Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với Vũ Nương ngắn gọn hay nhất

Nguyễn Dữ là một trong những nhà Nho nổi tiếng của văn học trung đại. “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm tiêu biểu của ông. Mỗi câu chuyện ông kể lại vừa có tính hoang đường, vừa có tính chân thật và vì thế rất hấp dẫn, thu hút người đọc. Nhắc đến “Truyền kì mạn lục” là chúng ta không thể không nhắc đến “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nhân vật chính trong câu chuyện đó là Vũ Nương. Do đó, tưởng tượng cuộc gặp gỡ với nhân vật trong câu chuyện sẽ giúp ta hiểu về câu chuyện hơn, từ đó cũng hiểu được tư tưởng, tình cảm của nhà văn trươc cuộc đời. Tính chất hư cấu, tưởng tượng còn giúp tăng sự sáng tạo trong bài làm văn của chúng ta. Các bạn cũng có thể tham khảo những bài viết dưới đây để từ đó có thể định hướng cách viết cho riêng mình. Khi viết, các bạn cần lưu ý rằng dù có thể tưởng tượng nhưng vẫn phải tôn trọng nội dung văn bản, tránh xuyên tạc, bịa đặt. Chúc các bạn thành công!

BÀI LÀM VĂN MẪU TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ LẠI CUỘC GẶP GỠ TRÒ CHUYỆN VỚI VŨ NƯƠNG.
Tôi đã từng đọc câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ và qua câu chuyện đó tôi cứ ước được quay trở lại với quá khứ xa xôi để gặp nàng Vũ Nương. Cuối cùng, ước mơ đó của tôi đa thành hiện thực. Trong một lần ngủ mơ, tôi đã mơ thấy mình được một vị thần đưa về quá khứ đó và gặp nàng dưới biển.

Tôi mơ thấy mình đang đi ở chốn thủy cung thì đột nhiên tôi nhìn thấy một người phụ nữ. Tôi chợt thấy nàng thật giống với người mà Nguyễn Dữ đã từng miêu tả. Tôi vội cất lời:
- Nàng là Vũ Nương phải không?
Người phụ nữ nhìn tôi, gương mặt đầy vẻ buồn bã:
- Phải rồi. Chính là ta đây. Ở dưới đây lâu ngày, ta nhớ con ta quá.
- Thế nàng có thể kể cho ta nghe cuộc đời của nàng được không?
Ánh mắt nàng nhìn xa xăm như để nhớ lại quá khứ. Rồi nàng bắt đầu kể: Hồi ấy, Trương Sinh đem bạc đến nhà nàng làm sính lễ và hai người nên duyên vợ chồng từ đó. Ở với nhau được ít lâu, hai người đã vội chia xa vì chiến tranh xảy đến, Trương Sinh phải đi.
- Trước khi Trương Sinh đi lính, ta đã hẹn cả đời này chỉ chung thủy với chàng…Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, ta vẫn phải để chàng ấy ra đi…
Rồi nàng ấy kể tiếp rằng:
- Trương Sinh đi không được lâu thì ta sinh con. Ta đặt đứa bé đó tên là Đản. Ngày ngày, chăm sóc, dạy dỗ nó. Rồi khi mẹ Trương Sinh mất, ta lo ma chay chu đáo cho bà. Ta toàn tâm, toàn ý thế mà cuộc đời không trao cho ta hạnh phúc….

Rồi nàng bật khóc nức nở. Tôi ngồi lặng im nghe nàng kể chuyện mà cũng thương thay cho nàng.
- Rồi thơi gian đi lính cũng phải hết. Trương Sinh đã đến ngày trở về. Khi chàng trở về, ta cứ ngỡ hạnh phúc rồi đây sẽ mỉm cười với ta nhưng không….
Và nàng kể tiếp rằng, Trương Sinh về đến nhà thấy mẹ đã mất, con thì vừa mới học nói. Chàng ấy liền hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm. Nhưng trẻ con vốn ngây thơ, nó liền hỏi chàng Trương rằng:
- “Ơ thế hóa ra ông cũng là cha tôi à?”. Bé Đản đã hỏi như thế. Sự thực là lúc chàng Trương đi vắng, ta vẫn hay chỉ vào cái bóng của mình mà nói với nó rằng đó là cha Đản. Đứa bé quá ngây thơ đã không hiểu được điều đó. Chồng ta cũng quá hồ đồ, chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi ngờ cho ta.
- Thế sao lúc bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng không giải thích điều đó.
- Ta đã cố gắng giải thích nhưng chàng ấy lại không hề tin ta. Quá bất lực, ta phải trầm mình xuống dòng sông tự vẫn. Đến khi gặp Phan Lang dưới này, Phan Lang cũng đã kể cho ta biết rằng cuối cùng, Trương Sinh cũng đã biết được sự thật rằng đó chỉ là cái bóng mà thôi và chàng ấy rất ân hận vì đã nghi ngờ ta. Nhưng mọi chuyện đã thành ra thế này rồi…
Nói rồi, nàng ấy ôm mặt khóc. Tôi vội nói:
- Cuộc đời vốn xảy ra nhiều chuyện khiến chúng ta không thể ngờ hết được. Chỉ tại chiến tranh phi nghĩa khiến hạnh phúc gia đình sớm chia lìa, bi kịch của sự không hiểu nhau cũng bắt nguồn từ đó. Nàng ở đây, hãy thật hạnh phúc nhé, đó cũng chính là mong nguyện của cha con Trương Sinh ở thế giới kia.
Tôi vừa dứt lời thì giấc mơ cũng vội kết thúc. Không hiểu sao những giọt nước mắt lại cứ lăn dài trên má. Tôi thương cho số phận Vũ Nương nói riêng và những người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến xưa biết bao…
Lee.vfo.vn
 
  • Chủ đề
    nguyen du vu nuong
  • Top