Tết vừa rồi, tôi có đi chợ xuân mua cây cảnh về chơi Tết. Đang cúi xuống lúi húi ngó mấy quả quất trên cành xem nó là quả thật hay là do người ta cắm vào thì bất ngờ đập vào mắt tôi là hai quả bưởi rất to đang lủng lẳng trước ngực một cô gái có dáng vóc khá nhỏ. Dù là bưởi nhưng da nó khá mịn và không được tròn trịa lắm mà lại dài dài, nhìn hài hài, như quả đu đủ. Hai cái núm, à nhầm, hai cái cuống bưởi - chắc bị hái từ lâu nên đã chuyển sang màu nâu và bị cắt ngắn cụt lủn, thò ra một đoạn bằng đầu ngón tay. Hai tay cô gái xách hai cái làn nặng trĩu đựng đầy ứ thực phẩm, rau cỏ - có lẽ vì thế nên cô ấy phải luồn sợi dây vào hai quả bưởi rồi đeo vắt qua cổ, lủng lẳng trước ngực.
Mải ngắm bưởi, lúc ngẩng lên nhìn mặt cô gái thì tôi mới giật mình và chết điếng khi nhận ra đó chính là người yêu cũ của tôi. Đôi mắt ưu tư, thật buồn nàng nhìn tôi, rồi quay mặt bước đi, như không hề quen biết, cũng đôi mắt này năm xưa lạc vào hồn tôi, trong những đêm không ngủ, chong đèn nhìn khói thuốc bay…
Ánh mắt nàng buồn da diết như gọi về lòng tôi những kỉ niệm da diết, cồn cào của cái Tết năm nào, thuở mà tôi và nàng còn bên nhau tha thiết, ngọt ngào…
Tết năm ấy tiết trời đẹp lắm: mưa xuân bay bay, cỏ cây căng đầy nhựa sống, lá hoa đua chen khoe sắc thắm! Yêu nhau đã mấy tháng nhưng mãi đến Tết tôi mới chính thức đến nhà nàng chơi và ra mắt. Hôm ấy, tôi ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, nhẹ nhàng dắt con Wave ghẻ cà tàng, phóng tới nhà nàng. Tôi vui lắm, vừa đi đường vừa cất tiếng hát du dương: “Tết nay anh không thèm thịt chó, vì đã có môi em thơm ngọt tựa khô bò. Tết nay anh không thèm bi-a, anh quay sang chọc loại, một gậy hai bóng rồi…Tết này anh không thèm đi đá phò, vì chơi cùng em thôi đã khiến anh mệt phờ. Tết nay anh cũng chẳng phang lô, vì bao nhiêu tiền anh đốt cả vào em…”
Đến nhà nàng, tôi phóng xe vào giữa sân. Bố nàng đang ngồi đầu thềm rít thuốc lào, mẹ nàng đang giặt giũ quần áo ngoài ao, nàng thì đang hí húi ngoài vườn nhổ su hào, còn bà nàng đang nằm trên giường, thấy có người tới thì cũng hóng ra, giọng thều thào:
- Tiên sư bố đứa nào! Tao đang ngủ mà nó phi xe ầm ầm vào sân vậy hả! Đồ vô học!
Biết đã làm bà giận, tôi vội vã chống xe giữa sân, chạy ngay tới bên giường bà, cất giọng lễ phép!
- Cháu chào bà ạ!
- Mày là cái thằng vô học vừa phóng xe vào tận sân nhà tao đấy hả? – Giọng bà đầy gay gắt!
- Dạ vâng ạ! Năm mới, con lì xì cho bà mấy chục để bà mạnh khỏe ạ!
- Thật à? Quý hóa quá! Sao lì xì bà nhiều thế?
- Dạ! Vì con thấy bà yếu quá rồi, chả biết năm sau có còn được mừng tuổi bà nữa không!
