Trong một bài thơ cổ điển, nghĩa n đúng hẹn/ Trong một bài thơ hiện đại, nghĩa thường đến trễ giờ" (Lê Đạt). Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào qua bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" (Thanh Thảo)
Thơ là rượu của thế gian. Thơ ca bao đời luôn là món ăn tinh thần của nhân loại. Trong đó có “ Đàn ghi ta của Lorca”
Tôi viết bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” trong một buổi chiều tình cờ nào đó của năm 1979 ở Trại sáng tác văn học Quân Khu V-Đà Nẵng. Có thể tôi đã đọc thơ Lorca từ 10 năm trước, đã chép một số bài thơ Lorca (qua bản dịch từ tiếng Pháp của nhà thơ Hoàng Hưng) và mang theo ra chiến trường, nhưng đúng là trước đó, tôi chưa hề viết gì về Lorca hay về thơ của ông. Tôi chỉ đọc, và yêu thơ ông. Sau này, tôi được đọc thêm một số thông tin về cuộc nội chiến Tây Ban Nha và cái chết bi thương của Lorca. Không biết tự bao giờ, lòng ngưỡng mộ, tình yêu thương của một người đọc với thơ Lorca trong tôi có thể chuyển thành những rung cảm của một người sẽ viết một điều gì đó về nhà thơ mình yêu. Tôi còn nhớ, trong hành trang thơ của tôi có không ít những tác phẩm tôi viết về những nhà thơ khác, dù sống trước mình hơn 600 năm như Nguyễn Trãi, 200 năm như Cao Bá Quát, 150 năm như Nguyễn Đình Chiểu, hay sống xa cách đất nước mình hàng vạn dặm như L.Aragon, V. Maiacopski X.Exênhin… Nhưng trong số những bài thơ viết về các nhà thơ, thì F.F.Lorca là nhà thơ tôi viết đầu tiên. Có thể từ sau bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”, tôi đã viết được nhiều bài thơ, kể cả trường ca (“Đêm trên cát”-viết về Cao Bá Quát, “Trò chuyện với nhân vật của mình” viết về Nguyễn Đình Chiểu”). Như thế, với tôi, bắt đầu từ Lorca, tôi đã khơi mở được một dòng chảy của thơ mình bằng nhiều tác phẩm viết về những nhà thơ khác.Với “Đàn ghi-ta của Lorca”, tôi tiếp tục mạch đổi mới thơ mình (so với thơ tôi viết trong chiến tranh), và tôi cảm thấy thoải mái khi thả trôi mình trong mạch chảy này. Chính vì thế, tôi đã viết “Đàn ghi-ta của Lorca” rất nhanh, một mạch, và gần như không sửa chữa. Trong thời gian viết bài thơ, tôi cũng đã cộng tác với hai nhà thơ Trần Kỳ Phương và Ngô Thế Oanh để cùng dịch một số bài thơ của Lorca, mặc dù tôi chỉ tham gia dịch thơ Lorca qua bản dịch nghĩa từ tiếng Anh do nhà thơ Trần Kỳ Phương chuyển ngữ.Đã có một “không khí Lorca”, một “không gian Lorca” với chúng tôi trong thời gian ấy. Điều đó trợ giúp cho tôi rất nhiều khi viết “Đàn ghi-ta của Loca”. Đó là những tâm sự của Thanh Thảo về đàn ghi ta của Lorca. Dưới đây là bài văn mẫu hy vọng giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1: " TRONG MỘT BÀI THƠ CỔ ĐIỂN, NGHĨA ĐÚNG HẸN/ TRONG MỘT BÀI THƠ HIỆN ĐẠI, NGHĨA THƯỜNG ĐẾN TRỄ GIỜ” (LÊ ĐẠT). ANH/ CHỊ HIỂU Ý KIẾN TRÊN NHƯ THẾ NÀO QUA BÀI THƠ “ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA”
Nhà thơ Lê Đạt đã từng chiêm nghiệm:
Lorca được xem là bậc thầy của thi ca hiện đại trên thế giới, ông đại diện cho thế hệ những người nghệ sĩ có ý thức trách nhiệm xây dựng nền nghệ thuật mới. Chính vì vậy, cái chết của người nghệ sĩ tài hoa đã lan tỏa khắp thế giới cho tới nhiều năm sau. Và thời khắc bi tráng đó đã được một nhà thơ người Việt Nam có tên Thanh Thảo phục sinh với tấm lòng tri âm đầy xót thương và ngưỡng mộ qua cây đàn ghi ta – một biểu tượng nghệ thuật quen thuộc và độc đáo.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh Lorca với những đường nét chấm phá, đặc trưng bởi trường phái ấn tượng:
Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, tác giả diễn tả cái chết đột ngột của Lorca bằng các chỉ tiết đặc biệt gây ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc. Từ sự sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong khoảnh khắc, một khoảnh khắc nghiệt ngã, kinh hoàng:
Cái chết đến với Lorca hoàn toàn bất ngờ. Người nghệ sĩ ấy tuy luôn bị ám ảnh bởi cái chết nhưng không hề nghĩ là nó lại đến sớm như thế và đến vào lúc không ngờ nhất. Tiếng hát tượng trưng cho sự sống bỗng nhiên tắt lịm trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng rợn: áo choàng bê bết đỏ. Dòng máu sôi sục khát vọng tự do của Lorca đã tuôn đổ trên mảnh đất mà ông yêu quý. Hình ảnh này chứa đựng ý nghĩa tố cáo tội ác dã man của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô đối với nhân dân Tây Ban Nha yêu chuộng tự do, hòa bình, công lí. Sự kiện thảm khốc ấy tạo ra những cú sốc dây chuyền được tác giả diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển đổi cảm giác liên tục khá mới mẻ, táo bạo, qua những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy, góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Mỗi so sánh là một ẩn dụ về cái đẹp, về tình yêu, về nỗi đau, về cái chết: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy.Hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nhân hóa mà cao hơn thế, nó là con người, là số phận, là linh hồn của Lorca. Đây là một hình ảnh gây ấn tượng và ám ảnh sâu đậm, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người đọc.
Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca còn biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Sự khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lorca là cơ sở vững chắc của niềm tin mãnh liệt ấy. Tình cảm đau xót thể hiện qua những câu thơ có âm điệu ngắt quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:
Ở đoạn thơ này, Thanh Thảo vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp so sánh và ẩn dụ tượng trưng để khắc đậm niềm tin. Cùng với ý không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt ngã, ít nhiều nhắc nhớ đến chi tiết Gar-xi-a Lorca bị bọn phát xít thủ tiêu và ném xác xuống giếng. Các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,... đều được sáng tạo theo lối thơ tượng trưng ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát. Các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lorca. Câu thơ: không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang... chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca, cho tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi. Đấy là cái đẹp không bạo lực nào có thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống mãi, truyền lan mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Đây cũng là nỗi xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên tài; trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở không chỉ với bản thân Lorca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha. Nghệ thuật bỗng thành thứ cỏ mọc hoang? Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như còn có cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn: giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng,... như giọt nước mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân. Câu thơ gợi những suy tư, liên tưởng đa chiều trong lòng người đọc. Những ý thơ đến trễ hẹn với bạn đọc nếu chỉ đọc 1 lần ta không thể hiểu hết.
Khác với thơ cổ điển , thơ Thanh Thảo giống như một khối vuông ru bích mỗi lần xoay ta lại thấy một tầng nghĩa. Những hình ảnh thơ mang màu sắc tượng trưng làm cho nghĩa thơ không đến luôn với người đọc , người đọc không đọc 1 lần mà hiểu được. Và như thế những câu thơ của Thanh Thảo mãi bất tử trong lòng bạn đọc.
