Trong vai người cháu kể lại chuyện Bếp lửa, chuyển thể bài thơ Bếp lửa thành văn xuôi truyện ngắn

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của đời người. Có thể nói, đó là cội nguồn để nuôi dưỡng, là nơi ảnh hưởng nhiều đến giá trị của mỗi người, và đó cũng là điểm tựa vững chắc cho chúng ta để sau này dù cuộc sống có xảy ra nhiều phong ba, bão táp thì ta vẫn có nơi để quay về. Có một người cháu ở khung trời Liên Xô, sống một cuộc sống mới mà vẫn nhớ bà của mình. Đó là Bằng Việt. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn đóng vai người cháu để kể lại chuyện “Bếp lửa”. Khi kể lại, các bạn cần lưu ý là phải tôn trọng tính chân thực của bài thơ, tránh kể xuyên tạc, bịa đặt, từ ngữ dùng trong sáng, chuẩn mực. Hoặc các bạn cũng có thể tham khảo những bài làm văn mẫu dưới đây để từ đó có thể hình dung, định hướng cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!

BÀI LÀM VĂN MẪU TRONG VAI NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CHUYỆN “BẾP LỬA”
Có một nơi là nơi xuất phát, cũng là nơi trở về và là điểm tựa vững chắc cho con người trong hành trình sống. Nơi ấy là nhà. Nơi ấy với tôi còn có người bà kính yêu. Và để rồi, khi trưởng thành, khi đang sinh sống và làm việc tại Liên Xô, tôi lại bồi hồi, xốn xang nhớ về người bà kính yêu gắn với hình ảnh bếp lửa….
Tôi lại nhớ về hình ảnh ngọn lưa hồng ấy…Ngọn lửa có lẽ là không lạ gì trong đời sống của mỗi chúng ta. Một ngọn lửa được bà nhen lên mỗi buổi sáng sớm. Một ngọn lửa được đôi bàn tay gầy guộc của bà ấp iu, che chở để chúng có thể cháy lên và tỏa sáng…
Hình như cái ngọn lửa thân thương ấy, tôi đã quen mùi khói từ năm tôi lên bốn. Năm đó gắn với nạn đói của dân tộc- năm 1945 với hình ảnh của những người chết vì đói nằm như ngả rạ. Bố tôi phải làm việc vất vả. Đến bây giờ tôi vẫn còn cay sống mũi mỗi khi nhớ lại về những năm đó…
Rồi tám năm ròng, tôi đã bên bà, cùng bà nhóm lên những ngọn lửa hồng. Khi con tu hú kêu trên những cánh đồng xa báo hiệu một mùa hè lại về, bà ơi, bà có còn nhớ không bà? Tôi còn nhớ, khi tu hú kêu, lại gắn với những câu chuyện bà hay kể về những ngày ở xứ Huế. Tiếng tu hú tha thiết kêu mãi không ngừng… Đó là những ngày tháng chiến tranh, bố mẹ tôi bận công tác ở xa nên không có nhà. Tôi ở cùng bà, được bà dạy làm, được bà dạy học. Bà đã thay cha mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành.
Rồi năm đốt làng cháy tàn cháy rụi, hàng xóm bốn bên trở về trong cảnh lầm lụi. Bằng tình cảm làng xóm láng giếng. mọi người đã giúp bà dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng, và thêm cả sự lo lắng cho bố mẹ tôi, bà liền dặn tôi rằng:
- Bố ở chiến khu, bố vẫn còn nhiều việc lắm. Mày có viết thư, không được kể này kể nọ nghe chưa, cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố mẹ an tâm công tác!
Rồi hàng ngày, cứ sớm rồi lại chiều, bà vẫn tiếp tục với công việc hàng ngày của mình là nhóm lửa. Một ngọn lứa chứa tình yêu thương của bà luôn ủ ấp nơi đáy lòng, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng của bà…
Đời bà luôn vất vả như thế. Vất vả nuôi tôi khôn lớn và ngày trước là vất vả nuôi bố tôi. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, nhóm những bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm cả những nồi khoai sẵn có cả những yêu thương của bà để xây đắp cho tôi bao ước mơ, để giờ tôi có thể du học tại đất nước Liên Xô. Bếp lửa của bà còn nhóm lên cả nghĩa tình với xóm làng. Ôi bếp lửa của bà, tuy giản dị mà lại rất đỗi thiêng liêng!
Giờ đây, tôi đã đi xa, cách bà đến nửa vòng Trái Đất. Một cuộc sống mới đã mở ra trước mắt tôi. Nơi ấy, có những ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà và có niềm vui trăm ngả. Nhưng tôi vẫn chẳng thể nào tự quên nhắc nhở bản thân rằng “ Sớm mai này, bà đã nhóm bếp lên chưa?”
Bà ơi! Cháu yêu bà và cũng thương bà biết bao. Cuộc sống hiện đại dễ làm lòng người đổi thay nhưng hình ảnh của một người bà ngày ngày nhóm lên những ngọn lửa yêu thương sẽ mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm trí cháu. Cuộc sống ở phương xa này, dù vui thật nhưng khi niềm vui tàn đi, nhất là những khi cháu ở một mình, cháu lại nghĩ về bà nơi mái nhà tranh, nơi bà kể chuyện cháu nghe, nơi bà dạy cháu học, nơi hình thành con người cháu, nơi có ngọn lửa hồng thắp lên trong cháu những ước mơ.
lee.vfo.vn

Chuyển thể bài thơ bếp lửa thành truyện ngắn hay thành văn xuôi là chủ đề khá phổ biến mà các em có thể gặp trong các bài kiểm tra các bài thi ngữ văn Vì thế các bạn nên tự tập làm chủ đề này cho quen bằng cách tham khảo 1 bài viết mẫu ở trên là đóng vai người cháu kể lại chuyện bếp lửa theo những câu thơ có sẵn trong bài và các bạn có thể tưởng tượng theo cái cốt truyện mình tạo ra. Đây là 1 bài thơ rất hay và có ý nghĩa rất sâu sắc đặc biệt trong cuộc sống hiện nay.
 
  • Chủ đề
    bep lua chuyển thể truyện ngắn văn xuôi đóng vai
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,693
    Bài viết
    467,486
    Thành viên
    339,837
    Thành viên mới nhất
    càmtkb
    Top