Không biết vì mệt hay vì buồn ngủ mà tôi vừa nói dứt câu thì đã thấy mặt bà biến sắc, nằm quay ngoắt vào trong, ôm chân co quắp. Lúc này, bố nàng đã pha trà xong và mời tôi ra bàn uống nước. Sau khi nghe tôi giới thiệu rằng tôi là người yêu của con gái ông thì cái mặt ông nghệt ra, rồi thở dài thườn thượt:
- Chả hiểu con bé nhà này thế nào nữa! Bao nhiêu thằng tử tế thì không yêu, lại đi yêu cái thằng vừa nghèo vừa xấu zai!
- Nhưng nếu đẹp zai và nhà giàu thì lại bị khùng bác ạ!
- Tôi không hiểu!
- Dạ! Thì đẹp trai, nhà giàu mà lại đi yêu con gái bác thì chỉ có là bị khùng thôi!
Mặt bố nàng tối sầm, đầy vẻ cay cú khiến cho không khí cuộc nói chuyện bỗng nhiên trở nên rất nặng nề. Thực ra, năm mới, lại là lần đầu đến chơi nhà, tôi không hề muốn tạo ra ấn tượng xấu và sự căng thẳng với bố nàng. Nhưng là tại ông ấy chửi vỗ vào mặt tôi trước, nếu tôi không chơi lại thì ông ta lại nghĩ là tôi ngu. Cũng may, đúng lúc đó thì mẹ nàng đã giặt xong, đang bê chậu quần áo vào sân để phơi. Tôi liền nhanh nhảu chạy ra đỡ cái chậu giúp mẹ nàng, vừa được tiếng ga-lăng, vừa đỡ phải ngồi trong nhà nhìn cái mặt bố nàng hằm hằm. Rồi tiện thể, tôi giúp mẹ nàng phơi luôn quần áo. Khi đã phơi gần xong, còn một miếng dẻ bùi nhùi, loang lổ và thủng lỗ chỗ sót lại trong chậu, tôi mới quay sang hỏi mẹ nàng:
- Cái gì đấy bác?
- Quần sịp đấy!
- Của em nhà mình hay của bác ạ?
- Của bác trai!
- Quần sịp nam giống như cái bao súng, để bảo vệ, giữ cho súng luôn ngay ngắn gọn gàng, nhưng cái sịp này giãn hết chun, bùng nhùng, nhão nhoét rồi, mặc cũng như không thôi bác ạ!
- Thì bác trai cũng giải ngũ và buông súng lâu rồi! Có dùng nữa đâu mà cần bao súng! Mặc cũng như không thôi cháu ạ!
Đang nói chuyện thì nàng xách su hào từ vườn vào, còn có thêm cả một bó lá bạch đàn nữa. Tôi tò mò hỏi nàng:
- Lá bạch đàn để làm gì thế em?
- Dạ! Để đun nước cho bố em gội đầu ạ! Đầu bố em bị mọc nhiều mụn ghẻ, ngứa ngáy lắm!
- Sao phải đun nước làm gì cho phức tạp! Em cứ ra hiệu thuốc, mua lọ DEP về bôi là khỏi ngay mà!
- Thật không anh?
- Thật chứ! Trước anh bị ghẻ chi chít ở đít, thế mà bôi thuốc đó hai hôm đã hết luôn! Đầu bố em vẫn còn ít mụn, chắc chỉ bôi một hôm là khỏi!
Tôi và nàng đang nói chuyện thì chợt nghe tiếng bố nàng gọi từ trong nhà ra:
- Ai vào giữ hộ tôi cái ghế với!
Tôi nghe vậy thì nhanh nhảu chạy vào. Hóa ra, bố nàng đang bắc ghế trước ban thờ để thắp hương, nhưng cái ghế bấp bênh quá khiến ông ấy run chân, không dám leo lên. Tôi trông ngứa mắt quá thì bảo bố nàng xuống rồi tôi nhảy phắt lên ghế, thắp hương giúp ông ấy. Xong, tôi lại phi ra sân cùng nàng gọt su hào, chuẩn bị cơm…
- Anh chạy vào nhà làm gì thế? – Nàng vừa gọt xu hào vừa hỏi tôi.
