuyết điểm:
+ Không có góc chụp quá rộng trong dòng sản phẩm
+ Hiệu năng còn có phần chưa thật sự ấn tượng

Với khoảng tiêu cự ống kính nằm trong dải 12-28mm, có một điều chắc chắn rằng Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX không có một góc chụp quá rộng so với các đối thủ khác trong cùng thị trường, nhưng bù lại, khả năng thu phóng của sản phẩm này được đáp ứng ở mức cao hơn cũng như chất lượng thiết kế tổng thể tốt để chưa bao giờ trở thành một sự bỏ qua của đại đa số người dùng trong quá trình lựa chọn một ống kính hỗ trợ góc chụp lớn. Điểm nhấn của Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX nằm ở hệ thống tự động lấy nét SD-M hoạt động một cách êm ái được thiết kế dựa trên hệ thống GMR (Giant Magneto Resistance). Mặc dù không hẳn cho phép người dùng hoàn toàn điều chỉnh lấy nét bằng tay một cách hoàn toàn, nhưng người dùng vẫn có thể chuyển đổi chuyển đổi một cách nhanh chóng qua lại giữa Autofocus (tự động lấy nét) và Manual Focus (lấy nét bằng tay) thông qua sự điều chỉnh đơn giản trên vòng lấy nét đặt trên thân ống kính. Sự méo dạng hình ảnh vẫn là một điểm trừ xuất hiện trên góc kính ống rộng ở khoảng thu phóng ngắn nhất, nhưng nó không thật sự gây quá nhiều chú ý hay trở ngại trên toàn khoảng thu phóng của mình. Độ nét của Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX khá ấn tượng, nhưng nếu so với những ống kính Tokina 11-16mm, thì nó vẫn thiếu gì đó đủ để tạo nên sự ấn tượng riêng của mình

5.-tokina-at-x-pro-11-16mm-f2.8-dx-ii.jpg

Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II – Giá tham khảo: 10,900,000 đồng

Một khẩu độ lớn được thiết lập trong dòng ống kính góc nhìn rộng

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 11-16mm | Khẩu độ tối đa: f/2.8 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.3m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 84 x 89.2mm | Khối lượng: 550g

Ưu điểm:
+ Khẩu độ chụp ảnh tốt với f/2.8
+ Độ nét được đảm bảo một cách ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Chỉ hỗ trợ khả năng thu phóng tối đa ở mức 1.45x
+ Màu sắc còn tương đối dễ bị nhòe và hình ảnh biến dạng

Nếu như bỏ qua sự giới hạn trong khả năng thu phóng 1.45x của mình, thì Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II vẫn là một cái tên thật sự ấn tượng trong dòng ống kính góc rộng với một khoảng tiêu cự lớn nhất và nhỏ nhất vẫn là một con số hoàn toàn ấn tượng trên thị trường này. Khẩu độ của Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II được đảm bảo ở mức f/2.8 trong toàn bộ khoảng thu phóng của mình giúp cho thiết bị này có khả năng xử lí nhanh nhất trong toàn bộ những đối thủ của mình ở thời điểm hiện tại. Mặc dù là một phiên bản cập nhật từ người tiền nhiệm đi trước, nhưng trên thực tế, nó không mang đến quá nhiều sự thay đổi cho người dùng các dòng camera Canon ngoại trừ sự bổ sung mang tính chú ý ở lớp phủ chống mờ và chống lóa sáng. Độ nét của Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II rõ ràng là tốt hơn so với dòng Tokina 12-28mm, nhưng bù lại, trong một số điều kiện ngoại cảnh nhất định, sự lem màu sắc hay méo dạng hình ảnh lại đáng chú ý hơn đủ để khiến nó khiến nhiều người dùng cảm thấy thất vọng trong một số bức ảnh của họ

6.-tamron-sp-af-10-24mm-f3.5-4.5-di-ii.jpg

Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II – Giá tham khảo: 10,900,000 đồng

Chất lượng tổng thể hoàn toàn tốt trên một thiết kế có phần đơn giản

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-24mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5-4.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83.2 x 86.5mm | Khối lượng: 406g

Ưu điểm:
+ Khoảng thu phóng rộng và chất lượng
+ Độ nét được đảm bảo một cách ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Hệ thống tự động lấy nét cần nhiều sự cải tiến thêm
+ Vẫn có sự méo dạng xuất hiện

Trong ngày đầu tiên ra mắt trên thị trường, Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II nhanh chóng gây ra một sự ấn tượng vô cùng lớn khi cho phép khả năng thu phóng tối đa 2.4x trên một ống kính thuộc phân khúc góc nhìn rộng. Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II tích hợp hệ thống lấy nét điện tử bên trong sản phẩm của mình, nhưng bên cạnh đó là sự thiếu hụt đi sự tinh chỉnh trong vòng điều chỉnh lấy nét siêu âm cũng như hệ thống động cơ bước. Độ sắc nét ở trung tâm khung hình được đảm bảo ở mức tốt trong mọi khoảng thu phóng của ống kính, thế nhưng ở các cạnh hay góc của khung hình, nó còn thực sự chưa có đủ độ cứng cáp để tạo nên lực đều cho bức ảnh. Độ méo dạng vẫn luôn là một điểm trừ xuất hiện trên các ống kính góc nhìn rộng, và Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II cũng không hề là một ngoại lệ trong vấn đề này dù rằng nó không thực sự đáng chú ý

7.-canon-ef-s-10-22mm-f3.5-4.5-usm.jpg

Canon EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM

Thêm một sản phẩm góc nhìn rộng khác đến từ Canon dù chưa thực sự ấn tượng như đối thủ

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-22mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5-4.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83.5 x 89.8mm | Khối lượng: 386g

Ưu điểm:
+ Chất lượng mang đến tương đối tốt trong các cảm nhận
+ Hệ thống tự động lấy nét thực hiện mượt mà

Khuyết điểm:
+ Độ sắc nét vẫn chưa đủ để chú ý
+ Không có tính năng hỗ trợ trong việc ổn định hình ảnh

Từng được biết đến trong một thời gian dài như một trong số những ống kính góc nhìn rộng chính thức đến từ Canon dành cho dòng máy ảnh ASP-C DSLR của họ, và ngay cả khi có sự xuất hiện của phiên bản EF-S 10-18mm STM, nhưng ống kính với khoảng tiêu cự 10-22mm này vẫn là một lựa chọn đáng giá để mang đến sự đa dạng và phong phú về các lựa chọn cho thị trường này. Đến nay đã được 10 năm tuổi, nhưng những giá trị về chất lượng của Canon EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM đến nay vẫn được đảm bảo một cách đầy đủ trong mọi tiêu chí, bên cạnh vòng điều chỉnh lấy nét mượt mà được thể hiện một cách rõ ràng. Điểm trừ lớn nhất của Canon EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM dường như chỉ đến từ độ sắc nét không thực sự quá ấn tượng đặc biệt ở các góc và cạnh ở khung hình, nhất là ở khẩu độ lớn sẽ khó khăn hơn trong việc thu hết được các chi tiết của chủ thể vào trong bức ảnh

