Trải nghiệm thực tế Intel Compute Stick: - kích thước nhỏ gọn, Windows 10 bản quyền, hiệu năng trung bình

Compute Stick có kích thước nhỏ gọn, cấu hình tầm trung, chạy hệ điều hành Windows 10 bản quyền. Người viết bài đã cố gắng trải nghiệm thực tế chiếc máy tính tí hon của Intel một thời gian rất dài, nhằm đưa ra những nhận định chính xác ưu và nhược điểm Compute Stick.

hinh_1.jpg


Nhờ kích thước nhỏ, Compute Stick dễ dàng kết nối tới màn hình TV/máy tính ở trong không gian diện tích hẹp, phù hợp với những shop bán hàng nhỏ và gian hàng trong chợ. Đồng thời, sản phẩm rất thuận tiện đối v việc cất giữ vào túi quần, ba lô, cặp hoặc giỏ sách và bóp (ví) cho chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, Compute Stick vẫn tích hợp quạt tạn nhiệt cùng với phím nguồn, bước đầu cho thấy đây là dòng sản phẩm được đầu tư khá nghiêm túc.

hinh_3.jpg

Android Stick có kích thước nhỏ gọn, tích hợp quạt tản nhiệt


Tương tự nhiều dòng Android Stick, chiếc máy tính siêu tí hon Intel bố trí “vừa đủ” những cổng kết nối USB, khe cắm thẻ nhớ mở rộng, vừa đủ đem lại trải nghiệm tốt cho nhu cầu cơ bản nhất. Dường như Compute Stick chưa đủ làm thỏa mãn những đối tượng người dùng thích sự “đa nhiệm”, khi hãng Intel chỉ trang bị 2 cổng USB, riêng micro-USB dùng để cấp nguồn. Tuy nhiên, người dùng khó có thể đòi hỏi cao hơn về việc phải tích hợp thêm nhiều cổng USB cho một dòng sản phẩm vốn kích thước tí hon, cũng khó có thể xem đây là nhược điểm, dẫu cho người dùng cảm thấy chưa hài lòng.

hinh_2.jpg

Thông tin cơ bản về Android Stick



Compute Stick chỉ trang bị 1 cổng kết nối USB 2.0, cùng 1 cổng giao tiếp theo chuẩn USB 3.0 đòi hỏi người dùng phải biết cân nhắc, chọn lựa sử dụng sao cho hợp lý, nhằm đảm bảo mọi trải nghiệm được diễn ra tốt nhất. Giải pháp hữu hiệu nhất nhưng đòi hỏi chi phí khá cao, đó là người dùng cần đầu tư thêm bộ combo gồm bàn phím đi kèm chuột không dây, kết nối cổng vào cổng USB 2.0 của Compute Stick, hạn chế cắm vào cổng giao tiếp USB 3.0. Bởi đôi khi, người dùng cũng cần kết nối tới thiết bị ngoại vi như ổ cứng lưu trữ mở rộng hỗ trợ cổng giao tiếp USB 3.0 đến Compute Stick.

hinh_5.jpg

Android Stick bố trí phím nguồn, trang bị cổng giao tiếp 1 x USB 3.0 và 1 x 2.0


Compute Stick trang bị bộ vi xử lý Intel Atom x5 Z8300, RAM 2GB và bộ nhớ trong eMMC dung lượng 32GB, tích hợp khe cắm thẻ nhớ micro-SD, đi kèm kết nối WiFi chuẩn “ac” và bluetooth 4.0. Điều đáng lưu ý, dường như Compute Stick trong bài viết là sản phẩm rất hiếm hoi đang bị lỗi kết nối WiFi, dẫu cho reset lại thiết bị nhưng vẫn không cải thiện tình trạng trên. Chính vì vậy, Compute Stick cho khả năng bắt sóng WiFi rất kém, chỉ tìm thấy được điểm truy cập WiFi trong phạm vi khoảng 50cm trở lại. Điều này thật “kinh khủng”, đòi hỏi dùng tới giải pháp "tiếp sức" khi phải cắm thiết bị Repeater (nối - lặp sóng WiFi) trực tiếp vào cổng USB trên TV, cách vị trí Compute Stick khoảng 4cm. Nhờ vậy, Compute Stick mới dễ dàng kết nối WiFi và hoạt động bình thường.