- Anh vào thắp cho bố em nén nhang thôi!
Nhờ sự hỗ trợ của tôi thì chỉ một loáng, cơm đã dọn xong. Nhưng nhìn mâm cơm đạm bạc mà tôi cứ thấy nghèn nghẹn ở cổ. Rồi tôi đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt bố nàng và bảo:
- Bác đi với cháu!
- Đi đâu?
- Ra chợ mua thịt chó! Cơm ngày tết mà toàn xu hào với muối vừng thì sao nuốt nổi!
Bố nàng nghe thấy thịt chó thì mắt sáng lên, lập tức đi theo tôi. Tôi nổ máy con Wave ghẻ rồi rồ ga, chở bố nàng phóng ra chợ. Tôi mua một cân rượu mận, nửa cân dồi, một cân luộc, và hai bát tiết canh chó rồi lại hối hả quay xe về. Và điều tồi tệ khiến tôi và nàng phải xa nhau đã xảy ra cũng chính ở cái đoạn đường quay về đầy oan nghiệt ấy…
Khi đó, tôi đang ngồi trước phóng tẹt ga, bố nàng ngồi sau ôm eo tôi, hai tay ông ấy cầm mấy túi ni lông thịt và tiết canh chó. Tôi thấy đằng trước tôi là một em đi Vespa, mặt xinh như hoa, da trắng mịn mà, chiếc váy mỏng manh bay theo gió thướt tha thì lập tức vọt lên, áp sát con Wave ghẻ vào xe em, rồi quay sang nhìn em cười khùng khục, buông lời dâm dục:
- Đi chơi với bố con anh không em ơi! Bọn anh sẽ cho em gặm dồi chó!
- Biến đi! Hai bố con thằng khốn nạn!
- Khiếp! Người thì rõ dịu dàng, vậy mà lại thốt ra những lời thật phũ phàng!
Nói rồi, tôi lại cười hô hố, vọt lên trước, đánh võng, vỉa vào đầu xe em khiến chiếc Vespa loạng choạng chực ngã. Tôi cũng chán, chả muốn trêu em ấy nữa mà rú ga phóng nhanh về nhà. Nhưng hình như có gì đó không ổn thì phải, bởi tôi có cảm giác ai đó đang đuổi theo mình. Quả đúng vậy, một chiếc SH từ đằng sau chồm tới, chặn đầu xe tôi lại. Hai anh cởi trần, từ mông đến cổ xăm trổ loang lổ, một anh cao to, vạm vỡ như Lý Đức, một anh thấp hơn, nhưng cũng ngang ngửa Phạm Văn Mách nhảy xuống khỏi xe, tiến lại chỗ tôi và bố nàng, giọng lạnh như băng:
- Thằng nào vừa rủ vợ tao đi gặm dồi chó? Thằng nào?
Cả tôi và bố nàng đều tái mét mặt, run lẩy bẩy không biết nói gì, không biết phải làm gì. Cũng may, cuối cùng tôi cũng lấy hết can đảm, chỉ tay về phía bố nàng rồi bảo:
- Dạ! Thằng này ạ!