Những ống kính góc rộng tốt nhất cho dòng máy ảnh Canon Full-frame DSLR

Nếu bạn đang sở hữu trong tay mình một chiếc máy ảnh Canon DSLR như 5D Mark IV, thì bạn sẽ cần đến một ống kính góc rộng tích hợp cảm biến Full-frame để có thể tận dụng một cách đầy đủ nhất những gì mà chiếc máy ảnh mang lại khi mà bạn hoàn toàn không thể sử dụng một ống kính nhỏ hơn được thiết kế dành cho cảm biến ASP-C sở dĩ Nikon có thể hỗ trợ tính năng Crop để phần nào tương thích với sự khác nhau về kích thước cảm biến, trong khi Canon thì hoàn toàn không thể

1.-canon-ef-11-24mm-f4l-usm.jpg

Canon EF 11-24mm f/4L USM

Ống kính góc rộng của Canon mang đến một cái nhìn tốt hơn so với tất cả các đối thủ khác

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 11-24mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 108 x 132mm | Khối lượng: 1180g

Ưu điểm:
+ Ấn tượng trong góc mở của ống kính
+ Thể hiện hiệu năng quang học tuyệt vời

Khuyết điểm:
+ Mức giá còn tương đối đắt đỏ cùng khối lượng lớn để có thể thao tác
+ Không hỗ trợ bộ lọc cũng như tính năng ổn định hình ảnh

Canon có một sự đa dạng trong ống kính góc nhìn rộng hỗ trợ cho cảm biến ảnh Full-frame, và ngay cả khi mà họ vừa tung ra một lựa chọn về khoảng tiêu cự nhỏ hơn 16mm trên phiên bản EF 8-15mm f/4, nhưng trên thực tế, đó là một ống kính dạng mắt cá. Sự bổ sung thêm 5mm trong khoảng tiêu cự của Canon EF 11-24mm f/4L USM không hẳn là một con số quá lớn mỗi khi chúng ta cân đong đo đếm về con số này, nhưng trên thực tế, nó lại là một sự thay đổi lớn đến góc nhìn của ống kính khi mà mỗi milimet thay đổi đã có những tác động lớn, chứ chưa nó gì đến con số 5mm kể trên. Mặc dù không hẳn là chiếc ống kính với khoảng tiêu cự nhỏ nhất trên thị trường, thế nhưng, Canon EF 11-24mm f/4L USM vẫn là một sự lựa chọn đáng giá với thiết kế dạng phồng ra theo dạng cánh hoa truyền thống của hãng. Đó không chỉ giúp cho Canon EF 11-24mm f/4L USM có một cái nhìn tốt hơn, mà phần che phía trước còn giúp bảo vệ một cách hiệu quả mặt kính quang học để bảo vệ được hiệu năng của ống kính luôn ở mức tốt ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài sau đó

2.-tamron-15-30mm-f2.8-di-vc-usd-for-canon.jpg

Tamron 15-30mm f/2.8 DI VC USD – Giá tham khảo: 20,200,000 đồng

Sự ổn định về khẩu độ trong khoảng thu phóng để xứng đáng với vị trí Á quân

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 15-30mm | Khẩu độ tối đa: f/2.8 | Ổn định hình ảnh: Có | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 98.4 x 145mm | Khối lượng: 1100g

Ưu điểm:
+ Khẩu độ được giữ cố định ở mức f/2.8 trong toàn bộ khoảng thu phóng
+ Hệ thống ổn định hình ảnh VC

Khuyết điểm:
+ Thiết kế tổng thể còn tương đối to và cồng kềnh
+ Không phải là chiếc ống kính với góc nhìn rộng nhất trong danh sách

Có thể so với dòng ống kính Canon 11-24mm, phiên bản Tamron 15-30mm f/2.8 DI VC USD khó để đạt được một góc mở rộng tương đương, nhưng so với các đối thủ còn lại trên thị trường, những gì mà sản phẩm đến từ Tamron này làm được vẫn là một cái gì đó vô cùng ấn tượng. Không chỉ riêng gì phiên bản này, mà gần như những cái tên nào xuất phát và được phát triển bởi Tamron đều có khả năng thu phóng nhanh trên một khẩu độ lớn được giữ ở mức cố định, bên cạnh khả năng ổn định hình ảnh và khử rung quang học, khoảng tiêu cự 15-30mm đủ để cho một góc mở ống kính cực kì rộng, chưa kể đến chất lượng hàng đầu được đảm bảo trên toàn bộ tổng thể thiết bị, có khả năng chống lại được tác động của các yếu tố từ phía môi trường. Mặc dù có một kích thước khá lớn, nhưng nó hoàn toàn tương xứng trong việc kết hợp với các máy ảnh DSLR cảm biến Full-frame của Canon từ dòng 6D tới 1D X để mang đến sự dễ dàng trong các thao tác. Độ nét mà ống kính Tamron 15-30mm f/2.8 DI VC USD tạo ra không chỉ mạnh mẽ ở phần trung tâm khung hình, mà nó còn đặc biệt ngay cả ở những góc cạnh trong mọi khoảng thu phóng mà nó thực hiện. Sự lem màu được kiểm soát khá tốt nhờ vào khả năng khử rung hình ảnh 4 lớp trong những thử nghiệm thực tế với nhiều máy ảnh khác nhau

3.-canon-ef-16-35mm-f4l-is-usm.jpg

Canon EF 16-35mm f/4L IS USM – Giá tham khảo: 22,000,000 đồng

Khẩu độ lớn nhất trong dòng sản phẩm nhưng với hiệu năng thì không hẳn

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 16-35mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Có | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: 77mm| Kích thước tổng thể: 82.6 x 112.8mm | Khối lượng: 615g

Ưu điểm:
+ Hiệu năng tương đối tốt trên một ống kính quang học
+ Đảm bảo cố định mức khẩu độ trên toàn khoảng thu phóng
+ Hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh

Khuyết điểm:
+ Khả năng xử lí có phần chậm hơn ống kính f/2.8
+ Độ nét không thực sự quá mạnh ở các cạnh của khung hình