hinh_4.jpg

Android Stick hỗ trợ mở rộng dung lượng bộ nhớ bằng khe cắm thẻ nhớ micro-SD


Nhờ cài sẵn hệ điều hành Windows 10 bản quyền, Compute Stick cho phép hoạt động tương tự máy tính thông thường, vừa đáp ứng các tính năng tự như thiết bị di động. Trải nghiệm thực tế, Compute Stick đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng văn phòng, đem lại trải nghiệm tương đối hài lòng về tác vụ phổ thông như lướt web, xem Youtube và đọc tin tức. Compute Stick thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng lag khi chạy cơ chế đa nhiệm trong thời gian dài, phần bị ảnh hưởng bởi lệnh từ chuột không dây ở khoảng cách xa thiết bị.

hinh_9.jpg

Bộ vi xử lý và card đồ họa của Compute Stick


hinh_8.jpg

Mọi tiến trình, hoạt động đang thực thi trên Compute Stick


hinh_6.jpg

Android Stick đáp ứng khá tốt người dùng phổ thông với nhu cầu sử dụng cơ bản, chẳng hạn lướt web


Compute Stick phù hợp với những dòng game phổ thông, giải trí cơ bản, đáp ứng tốt những bộ phim đạt chuẩn 1080p. Ưu điểm so với dòng Android TV Box, Compute Stick tương thích tốt với phần lớn tay cầm (gamepad) giá rẻ, nhờ việc dễ dàng cập nhật driver tương tự máy tính. Tuy nhiên, xét về mức độ giải trí dựa vào hệ sinh thái từ nền tảng Windows, sản phẩm của Intel khó đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng bằng dòng Android TV Box khi nhìn nhận tổng quan và so sánh trong cùng phân khúc giá.

hinh_7.jpg

Compute Stick dễ dàng nhận diện tay cầm chơi game (gamepad) giá rẻ thông qua việc cập nhật driver đơn giản và nhanh chóng


hinh_10.jpg

Về khả năng giải trí, Compute Stick chạy Windows 10 sẽ không có nhiều ứng dụng giải trí phong phú bằng hệ điều hành Android ở thời điểm hiện tại


Điều khá đáng tiếc thay, Compute Stick chỉ có hệ điều hành Windows 10 bản quyền, bộ Office chỉ cho sử dụng bản quyền miễn phí 1 tháng, bắt buộc phải trả phí nếu muốn dùng tiếp sau khi hết hạn dùng thử. Nếu như Intel kết hợp với Microsoft trợ giá khách hàng theo hình thức tặng bản quyền một năm cho bộ Office tương tự bộ đôi Lumia 650/640 XL lúc ra mắt thì Compute Stick sẽ đem lại thiện cảm, ấn tượng hơn, đồng thời cạnh tranh hơn nữa so với dòng Android TV Box.

Thay cho lời kết


Theo quan điểm cá nhân, Compute Stick phù hợp cho người dùng thích làm việc với thiết bị nhỏ gọn, đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo cho sự trải nghiệm liên tục trong ngày. Chẳng hạn, Compute Stick được sử dụng ở cửa hàng vào giờ hành chính thông qua màn hình máy tính/TV, rồi lại dùng tiếp lúc buổi chiều tối tại nhà (phòng riêng) khi cũng kết nối thiết bị đến màn hình máy tính hoặc TV. Với cấu hình tầm trung, Compute Stick đáp ứng tương đối tốt nhu cầu sử dụng phổ thông, hỗ trợ khá tốt cho giới văn phòng theo tiêu chí gọn nhẹ, giá thành và hiệu năng.

Điểm hạn chế, Compute Stick rất khó nâng cấp phần cứng như PC, thiếu vài cổng kết nối mở rộng và giá vẫn khá cao so với dòng Android TV Box. Do không bố trí giắc cắm âm thanh - tai nghe, Compute Stick chỉ phù hợp với dòng màn hình máy tính, TV tích hợp sẵn loa ngoài hỗ trợ cổng HDMI cho việc truyền tính hiệu âm thanh và hình ảnh.
Hình ảnh và bài viết: BinhDa

 
  • Chủ đề
    compute stick intel
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,657
    Bài viết
    467,427
    Thành viên
    339,832
    Thành viên mới nhất
    tiendungmobi
    Top