Chỉ chờ có thế, hai anh hổ báo ấy lao tới vả bôm bốp vào mặt bố nàng. Tôi thấy răng của bố nàng rơi ra cả vốc, máu túa ra lênh láng. Tôi thật sự hoảng loạn, rồi lợi dụng lúc hai thằng đó đang đánh bố nàng thì tôi nhảy luôn lên con Wave ghẻ, nổ máy và chạy mất! Từ đó đến nay, tôi chưa một lần nhìn thấy bố nàng, chưa một lần quay lại nhà nàng, và tất nhiên, cũng chưa một lần gặp lại nàng, cho đến mãi hôm đi chợ tết mua quất hôm vừa rồi…
Mấy năm không gặp, vậy mà khi nhìn thấy tôi, nàng quay mặt bước đi, như không hề quen biết. Tôi lập tức chạy theo, cầm tay nàng kéo lại. Vẫn là đôi mắt đó, ôi, đôi mắt người xưa bao lần khóc ướt vai tôi, trong những đêm giận hờn, vậy mà giờ sao xa lạ, đờ đẫn, vô hồn. Tôi cứ đứng lặng trước mặt nàng một hồi lâu mà không biết phải nói gì, giống một học sinh không thuộc bài đứng chịu trận trước cô giáo; giống một kẻ phạm tội bị bắt quả tang tại hiện trường với đầy đủ tang chứng, vật chứng chẳng thể bào chữa, trình bày. Cũng may, cuối cùng, tôi đã lấy hết can đảm, mấp máy từng câu ấp úng…
- Răng bố em…rụng nhiều không?
- Một hàm trên!
- Anh xin lỗi! Tại hôm đó, bố em bị chảy nhiều máu quá, anh thì lại có tật sợ máu, nên…
- À, hôm đó không phải là máu của bố em đâu, là tiết canh chó đấy!
- Thế còn răng? Là răng bố em hay răng chó?
- Bố em hay chó thì cũng đâu còn quan trọng nữa! Anh nhìn thấy hai quả bưởi này không? – Nàng nói rồi chỉ tay vào hai quả bưởi đang lủng lẳng trước ngực.
- Anh có! Anh nhìn thấy từ lúc nãy rồi!
- Tình yêu của chúng mình cũng như quả bưởi này thôi, đã bứt khỏi cành rồi thì không thể gắn lại được đâu!
Dứt lời, nàng lặng lẽ quay đi, rồi khuất dần vào dòng người đi chợ xuân đông đúc, lẫn dần trong đám đào quất đang nở bung, khoe sức sống tưng bừng, để lại lòng tôi với ngập đầy sầu thảm, héo hon. Đã vậy, cái cửa hàng băng đĩa ở góc chợ còn mở oang oang cái bài nhạc vàng nghe sao thê lương và não nề, như muốn trêu ngươi tôi. Giọng ca sĩ này nghe quen lắm, hình như là Quang Lê…
“…Đôi mắt người xưa xin đừng buồn vì tôi, cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình xưa lỡ làng”.
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
Mải ngắm bưởi, lúc ngẩng lên nhìn mặt cô gái thì tôi mới giật mình và chết điếng khi nhận ra đó chính là người yêu cũ của tôi. Đôi mắt ưu tư, thật buồn nàng nhìn tôi, rồi quay mặt bước đi, như không hề quen biết, cũng đôi mắt này năm xưa lạc vào hồn tôi, trong những đêm không ngủ, chong đèn nhìn khói thuốc bay…
Ánh mắt nàng buồn da diết như gọi về lòng tôi những kỉ niệm da diết, cồn cào của cái Tết năm nào, thuở mà tôi và nàng còn bên nhau tha thiết, ngọt ngào…
Tết năm ấy tiết trời đẹp lắm: mưa xuân bay bay, cỏ cây căng đầy nhựa sống, lá hoa đua chen khoe sắc thắm! Yêu nhau đã mấy tháng nhưng mãi đến Tết tôi mới chính thức đến nhà nàng chơi và ra mắt. Hôm ấy, tôi ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, nhẹ nhàng dắt con Wave ghẻ cà tàng, phóng tới nhà nàng. Tôi vui lắm, vừa đi đường vừa cất tiếng hát du dương: “Tết nay anh không thèm thịt chó, vì đã có môi em thơm ngọt tựa khô bò. Tết nay anh không thèm bi-a, anh quay sang chọc loại, một gậy hai bóng rồi…Tết này anh không thèm đi đá phò, vì chơi cùng em thôi đã khiến anh mệt phờ. Tết nay anh cũng chẳng phang lô, vì bao nhiêu tiền anh đốt cả vào em…”
Đến nhà nàng, tôi phóng xe vào giữa sân. Bố nàng đang ngồi đầu thềm rít thuốc lào, mẹ nàng đang giặt giũ quần áo ngoài ao, nàng thì đang hí húi ngoài vườn nhổ su hào, còn bà nàng đang nằm trên giường, thấy có người tới thì cũng hóng ra, giọng thều thào:
- Tiên sư bố đứa nào! Tao đang ngủ mà nó phi xe ầm ầm vào sân vậy hả! Đồ vô học!