Trong những thông số kĩ thuật, ống kính 16-35mm f/4 này có thể không khiến người dùng chú ý đến quá nhiều như phiên bản có cùng tiêu cự ảnh nhưng chỉ với f/2.8, nhưng bù lại, chất lượng thiết kế tổng thể ấn tượng cùng khả năng chống chịu tốt các điều kiện thời tiết và sự dễ dàng trong các thao tác phần nào đã giúp cho cái tên Canon EF 16-35mm f/4L IS USM vẫn là một sự lựa chọn sáng giá bên cạnh khả năng ổn định hình ảnh của mình. Độ nét của Canon EF 16-35mm f/4L IS USM gần như là không bàn cãi trên mọi khoảng thu phóng ngay cả khi khẩu độ f/4 chưa thật sự là tối ưu để đáp ứng một cách hoàn hảo về vấn đề này đi chăng nữa. Cũng giống như ống kính Tamron 15-30mm, thì Canon EF 16-35mm f/4L IS USM vẫn có sự mỏng manh về độ nét ở các góc cạnh thay vì trải đều một cách mạnh mẽ từ phần trung tâm khung hình, nhưng nếu so với Tamron 15-30mm, thì sự khác biệt này dường như có sự phân hóa rõ ràng hơn để nhận ra, trong khi với Tamron, nó không thực sự phô diễn một cách chi tiết như vậy. Mặc dù vẫn có sự lem màu sắc đôi chút, nhưng nhìn chung về mặt tổng thể thì hiệu năng mà Canon EF 16-35mm f/4L IS USM mang lại vẫn tương đối đáng để trải nghiệm, thậm chí là có phần tốt hơn so với Canon 16-35mm f/2.8

4.-canon-ef-16-35mm-f2.8l-iii-usm.jpg

Canon EF 16-35mm f/2.8L III USM – Giá tham khảo: 16,500,000 đồng

Một trong những ống kính góc rộng cao cấp tốt nhất của Canon

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 16-35mm | Khẩu độ tối đa: f/2.8 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: 82mm| Kích thước tổng thể: 89 x 128mm | Khối lượng: 790g

Ưu điểm:
+ Cố định khẩu độ f/2.8 trên toàn khoảng thu phóng
+ Hệ thống tự động lấy nét xử lí nhanh và yên tĩnh

Khuyết điểm:
+ Mức giá có phần tương đối cao
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Cũng giống như tất cả các phiên bản khác trong dòng ống kính L của Canon, Canon EF 16-35mm f/2.8L III USM cũng là một cái tên ấn tượng với lớp phủ chống chịu tốt các điều kiện thời tiết của môi trường. Vòng lấy nét siêu âm của Canon EF 16-35mm f/2.8L III USM được thực hiện không những nhanh chóng mà còn yên tĩnh trong các thao tác mà vẫn đảm bảo mượt mà không kém phần chính xác trong những yêu cầu khác nhau của người dùng. Phiên bản Canon EF 16-35mm f/2.8L III USM mới nhất này có sự tối ưu hóa về quang học có phần tốt hơn so với Mark II để không những tạo ra độ nét ấn tượng trên toàn bộ khung hình, mà còn là độ tương phản được đánh giá cao ngay cả khi để mức khẩu độ f/2.8. Có thể so với EF 16-35mm f/4L IS USM, thì độ tương phản của Canon EF 16-35mm f/2.8L III USM chưa thể đạt được mức ấn tượng như thế, nhưng bù lại, với hệ thống ổn định hình ảnh đã giúp cho cái tên này tạo được nhiều ưu thế trong việc hạn chế rung từ các tác động bên ngoài gây nên

5.-sigma-12-24mm-f4.5-5.6-dg-hsm-ii-for-canon.jpg

Sigma 12-24mm f/4.5-5.6 DG HSM II – Giá tham khảo: 20,800,000 đồng

Chiếc ống kính với góc rộng lớn thứ 2 đến từ Sigma bên cạnh hiệu năng thể hiện ấn tượng

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 12-24mm | Khẩu độ tối đa: f/4.5-5.6 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 87 x 120.2mm | Khối lượng: 670g

Ưu điểm:
+ Góc mở ống kính rộng
+ Đảm bảo được độ nét cao một cách ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Độ nét ở các cạnh đôi khi không quá đầy đủ
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Sigma 12-24mm f/4.5-5.6 DG HSM II là phiên bản mang đến nhiều nét tương đồng với ống kính góc rộng Sigma 8-16mm dành cho máy ảnh sử dụng cảm biến ASP-C. Với góc mở có thể đạt đến 122 độ trong khoảng tiêu cự ngắn, đây thực sự là một con số phải nói là ấn tượng trên thị trường hơn tất cả các đối thủ của mình ngay cả với Canon 11-24mm đi chăng nữa. Với hệ thống điều chỉnh lấy nét được đặt trên thân máy, người dùng có thể nhanh chóng điều chỉnh bên cạnh mang đến một độ nét ấn tượng ở trung tâm khung hình trong mọi khoảng thu phóng, dù rằng đôi khi nó thực sự không đủ để tạo nên sự khác biệt ở các góc cạnh nhưng điều này chỉ xảy ra trong số ít trường hợp sử dụng ở khoảng tiêu cự ngắn. Sự méo dạng hình ảnh được kiểm soát khá tốt để hạn chế một cách hoàn toàn để tạo ra một ống kính xứng đáng và hoàn toàn đáng giá để lựa chọn trong phân khúc thị trường ống kính góc nhìn rộng

6.-canon-ef-17-40mm-f4l-usm.jpg

Canon EF 17-40mm f/4L USM

Một sự lựa chọn được yêu thích trong thời gian dài và 17-40mm f/4L vẫn hoàn toàn tốt ở hiện tại

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 17-40mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83.5 x 96.8mm | Khối lượng: 500g

Ưu điểm:
+ Mức giá tương xứng với chất lượng sản phẩm
+ Thiết kế tổng quan cao cấp