_TN_vfo.vn
Thơ là rượu của thế gian. Thơ ca bao đời luôn là món ăn tinh thần của nhân loại. Trong đó có “ Đàn ghi ta của Lorca”
Tôi viết bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” trong một buổi chiều tình cờ nào đó của năm 1979 ở Trại sáng tác văn học Quân Khu V-Đà Nẵng. Có thể tôi đã đọc thơ Lorca từ 10 năm trước, đã chép một số bài thơ Lorca (qua bản dịch từ tiếng Pháp của nhà thơ Hoàng Hưng) và mang theo ra chiến trường, nhưng đúng là trước đó, tôi chưa hề viết gì về Lorca hay về thơ của ông. Tôi chỉ đọc, và yêu thơ ông. Sau này, tôi được đọc thêm một số thông tin về cuộc nội chiến Tây Ban Nha và cái chết bi thương của Lorca. Không biết tự bao giờ, lòng ngưỡng mộ, tình yêu thương của một người đọc với thơ Lorca trong tôi có thể chuyển thành những rung cảm của một người sẽ viết một điều gì đó về nhà thơ mình yêu. Tôi còn nhớ, trong hành trang thơ của tôi có không ít những tác phẩm tôi viết về những nhà thơ khác, dù sống trước mình hơn 600 năm như Nguyễn Trãi, 200 năm như Cao Bá Quát, 150 năm như Nguyễn Đình Chiểu, hay sống xa cách đất nước mình hàng vạn dặm như L.Aragon, V. Maiacopski X.Exênhin… Nhưng trong số những bài thơ viết về các nhà thơ, thì F.F.Lorca là nhà thơ tôi viết đầu tiên. Có thể từ sau bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”, tôi đã viết được nhiều bài thơ, kể cả trường ca (“Đêm trên cát”-viết về Cao Bá Quát, “Trò chuyện với nhân vật của mình” viết về Nguyễn Đình Chiểu”). Như thế, với tôi, bắt đầu từ Lorca, tôi đã khơi mở được một dòng chảy của thơ mình bằng nhiều tác phẩm viết về những nhà thơ khác.Với “Đàn ghi-ta của Lorca”, tôi tiếp tục mạch đổi mới thơ mình (so với thơ tôi viết trong chiến tranh), và tôi cảm thấy thoải mái khi thả trôi mình trong mạch chảy này. Chính vì thế, tôi đã viết “Đàn ghi-ta của Lorca” rất nhanh, một mạch, và gần như không sửa chữa. Trong thời gian viết bài thơ, tôi cũng đã cộng tác với hai nhà thơ Trần Kỳ Phương và Ngô Thế Oanh để cùng dịch một số bài thơ của Lorca, mặc dù tôi chỉ tham gia dịch thơ Lorca qua bản dịch nghĩa từ tiếng Anh do nhà thơ Trần Kỳ Phương chuyển ngữ.Đã có một “không khí Lorca”, một “không gian Lorca” với chúng tôi trong thời gian ấy. Điều đó trợ giúp cho tôi rất nhiều khi viết “Đàn ghi-ta của Loca”. Đó là những tâm sự của Thanh Thảo về đàn ghi ta của Lorca. Dưới đây là bài văn mẫu hy vọng giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
Nhà thơ Lê Đạt đã từng chiêm nghiệm:
- “ Trong một bài thơ cổ điển nghĩa thường đến đúng hẹn
- Trong một bài thơ hiện đại nghĩa thường đến trễ giờ”
- Đọc bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lorca” của nhà thơ Thanh Thảo t sẽ thấy những điều nhà thơ Lê Đạt chiêm nghiệm thật chuẩn xác.