Biết đã làm bà giận, tôi vội vã chống xe giữa sân, chạy ngay tới bên giường bà, cất giọng lễ phép!
- Cháu chào bà ạ!
- Mày là cái thằng vô học vừa phóng xe vào tận sân nhà tao đấy hả? – Giọng bà đầy gay gắt!
- Dạ vâng ạ! Năm mới, con lì xì cho bà mấy chục để bà mạnh khỏe ạ!
- Thật à? Quý hóa quá! Sao lì xì bà nhiều thế?
- Dạ! Vì con thấy bà yếu quá rồi, chả biết năm sau có còn được mừng tuổi bà nữa không!
Không biết vì mệt hay vì buồn ngủ mà tôi vừa nói dứt câu thì đã thấy mặt bà biến sắc, nằm quay ngoắt vào trong, ôm chân co quắp. Lúc này, bố nàng đã pha trà xong và mời tôi ra bàn uống nước. Sau khi nghe tôi giới thiệu rằng tôi là người yêu của con gái ông thì cái mặt ông nghệt ra, rồi thở dài thườn thượt:
- Chả hiểu con bé nhà này thế nào nữa! Bao nhiêu thằng tử tế thì không yêu, lại đi yêu cái thằng vừa nghèo vừa xấu zai!
- Nhưng nếu đẹp zai và nhà giàu thì lại bị khùng bác ạ!
- Tôi không hiểu!
- Dạ! Thì đẹp trai, nhà giàu mà lại đi yêu con gái bác thì chỉ có là bị khùng thôi!
Mặt bố nàng tối sầm, đầy vẻ cay cú khiến cho không khí cuộc nói chuyện bỗng nhiên trở nên rất nặng nề. Thực ra, năm mới, lại là lần đầu đến chơi nhà, tôi không hề muốn tạo ra ấn tượng xấu và sự căng thẳng với bố nàng. Nhưng là tại ông ấy chửi vỗ vào mặt tôi trước, nếu tôi không chơi lại thì ông ta lại nghĩ là tôi ngu. Cũng may, đúng lúc đó thì mẹ nàng đã giặt xong, đang bê chậu quần áo vào sân để phơi. Tôi liền nhanh nhảu chạy ra đỡ cái chậu giúp mẹ nàng, vừa được tiếng ga-lăng, vừa đỡ phải ngồi trong nhà nhìn cái mặt bố nàng hằm hằm. Rồi tiện thể, tôi giúp mẹ nàng phơi luôn quần áo. Khi đã phơi gần xong, còn một miếng dẻ bùi nhùi, loang lổ và thủng lỗ chỗ sót lại trong chậu, tôi mới quay sang hỏi mẹ nàng:
- Cái gì đấy bác?
- Quần sịp đấy!
- Của em nhà mình hay của bác ạ?
- Của bác trai!
- Quần sịp nam giống như cái bao súng, để bảo vệ, giữ cho súng luôn ngay ngắn gọn gàng, nhưng cái sịp này giãn hết chun, bùng nhùng, nhão nhoét rồi, mặc cũng như không thôi bác ạ!
- Thì bác trai cũng giải ngũ và buông súng lâu rồi! Có dùng nữa đâu mà cần bao súng! Mặc cũng như không thôi cháu ạ!