Khuyết điểm:
+ Hiệu năng về mặt quang học vẫn chưa thực sự ấn tượng
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Canon EF 17-40mm f/4L USM là một trong những phiên bản khác trong dòng Canon L được giới thiệu trong ngày hôm nay tích hợp lớp phủ chống chịu tốt các điều kiện môi trường với vòng cao su bao quanh và đế kết nối chống chịu tốt trước bụi và hơi ẩm xâm nhập vào máy ảnh. Có thể Canon EF 17-40mm f/4L USM không hẳn có một góc mở lớn nhất để có thể so sánh với Canon 16-35mm, nhưng bù lại, nó là một sự lựa chọn mang tính tiết kiệm khi giúp người dùng có thể giữ lại cho mình tới hơn 1 nửa chi phí bỏ ra dành cho Canon 16-35mm nhưng có một góc mở không quá kém đến mức khác biệt hoàn toàn. Hệ thống lấy nét tự động của Canon EF 17-40mm f/4L USM hoạt động một cách vô cùng nhanh chóng, trong khi bộ điều khiển lấy nét bằng tay lại mượt mà trong các thao tác và đảm bảo độ chính xác cao trong mọi chế độ lấy nét. Chưa hết, việc thu phóng hình ảnh cũng được đảm bảo thay đổi diễn ra liên tục. Có thể không tích hợp tính năng ổn định hình ảnh ngay trên ống kính của sản phẩm, thế nhưng trên thực tế, độ nét mà Canon EF 17-40mm f/4L USM tạo ra vẫn thực sự ấn tượng trong mọi khoảng thu phóng lẫn khẩu độ thiết lập

7.-tokina-at-x-16-28mm-f2.8-pro-fx-for-canon.jpg

Tokina AT-X 16-28mm f/2.8 PRO FX – Giá tham khảo: 13,200,000 đồng

Khẩu độ tốt nhưng hiệu năng chỉ mới dừng lại ở mức trung bình

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 17-40mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83.5 x 96.8mm | Khối lượng: 500g

Ưu điểm:
+ Mức giá tương xứng với chất lượng sản phẩm
+ Thiết kế tổng quan cao cấp

Khuyết điểm:
+ Hiệu năng về mặt quang học vẫn chưa thực sự ấn tượng
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Tokina AT-X 16-28mm f/2.8 PRO FX là một cái tên có kích thước tương đối lớn và khối lượng nặng đến gần 1kg, và điều này thực sự dễ hiểu với sự xuất hiện của hệ thống khẩu độ f/2.8 tích hợp bên trong sản phẩm. Bằng việc sử dụng hệ thống động cơ lấy nét DC Silent, cùng với GMR (Giant Magneto Resistance) mà Tokina cho phép ống kính của mình không những cải thiện tốc độ lấy nét, mà nó còn hoạt động một cách hoàn toàn yên tĩnh. Với thương hiệu về khả năng 1 chạm cho việc lấy nét, người dùng có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng thông qua các kết cấu cơ học trên thân ống kính, hay đơn giản là chuyển đổi qua lại giữa lấy nét tự động. Trên thực tế, điều này tạo ra một khả năng cạnh tranh chủ yếu ở mặt thông số kĩ thuật khi bình thường, người dùng không thường xuyên sử dụng chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ lấy nét này trên thân máy hay với ống kính. Khản năng tương tác và chất lượng hình ảnh cũng được đánh giá khá tốt với Tokina AT-X 16-28mm f/2.8 PRO FX trên độ chính xác cao và hạn chế được tối đa sự nhòe về màu sắc

Những ống kính góc rộng tốt nhất cho dòng máy ảnh Nikon ASP-C DSLR

Cũng giống như Canon DSLR, dòng máy ảnh Nikon DSLR cũng được phân chia thành hai nhóm riêng biệt dựa trên sự khác biệt trong mặt cảm biến đến từ ASP-C (vẫn thường được gọi dòng DX) và phần còn lại với cảm biến Full-frame (thường được gọi là dòng FX)

Hoàn toàn tương đồng trong việc lựa chọn sản phẩm ống kính cho Canon DSLR, người dùng cần phải biết chính xác được rằng chiếc máy ảnh Nikon DSLR đang sử dụng cảm biến nào để từ đó chọn các ống kính phù hợp tương ứng khi về cơ bản, các ống kính góc rộng sử dụng cảm biến Full-frame sẽ không cho bạn một góc nhìn tốt trên các máy ảnh ASP-C giống như ống kính chính thức cho dòng này và ngược lại

1.-sigma-10-20mm-f3.5-ex-dc-hsm-for-nikon.jpg

Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM – Giá tham khảo: 9,900,000 đồng

Một sự kết hợp thông minh giữa hiệu năng, thông số và giá thành

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-20mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: 82mm | Kích thước tổng thể: 87.3 x 88.2mm | Khối lượng: 520g

Ưu điểm:
+ Khẩu độ tối đa tiếp tục được giữ ở mức không đổi
+ Thể hiện mạnh mẽ trong hiệu năng chụp ảnh

Khuyết điểm:
+ Không có tính năng hỗ trợ ổn định hình ảnh
+ Không phải là ống kính cho góc chụp rộng nhất của Sigma

Phiên bản Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM là một cái tên hoàn toàn mới mẻ với một kích thước lớn hơn cũng như có chất lượng tốt hơn so với dòng ống kính truyền thống 10-20mm của Sigma hiện có mặt trên thị trường. Tiếp tục trung thành với mức khẩu độ f/3.5 đã làm cho Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM có phần đắt giá hơn người tiền nhiệm của mình đôi chút. Được xem như là một phiên bản cao cấp được Sigma mang đến cho người dùng trong nhu cầu đáp ứng chụp ảnh góc nhìn rộng, vì thế mà Sigma rất chú trọng trong việc thiết kế và cấu tạo sản phẩm khi mang đến vòng điều chỉnh lấy nét siêu âm vô cùng êm ái và hiệu quả với 7 lớp thấu kính bên trong, cũng như tích hợp bộ lọc kích thước lớn lên đến 82mm. Độ nét cũng như là độ tương phản được đảm bảo một cách ấn tượng ngay cả trong mọi khoảng thu phóng khác nhau mà người dùng yêu cầu trên ống kính đặc trưng này. Màu sắc được kiểm soát tốt để mang lại sự chân thật trong cách nhìn, và sự biến dạng ảnh dường như chỉ xuất hiện một cách đáng chú ý khi ở những khoảng thu phóng tới gần nhất với vật thể. Về tổng quan, ống kính Sigma 10-20mm f/3.5 EX DC HSM ấn tượng này thật sự phù hợp và cân bằng với mức giá mang lại để người dùng có thể lựa chọn cho các nhu cầu khác nhau của mình

2.-sigma-8-16mm-f4.5-5.6-dc-hsm-for-nikon.jpg

Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM

Ống kính góc rộng với một góc chụp lớn hơn so với tất cả

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 8-16mm | Khẩu độ tối đa: f/4.5-5.6 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 75 x 105.7mm | Khối lượng: 555g

Ưu điểm:
+ Góc chụp ấn tượng ở một độ rộng hiếm có
+ Hệ thống tự động lấy nét thao tác mượt mà