Lorca được xem là bậc thầy của thi ca hiện đại trên thế giới, ông đại diện cho thế hệ những người nghệ sĩ có ý thức trách nhiệm xây dựng nền nghệ thuật mới. Chính vì vậy, cái chết của người nghệ sĩ tài hoa đã lan tỏa khắp thế giới cho tới nhiều năm sau. Và thời khắc bi tráng đó đã được một nhà thơ người Việt Nam có tên Thanh Thảo phục sinh với tấm lòng tri âm đầy xót thương và ngưỡng mộ qua cây đàn ghi ta – một biểu tượng nghệ thuật quen thuộc và độc đáo.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh Lorca với những đường nét chấm phá, đặc trưng bởi trường phái ấn tượng:
- “những tiếng đàn bọt nước
- Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
- li-la li-la li-la
- đi lang thang về miền đơn độc
- với vầng trăng chếnh choáng
- trên yên ngựa mỏi mòn”
Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, tác giả diễn tả cái chết đột ngột của Lorca bằng các chỉ tiết đặc biệt gây ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc. Từ sự sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong khoảnh khắc, một khoảnh khắc nghiệt ngã, kinh hoàng:
- Tây Ban Nha hát nghêu ngao
- bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ
- Lorca bị điệu về bãi bắn
- chàng đi như người mộng du
- tiếng ghi ta nâu
- bầu trời cô gái ấy
- tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
- tiếng ghi ta ròng ròng
- máu chảy
Cái chết đến với Lorca hoàn toàn bất ngờ. Người nghệ sĩ ấy tuy luôn bị ám ảnh bởi cái chết nhưng không hề nghĩ là nó lại đến sớm như thế và đến vào lúc không ngờ nhất. Tiếng hát tượng trưng cho sự sống bỗng nhiên tắt lịm trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng rợn: áo choàng bê bết đỏ. Dòng máu sôi sục khát vọng tự do của Lorca đã tuôn đổ trên mảnh đất mà ông yêu quý. Hình ảnh này chứa đựng ý nghĩa tố cáo tội ác dã man của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô đối với nhân dân Tây Ban Nha yêu chuộng tự do, hòa bình, công lí. Sự kiện thảm khốc ấy tạo ra những cú sốc dây chuyền được tác giả diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển đổi cảm giác liên tục khá mới mẻ, táo bạo, qua những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy, góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Mỗi so sánh là một ẩn dụ về cái đẹp, về tình yêu, về nỗi đau, về cái chết: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy.Hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nhân hóa mà cao hơn thế, nó là con người, là số phận, là linh hồn của Lorca. Đây là một hình ảnh gây ấn tượng và ám ảnh sâu đậm, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người đọc.
Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca còn biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Sự khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lorca là cơ sở vững chắc của niềm tin mãnh liệt ấy. Tình cảm đau xót thể hiện qua những câu thơ có âm điệu ngắt quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:
- không ai chôn cất tiếng đàn
- tiếng đàn như cỏ mọc hoang
- giọt nước mắt
- vầng trăng long lanh trong đáy giếng
- đường chỉ tay đã đứt
- dòng sông rộng vô cùng
- Lorca bơi sang ngang
- trên chiếc ghi ta màu bạc
- chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
- vào xoáy nước
- chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt
- li-la li-la li-la...
Ở đoạn thơ này, Thanh Thảo vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp so sánh và ẩn dụ tượng trưng để khắc đậm niềm tin. Cùng với ý không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt ngã, ít nhiều nhắc nhớ đến chi tiết Gar-xi-a Lorca bị bọn phát xít thủ tiêu và ném xác xuống giếng. Các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,... đều được sáng tạo theo lối thơ tượng trưng ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát. Các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lorca. Câu thơ: không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang... chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca, cho tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi. Đấy là cái đẹp không bạo lực nào có thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống mãi, truyền lan mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Đây cũng là nỗi xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên tài; trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở không chỉ với bản thân Lorca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha. Nghệ thuật bỗng thành thứ cỏ mọc hoang? Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như còn có cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn: giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng,... như giọt nước mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân. Câu thơ gợi những suy tư, liên tưởng đa chiều trong lòng người đọc. Những ý thơ đến trễ hẹn với bạn đọc nếu chỉ đọc 1 lần ta không thể hiểu hết.
Khác với thơ cổ điển , thơ Thanh Thảo giống như một khối vuông ru bích mỗi lần xoay ta lại thấy một tầng nghĩa. Những hình ảnh thơ mang màu sắc tượng trưng làm cho nghĩa thơ không đến luôn với người đọc , người đọc không đọc 1 lần mà hiểu được. Và như thế những câu thơ của Thanh Thảo mãi bất tử trong lòng bạn đọc.
_TN_vfo.vn