Đang nói chuyện thì nàng xách su hào từ vườn vào, còn có thêm cả một bó lá bạch đàn nữa. Tôi tò mò hỏi nàng:
- Lá bạch đàn để làm gì thế em?
- Dạ! Để đun nước cho bố em gội đầu ạ! Đầu bố em bị mọc nhiều mụn ghẻ, ngứa ngáy lắm!
- Sao phải đun nước làm gì cho phức tạp! Em cứ ra hiệu thuốc, mua lọ DEP về bôi là khỏi ngay mà!
- Thật không anh?
- Thật chứ! Trước anh bị ghẻ chi chít ở đít, thế mà bôi thuốc đó hai hôm đã hết luôn! Đầu bố em vẫn còn ít mụn, chắc chỉ bôi một hôm là khỏi!
Tôi và nàng đang nói chuyện thì chợt nghe tiếng bố nàng gọi từ trong nhà ra:
- Ai vào giữ hộ tôi cái ghế với!
Tôi nghe vậy thì nhanh nhảu chạy vào. Hóa ra, bố nàng đang bắc ghế trước ban thờ để thắp hương, nhưng cái ghế bấp bênh quá khiến ông ấy run chân, không dám leo lên. Tôi trông ngứa mắt quá thì bảo bố nàng xuống rồi tôi nhảy phắt lên ghế, thắp hương giúp ông ấy. Xong, tôi lại phi ra sân cùng nàng gọt su hào, chuẩn bị cơm…
- Anh chạy vào nhà làm gì thế? – Nàng vừa gọt xu hào vừa hỏi tôi.
- Anh vào thắp cho bố em nén nhang thôi!
Nhờ sự hỗ trợ của tôi thì chỉ một loáng, cơm đã dọn xong. Nhưng nhìn mâm cơm đạm bạc mà tôi cứ thấy nghèn nghẹn ở cổ. Rồi tôi đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt bố nàng và bảo:
- Bác đi với cháu!
- Đi đâu?
- Ra chợ mua thịt chó! Cơm ngày tết mà toàn xu hào với muối vừng thì sao nuốt nổi!
Bố nàng nghe thấy thịt chó thì mắt sáng lên, lập tức đi theo tôi. Tôi nổ máy con Wave ghẻ rồi rồ ga, chở bố nàng phóng ra chợ. Tôi mua một cân rượu mận, nửa cân dồi, một cân luộc, và hai bát tiết canh chó rồi lại hối hả quay xe về. Và điều tồi tệ khiến tôi và nàng phải xa nhau đã xảy ra cũng chính ở cái đoạn đường quay về đầy oan nghiệt ấy…
Khi đó, tôi đang ngồi trước phóng tẹt ga, bố nàng ngồi sau ôm eo tôi, hai tay ông ấy cầm mấy túi ni lông thịt và tiết canh chó. Tôi thấy đằng trước tôi là một em đi Vespa, mặt xinh như hoa, da trắng mịn mà, chiếc váy mỏng manh bay theo gió thướt tha thì lập tức vọt lên, áp sát con Wave ghẻ vào xe em, rồi quay sang nhìn em cười khùng khục, buông lời dâm dục:
- Đi chơi với bố con anh không em ơi! Bọn anh sẽ cho em gặm dồi chó!
- Biến đi! Hai bố con thằng khốn nạn!
- Khiếp! Người thì rõ dịu dàng, vậy mà lại thốt ra những lời thật phũ phàng!