Khuyết điểm:
+ Chỉ hỗ trợ tối đa khả năng thu phóng ở múc 2x
+ Không có vòng điều chỉnh bộ lọc

Mặc dù dòng sản phẩm Sigma 10-20mm f/3.5 được giới thiệu ở phía trên mang tính hiện đại cổ điển hơn trong các thông số kĩ thuật, hiệu năng và mức giá, nhưng nếu bạn mong muốn tìm kiếm một ống kính với góc chụp rộng hơn thế, thì chắc chắn bạn nên điểm qua dòng ống kính 8-16mm cũng đến từ Sigma và Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM là một ví dụ điển hình. Mặc dù có sự giới hạn trong khả năng thu phóng khi chỉ hỗ trợ ở mức tối đa 2x, nhưng với tiêu cự được cải thiện 2mm cho phép ở tỉ lệ thu phóng lớn hơn ống kính này có thể có một góc nhìn tốt hơn so với người anh em của mình. So với phiên bản 10-20mm, thì dòng ống kính 8-16mm có thể dài hơn trong những cấu tạo đặc trưng về bên trong, nhưng nhìn chung, chất lượng thiết kế tổng thể vẫn khá ấn tượng ở một sản phẩm cao cấp, bên cạnh vòng điều chỉnh lấy nét và khả năng thu phóng có hành trình tốt và êm ái trong các thao tác đưa ra từ phía người dùng. Tuy nhiên đi kèm với một góc nhìn rộng hơn cũng sẽ là những nhược điểm liên quan đến sự méo dạng hình ảnh rõ ràng hơn ở điểm thu phóng lớn nhất, dù vậy thì Sigma 8-16mm f/4.5-5.6 DC HSM vẫn là một cái tên khó có thể đánh bại trong việc tìm kiếm sự bao quát trong hình ảnh nhờ vào những đặc điểm có phần nổi trội của mình

3.-nikon-af-s-dx-10-24mm-f3.5-4.5g.jpg

Nikon AF-S DX 10-24mm f/3.5-4.5G – Giá tham khảo: 19,700,000 đồng

Ống kính có góc chụp rộng đến từ Nikon với một mức giá không hề dễ dàng để sở hữu

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-24mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5-4.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 82.5 x 87mm | Khối lượng: 460g

Ưu điểm:
+ Khả năng thu phóng tốt với tỉ lệ tối đa 2.4x
+ Chất lượng xây dựng tổng thể tốt và được đánh giá cao trong tính năng tự động lấy nét

Khuyết điểm:
+ Có mức giá còn tương đối đắt đỏ so với các đối thủ trên thị trường
+ Không hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh

Cũng giống như nhiều ống kính khác mang cùng thương hiệu Nikon, phiên bản Nikon 10-24mm không hẳn là một ngoại lệ trong mức giá đắt đỏ hơn khá nhiều trong khi các thông số hoàn toàn tương đồng với các sản phẩm đến từ bên thứ 3 như Tamron. Mặc dù dẫn đầu thị trường ống kính góc rộng với khả năng thu phóng đạt tỉ lệ 2.4x, nhưng đây không phải là cái tên duy nhất có khả năng thực hiện điều này khi chúng ta có thể thấy bên cạnh đó, Tamron 10-24mm hoàn toàn làm được điều tương tự, nhưng nó giúp người dùng có thể tiết kiệm chi phí chỉ hơn 1 nửa khi mua sản phẩm Nikon tương đương. Nhìn chung về mặt tổng thể, chất lượng thiết kế và xây dựng sản phẩm thực sự tốt, với vòng điều chỉnh lấy nét tự động nhanh chóng cũng như các thao tác được tối ưu hóa để dễ dàng sử dụng ở mức tối đa. Ở khẩu độ trung bình, độ nét mà Nikon AF-S DX 10-24mm f/3.5-4.5G tạo ra không có gì quá nổi trội so với các đối thủ khác trên thị trường, thế nhưng ở khoảng khẩu độ rộng hơn, thì sản phẩm này đến từ Nikon lại hoàn toàn ấn tượng trong việc đảm bảo trải nghiệm tốt cho cả trung tâm khung hình cũng như các góc cạnh, kiểm soát tốt sự hiển thị của tất cả các chi tiết có mặt trong cùng khung hình

4.-tokina-at-x-pro-12-28mm-f4-dx-for-nikon.jpg

Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX – Giá tham khảo: 7,700,000 đồng

Một thiết kế tổng thể tốt đủ để tạo nên chất lượng tiêu chuẩn cho dòng ống kính góc rộng

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 12-28mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.25m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 84 x 90.2mm | Khối lượng: 530g

Ưu điểm:
+ Thiết kế tổng thể chất lượng tốt
+ Khả năng tự động lấy nét một cách êm ái

Khuyết điểm:
+ Không có góc chụp quá rộng trong dòng sản phẩm
+ Hiệu năng còn có phần chưa thật sự ấn tượng

Với khoảng tiêu cự ống kính nằm trong dải 12-28mm, có một điều chắc chắn rằng Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX không có một góc chụp quá rộng so với các đối thủ khác trong cùng thị trường, nhưng bù lại, khả năng thu phóng của sản phẩm này được đáp ứng ở mức cao hơn cũng như chất lượng thiết kế tổng thể tốt để chưa bao giờ trở thành một sự bỏ qua của đại đa số người dùng trong quá trình lựa chọn một ống kính hỗ trợ góc chụp lớn. Điểm nhấn của Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX nằm ở hệ thống tự động lấy nét SD-M hoạt động một cách êm ái được thiết kế dựa trên hệ thống GMR (Giant Magneto Resistance). Mặc dù không hẳn cho phép người dùng hoàn toàn điều chỉnh lấy nét bằng tay một cách hoàn toàn, nhưng người dùng vẫn có thể chuyển đổi chuyển đổi một cách nhanh chóng qua lại giữa Autofocus (tự động lấy nét) và Manual Focus (lấy nét bằng tay) thông qua sự điều chỉnh đơn giản trên vòng lấy nét đặt trên thân ống kính. Sự méo dạng hình ảnh vẫn là một điểm trừ xuất hiện trên góc kính ống rộng ở khoảng thu phóng ngắn nhất, nhưng nó không thật sự gây quá nhiều chú ý hay trở ngại trên toàn khoảng thu phóng của mình. Độ nét của Tokina AT-X Pro 12-28mm f/4 DX khá ấn tượng, nhưng nếu so với những ống kính Tokina 11-16mm, thì nó vẫn thiếu gì đó đủ để tạo nên sự ấn tượng riêng của mình

5.-tokina-at-x-pro-11-16mm-f2.8-dx-ii-for-nikon.jpg

Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II – Giá tham khảo: 10,900,000 đồng

Một khẩu độ lớn được thiết lập trong dòng ống kính góc nhìn rộng

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 11-16mm | Khẩu độ tối đa: f/2.8 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.3m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 84 x 89.2mm | Khối lượng: 550g

Ưu điểm:
+ Khẩu độ chụp ảnh tốt với f/2.8
+ Độ nét được đảm bảo một cách ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Chỉ hỗ trợ khả năng thu phóng tối đa ở mức 1.45x
+ Màu sắc còn tương đối dễ bị nhòe và hình ảnh biến dạng

Nếu như bỏ qua sự giới hạn trong khả năng thu phóng 1.45x của mình, thì Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II vẫn là một cái tên thật sự ấn tượng trong dòng ống kính góc rộng với một khoảng tiêu cự lớn nhất và nhỏ nhất vẫn là một con số hoàn toàn ấn tượng trên thị trường này. Khẩu độ của Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II được đảm bảo ở mức f/2.8 trong toàn bộ khoảng thu phóng của mình giúp cho thiết bị này có khả năng xử lí nhanh nhất trong toàn bộ những đối thủ của mình ở thời điểm hiện tại. Mặc dù là một phiên bản cập nhật từ người tiền nhiệm đi trước, nhưng trên thực tế, nó không mang đến quá nhiều sự thay đổi cho người dùng các dòng camera Canon ngoại trừ sự bổ sung mang tính chú ý ở lớp phủ chống mờ và chống lóa sáng. Độ nét của Tokina AT-X Pro 11-16mm f/2.8 DX II rõ ràng là tốt hơn so với dòng Tokina 12-28mm, nhưng bù lại, trong một số điều kiện ngoại cảnh nhất định, sự lem màu sắc hay méo dạng hình ảnh lại đáng chú ý hơn đủ để khiến nó khiến nhiều người dùng cảm thấy thất vọng trong một số bức ảnh của họ

6.-tamron-sp-af-10-24mm-f3.5-4.5-di-ii-for-nikon.jpg

Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II – Giá tham khảo: 10,900,000 đồng

Chất lượng tổng thể hoàn toàn tốt trên một thiết kế có phần đơn giản

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 10-24mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5-4.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.24m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83.2 x 86.5mm | Khối lượng: 406g

Ưu điểm:
+ Khoảng thu phóng rộng và chất lượng
+ Độ nét được đảm bảo một cách ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Hệ thống tự động lấy nét cần nhiều sự cải tiến thêm
+ Vẫn có sự méo dạng xuất hiện

Trong ngày đầu tiên ra mắt trên thị trường, Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II nhanh chóng gây ra một sự ấn tượng vô cùng lớn khi cho phép khả năng thu phóng tối đa 2.4x trên một ống kính thuộc phân khúc góc nhìn rộng. Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II tích hợp hệ thống lấy nét điện tử bên trong sản phẩm của mình, nhưng bên cạnh đó là sự thiếu hụt đi sự tinh chỉnh trong vòng điều chỉnh lấy nét siêu âm cũng như hệ thống động cơ bước. Độ sắc nét ở trung tâm khung hình được đảm bảo ở mức tốt trong mọi khoảng thu phóng của ống kính, thế nhưng ở các cạnh hay góc của khung hình, nó còn thực sự chưa có đủ độ cứng cáp để tạo nên lực đều cho bức ảnh. Độ méo dạng vẫn luôn là một điểm trừ xuất hiện trên các ống kính góc nhìn rộng, và Tamron SP AF 10-24mm f/3.5-4.5 DI II cũng không hề là một ngoại lệ trong vấn đề này dù rằng nó không thực sự đáng chú ý

7.-nikon-af-s-dx-12-24mm-f4g-if-ed.jpg

Nikon AF-S DX 12-24mm f/4G IF-ED – Giá tham khảo: 24,100,000 đồng

Một phiên bản ống kính góc rộng của Nikon với thiết kế cổ điển nhưng đắt giá

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: APS-C | Khoảng tiêu cự: 12-24mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.3m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 82.5 x 90mm | Khối lượng: 465g

Ưu điểm:
+ Ổn định khẩu độ trong toàn khoảng thu phóng
+ Khả năng tự động lấy nét tốc độ cao

Khuyết điểm:
+ Hiệu năng về mặt quang học vẫn chưa thật sự ấn tượng
+ Thiết kế cổ điển với các thông số có phần lỗi thời

Khi mà phiên bản ống kính góc rộng Nikon 10-24mm được chính thức ra mắt thị trường vào thời điểm năm 2009, thì phiên bản Nikon 12-24mm này lại cập bến các cửa hàng bán thiết bị máy ảnh sớm hơn trước đó tới 6 năm, trước cả khi mà dòng máy ảnh D70 chính thức mang DSLR bắt đầu tới thời đỉnh cao của mình. Kể cả khi mà Nikon AF-S DX 12-24mm f/4G IF-ED có phần cũ kĩ như vậy, thì những gì mà nó mang đến vẫn hoàn toàn tuyệt vời và ấn tượng để người dùng đặt niềm tin vào khả năng sử dụng của sản phẩm ống kính góc rộng đắt giá nhất thuộc dòng DX của Nikon. Điểm nhấn của Nikon AF-S DX 12-24mm f/4G IF-ED thật sự nằm ở tốc độ lấy nét cực kì cao và yên tĩnh trong quá trình hoạt động hay khẩu độ được giữ ở mức ổn định trên toàn khoảng thu phóng. Dù vậy, so với Tokina 11-16mm thì Nikon 12-24mm vẫn còn thao tác có phần chậm hơn cũng như có góc nhìn còn bị hạn chế đôi chút. Có mức giá khá cao nhưng hiệu năng của Nikon AF-S DX 12-24mm f/4G IF-ED của nó không thật sự ấn tượng về mặt quang học với sự nhòe màu hay méo dạng về khung ảnh

Những ống kính góc rộng tốt nhất cho dòng máy ảnh Nikon Full-frame DSLR

Khi mà người dùng hoàn toàn có thể sử dụng các ống kính góc rộng chuẩn DX cho những chiếc máy ảnh với cảm biến Full-frame đến từ Nikon, thì đó cũng không hẳn là sự đảm bảo ổn định về mặt hiệu năng hình ảnh khi mà chắc chắn rằng bạn đang bỏ phí khá nhiều khung hình trong chế độ Crop của máy ảnh với độ phân giải chỉ còn một nửa so với thực tế. Chính vì thế mà với những chiếc máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến Full-frame, những ống kính đặc trưng được thiết kế với cảm biến tương ứng sẽ đem đến đầy đủ những gì tốt nhất mà người dùng có thể nhận được từ ống kính này

1.-nikon-af-s-14-24mm-f2.8g-ed.jpg

Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED – Giá tham khảo: 41,700,000 đồng

Một con quái vật về kích thước với hiệu năng vượt ngoài sự mong đợi

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 14-24mm | Khẩu độ tối đa: f/2.8 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 98 x 131.5mm | Khối lượng: 1000g

Ưu điểm:
+ Ổn định mức khẩu độ trong toàn khoảng thu phóng
+ Hiệu năng về mặt quang học ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Kích thước còn tương đối cồng kềnh và mức giá cao
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED là một trong những ống kính góc rộng hàng đầu của Nikon dành cho dòng máy ảnh DSRL cảm biến Full-frame của mình. Có thể, Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED không mang đến góc nhìn lớn nhất cho người dùng của mình, thế nhưng những gì mà Nikon 14-24mm có thể làm đạt được gần đến như vậy, bên cạnh việc ổn định khẩu độ f/2.8 trên toàn khoảng thu phóng cùng chất lượng hình ảnh không thể nào chê được, hay sự hạn chế đến mức tối đa việc méo dạng trên các chủ thể xuất hiện trong toàn bộ khung hình. Đương nhiên đi kèm với các tính năng hấp dẫn trên sẽ là một mức giá đắt đỏ dành cho sản phẩm này, và trong một số trường hợp sẽ là những điều kiện tài chính bạn cần cân nhắc trong việc sở hữu nó. Với một kích thước khá cồng kềnh và to lớn, bạn sẽ cần phải cân nhắc nếu phải mang ra ngoài sử dụng thường xuyên khi về cơ bản, Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED không hoàn toàn phù hợp cho vấn đề này

2.-tamron-15-30mm-f2.8-di-vc-usd-for-nikon.jpg

Tamron 15-30mm f/2.8 DI VC USD – Giá tham khảo: 20,200,000 đồng

Sự ổn định về khẩu độ trong khoảng thu phóng để xứng đáng với vị trí Á quân

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 15-30mm | Khẩu độ tối đa: f/2.8 | Ổn định hình ảnh: Có | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 98.4 x 145mm | Khối lượng: 1100g

Ưu điểm:
+ Khẩu độ được giữ cố định ở mức f/2.8 trong toàn bộ khoảng thu phóng
+ Hệ thống ổn định hình ảnh VC

Khuyết điểm:
+ Thiết kế tổng thể còn tương đối to và cồng kềnh
+ Không phải là chiếc ống kính với góc nhìn rộng nhất trong danh sách

Có thể so với dòng ống kính Nikon 14-24mm, phiên bản Tamron 15-30mm f/2.8 DI VC USD khó để đạt được một góc mở rộng tương đương, nhưng so với các đối thủ còn lại trên thị trường, những gì mà sản phẩm đến từ Tamron này làm được vẫn là một cái gì đó vô cùng ấn tượng. Không chỉ riêng gì phiên bản này, mà gần như những cái tên nào xuất phát và được phát triển bởi Tamron đều có khả năng thu phóng nhanh trên một khẩu độ lớn được giữ ở mức cố định, bên cạnh khả năng ổn định hình ảnh và khử rung quang học, khoảng tiêu cự 15-30mm đủ để cho một góc mở ống kính cực kì rộng, chưa kể đến chất lượng hàng đầu được đảm bảo trên toàn bộ tổng thể thiết bị, có khả năng chống lại được tác động của các yếu tố từ phía môi trường. Mặc dù có một kích thước khá lớn, nhưng nó hoàn toàn tương xứng trong việc kết hợp với các máy ảnh DSLR cảm biến Full-frame của Nikon để mang đến sự dễ dàng trong các thao tác. Độ nét mà ống kính Tamron 15-30mm f/2.8 DI VC USD tạo ra không chỉ mạnh mẽ ở phần trung tâm khung hình, mà nó còn đặc biệt ngay cả ở những góc cạnh trong mọi khoảng thu phóng mà nó thực hiện. Sự lem màu được kiểm soát khá tốt nhờ vào khả năng khử rung hình ảnh 4 lớp trong những thử nghiệm thực tế với nhiều máy ảnh khác nhau

3.-nikon-af-s-16-35mm-f4g-ed-vr.jpg

Nikon AF-S 16-35mm f/4G ED VR – Giá tham khảo: 20,200,000 đồng

Xứng đáng với một sự lựa chọn của người dùng sau dòng Nikon 14-24mm

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 16-35mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Có | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.29m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 82.5 x 125mm | Khối lượng: 680g

Ưu điểm:
+ Tích hợp khả năng ổn định hình ảnh quang học
+ Hỗ trợ bộ lọc và khối lượng tương đối nhẹ

Khuyết điểm:
+ Không phải là ống kính với góc mở rộng nhất
+ Vẫn xuất hiện sự méo dạng ảnh trong một số trường hợp

Nikon AF-S 16-35mm f/4G ED VR là chiếc ống kính góc rộng đầu tiên của Nikon hỗ trợ khả năng ổn định bằng quang học tích hợp bên trong sản phẩm dựa trên nền tảng của hệ thống khử rung thế hệ thứ 2 của Nikon, với 4 lớp cho phép loại bỏ gần như hoàn toàn sự nhòe hình do các hiện tượng rung của máy ảnh gây nên. Có thể khoảng tiêu cự của Nikon 16-35mm không thể nào so sánh với Nikon 14-24mm hay Tamron 15-30mm nhưng trên thực tế, nó vẫn là một sự lựa chọn đến từ nhiều nhiếp ảnh gia hàng đầu trong các bức ảnh ngoại cảnh của họ với một kích thước vừa vặn và khối lượng không quá nặng. Một trong những điểm nổi bật khác mà phiên bản Nikon AF-S 16-35mm f/4G ED VR sở hữu là sự có mặt của vòng điều chỉnh lấy nét với tốc độ cao và yên tĩnh cùng khả năng chống chịu trước các điều kiện thời tiết khác nhau. Chất lượng hình ảnh của Nikon 16-35mm được đánh giá khá cao dù rằng trong một số trường hợp, sự méo dạng ảnh vẫn thường xuất hiện, đáng chú ý nhất khi thiết lập mức tiêu cự ở khoảng 16mm

4.-nikon-af-s-18-35mm-f3.5-4.5g-ed.jpg

Nikon AF-S 18-35mm f/3.5-4.5G ED – Giá tham khảo: 16,400,000 đồng

Sản phẩm với góc nhìn rộng nhưng có mức giá hoàn toàn phù hợp

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 18-35mm | Khẩu độ tối đa: f/3.5-4.5 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83 x 95mm | Khối lượng: 385g

Ưu điểm:
+ Kích thước nhỏ gọn và có giá thành rẻ hơn so với nhiều sản phẩm khác của Nikon
+ Chất lượng thiết kế tổng thể tốt và dễ dàng trong thao tác

Khuyết điểm:
+ Hiệu năng quang học chỉ dừng lại ở mức trung bình
+ Không có tính năng ổn định hình ảnh

Mặc dù Nikon AF-S 18-35mm f/3.5-4.5G ED là ống kính với khoảng khẩu độ thay đổi trải dài phụ thuộc vào khoảng thu phóng, thế nhưng so với Nikon 14-24mm hay Nikon 16-35mm, thì nó lại sở hữu một mức giá hoàn toàn dễ chịu hơn nhiều để người dùng có thể sở hữu. Sự thu giảm trong góc mở cũng như không cố định khẩu độ là một trong những cách mà Nikon hạ giá thành sản phẩm để phù hợp hơn cho những người dùng chụp ảnh nghiệp dư đang tìm cho mình một ống kính với góc chụp tương đối lớn hơn so với thông thường. Mặc dù thiếu hụt đi khả năng khử rung hình ảnh, nhưng nhìn chung về mặt tổng thể, Nikon AF-S 18-35mm f/3.5-4.5G ED có một thiết kế khá tốt cùng chất lượng hình ảnh ở mức tiêu chuẩn để chấp nhận được. Một trong những điểm trừ khác của Nikon AF-S 18-35mm f/3.5-4.5G ED chính là Nikon tích hợp lớp phủ Super Intergrated Coating thay cho Nano Crystal Coating, nhưng nó không ảnh hưởng quá nhiều tới việc khử bóng mờ hay chói sáng từ ống kính. Hình ảnh được đảm bảo một cách chi tiết về độ sắc nét tốt trong cả trung tâm khung hình cũng như ở các vị trí góc hay cạnh dù rằng, nếu so với Nikon 16-35mm thì Nikon AF-S 18-35mm f/3.5-4.5G ED vẫn còn thiếu đi chút gì đó mỗi khi nhắc về vấn đề này

5.-sigma-12-24mm-f4.5-5.6-dg-hsm-ii-for-nikon.jpg

Sigma 12-24mm f/4.5-5.6 DG HSM II – Giá tham khảo: 20,800,000 đồng

Một ống kính với góc mở ấn tượng hơn cả Nikon 14-24mm

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 12-24mm | Khẩu độ tối đa: f/4.5-5.6 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: Không rõ | Kích thước tổng thể: 87 x 120.2mm | Khối lượng: 670g

Ưu điểm:
+ Góc mở ống kính rộng
+ Đảm bảo được độ nét cao một cách ấn tượng

Khuyết điểm:
+ Độ nét ở các cạnh đôi khi không quá đầy đủ
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Sigma 12-24mm f/4.5-5.6 DG HSM II là phiên bản mang đến nhiều nét tương đồng với ống kính góc rộng Sigma 8-16mm dành cho máy ảnh sử dụng cảm biến ASP-C. Với góc mở có thể đạt đến 122 độ trong khoảng tiêu cự ngắn, đây thực sự là một con số phải nói là ấn tượng trên thị trường hơn tất cả các đối thủ của mình ngay cả với Canon 11-24mm đi chăng nữa. Với hệ thống điều chỉnh lấy nét được đặt trên thân máy, người dùng có thể nhanh chóng điều chỉnh bên cạnh mang đến một độ nét ấn tượng ở trung tâm khung hình trong mọi khoảng thu phóng, dù rằng đôi khi nó thực sự không đủ để tạo nên sự khác biệt ở các góc cạnh nhưng điều này chỉ xảy ra trong số ít trường hợp sử dụng ở khoảng tiêu cự ngắn. Sự méo dạng hình ảnh được kiểm soát khá tốt để hạn chế một cách hoàn toàn để tạo ra một ống kính xứng đáng và hoàn toàn đáng giá để lựa chọn trong phân khúc thị trường ống kính góc nhìn rộng

6.-tokina-at-x-16-28mm-f2.8-pro-fx-for-nikon.jpg

Tokina AT-X 16-28mm f/2.8 PRO FX – Giá tham khảo: 13,200,000 đồng

Sự lựa chọn chưa bao giờ là tồi tệ trong phân khúc hướng tới

Loại ống kính: Zoom | Cảm biến: Full-frame | Khoảng tiêu cự: 17-40mm | Khẩu độ tối đa: f/4 | Ổn định hình ảnh: Không | Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 0.28m | Kích thước bộ lọc: 77mm | Kích thước tổng thể: 83.5 x 96.8mm | Khối lượng: 500g

Ưu điểm:
+ Mức giá tương xứng với chất lượng sản phẩm
+ Thiết kế tổng quan cao cấp

Khuyết điểm:
+ Hiệu năng về mặt quang học vẫn chưa thực sự ấn tượng
+ Không hỗ trợ khả năng ổn định hình ảnh

Tokina AT-X 16-28mm f/2.8 PRO FX là một cái tên có kích thước tương đối lớn và khối lượng nặng đến gần 1kg, và điều này thực sự dễ hiểu với sự xuất hiện của hệ thống khẩu độ f/2.8 tích hợp bên trong sản phẩm. Bằng việc sử dụng hệ thống động cơ lấy nét DC Silent, cùng với GMR (Giant Magneto Resistance) mà Tokina cho phép ống kính của mình không những cải thiện tốc độ lấy nét, mà nó còn hoạt động một cách hoàn toàn yên tĩnh. Với thương hiệu về khả năng 1 chạm cho việc lấy nét, người dùng có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng thông qua các kết cấu cơ học trên thân ống kính, hay đơn giản là chuyển đổi qua lại giữa lấy nét tự động. Trên thực tế, điều này tạo ra một khả năng cạnh tranh chủ yếu ở mặt thông số kĩ thuật khi bình thường, người dùng không thường xuyên sử dụng chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ lấy nét này trên thân máy hay với ống kính. Khản năng tương tác và chất lượng hình ảnh cũng được đánh giá khá tốt với Tokina AT-X 16-28mm f/2.8 PRO FX trên độ chính xác cao và hạn chế được tối đa sự nhòe về màu sắc

Theo Tech Radar
 

Thống kê

Chủ đề
100,746
Bài viết
467,576
Thành viên
339,851
Thành viên mới nhất
Đông Âu
Top