Nói rồi, tôi lại cười hô hố, vọt lên trước, đánh võng, vỉa vào đầu xe em khiến chiếc Vespa loạng choạng chực ngã. Tôi cũng chán, chả muốn trêu em ấy nữa mà rú ga phóng nhanh về nhà. Nhưng hình như có gì đó không ổn thì phải, bởi tôi có cảm giác ai đó đang đuổi theo mình. Quả đúng vậy, một chiếc SH từ đằng sau chồm tới, chặn đầu xe tôi lại. Hai anh cởi trần, từ mông đến cổ xăm trổ loang lổ, một anh cao to, vạm vỡ như Lý Đức, một anh thấp hơn, nhưng cũng ngang ngửa Phạm Văn Mách nhảy xuống khỏi xe, tiến lại chỗ tôi và bố nàng, giọng lạnh như băng:
- Thằng nào vừa rủ vợ tao đi gặm dồi chó? Thằng nào?
Cả tôi và bố nàng đều tái mét mặt, run lẩy bẩy không biết nói gì, không biết phải làm gì. Cũng may, cuối cùng tôi cũng lấy hết can đảm, chỉ tay về phía bố nàng rồi bảo:
- Dạ! Thằng này ạ!
Chỉ chờ có thế, hai anh hổ báo ấy lao tới vả bôm bốp vào mặt bố nàng. Tôi thấy răng của bố nàng rơi ra cả vốc, máu túa ra lênh láng. Tôi thật sự hoảng loạn, rồi lợi dụng lúc hai thằng đó đang đánh bố nàng thì tôi nhảy luôn lên con Wave ghẻ, nổ máy và chạy mất! Từ đó đến nay, tôi chưa một lần nhìn thấy bố nàng, chưa một lần quay lại nhà nàng, và tất nhiên, cũng chưa một lần gặp lại nàng, cho đến mãi hôm đi chợ tết mua quất hôm vừa rồi…
Mấy năm không gặp, vậy mà khi nhìn thấy tôi, nàng quay mặt bước đi, như không hề quen biết. Tôi lập tức chạy theo, cầm tay nàng kéo lại. Vẫn là đôi mắt đó, ôi, đôi mắt người xưa bao lần khóc ướt vai tôi, trong những đêm giận hờn, vậy mà giờ sao xa lạ, đờ đẫn, vô hồn. Tôi cứ đứng lặng trước mặt nàng một hồi lâu mà không biết phải nói gì, giống một học sinh không thuộc bài đứng chịu trận trước cô giáo; giống một kẻ phạm tội bị bắt quả tang tại hiện trường với đầy đủ tang chứng, vật chứng chẳng thể bào chữa, trình bày. Cũng may, cuối cùng, tôi đã lấy hết can đảm, mấp máy từng câu ấp úng…
- Răng bố em…rụng nhiều không?
- Một hàm trên!
- Anh xin lỗi! Tại hôm đó, bố em bị chảy nhiều máu quá, anh thì lại có tật sợ máu, nên…
- À, hôm đó không phải là máu của bố em đâu, là tiết canh chó đấy!
- Thế còn răng? Là răng bố em hay răng chó?
- Bố em hay chó thì cũng đâu còn quan trọng nữa! Anh nhìn thấy hai quả bưởi này không? – Nàng nói rồi chỉ tay vào hai quả bưởi đang lủng lẳng trước ngực.
- Anh có! Anh nhìn thấy từ lúc nãy rồi!
- Tình yêu của chúng mình cũng như quả bưởi này thôi, đã bứt khỏi cành rồi thì không thể gắn lại được đâu!
Dứt lời, nàng lặng lẽ quay đi, rồi khuất dần vào dòng người đi chợ xuân đông đúc, lẫn dần trong đám đào quất đang nở bung, khoe sức sống tưng bừng, để lại lòng tôi với ngập đầy sầu thảm, héo hon. Đã vậy, cái cửa hàng băng đĩa ở góc chợ còn mở oang oang cái bài nhạc vàng nghe sao thê lương và não nề, như muốn trêu ngươi tôi. Giọng ca sĩ này nghe quen lắm, hình như là Quang Lê…
“…Đôi mắt người xưa xin đừng buồn vì tôi, cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình xưa lỡ làng”.
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo