Ưu nhược điểm của 3 phương pháp đo tốc độ vòng quay

Thiết bị đo tốc độ vòng quay là một trong những thiết bị công nghiệp đang được Công ty cổ phần Công Nghệ Đỉnh Cao nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam.

DT2234.jpg

Thiết bị đo tốc độ vòng quay là một loại thiết bị đo cầm tay dùng để đo vòng quay và tốc độ bề mặt được ứng dụng rất phổ biến trong các công việc như sửa chữa, bảo dưỡng và tái kiểm tra độ chuẩn xác của động cơ. Máy đo tốc độ vòng quay có 3 loại: Không tiếp xúc, Tiếp xúc và đo bằng tần số chớp hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 3 cách đo này ngay dưới đây.

- Phương pháp đo không tiếp xúc (đo bằng phản xạ):
Tốc độ vòng quay sẽ được đo bằng cách đo thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo. Thiết bị sẽ phát ra 1 chùm tia hồng ngoại, chùm tia ánh sáng này sẽ bị phản xạ lại tại vật cần đo bởi tấm phản quang được dán trên vật cần đo. Tuy nhiên ở phương pháp đo này có một lưu ý quan trọng là khoảng cách lớn nhất giữa tấm phản quang và thiết bị đo không vượt quá 350 mm. Đo không tiếp xúc có dải đo từ 20 rpm - 100.000 rpm. Phương pháp đo này tốt hơn phương pháp đo tiếp xúc tuy nhiên nó cũng có nhược điểm riêng bởi không phải lúc nào ta cũng có thể dán được tấm phản quang lên trên vật cần đo.
- Phương pháp đo tiếp xúc:
Tốc độ vòng quay của vật cần đo sẽ được cảm biến chuyển đổi thành tín hiệu điện, tín hiệu này sẽ được thiết bị phân tích và hiển thị
Đây là phương pháp cũ nhất hiện tại ít được sử dụng bởi gây nguy hiểm cho người đo đo phải ấn đầu quay của máy trực tiếp vào trục quay. Phương pháp được khuyến cáo là chỉ sử dụng cho những vật có vận tốc quay thấp từ 20 rpm đến 20.000 rpm và không thể đo cho những vật có kích thước nhỏ, nếu như tốc độ vòng quay quá lớn cảm biến sẽ bị trượt ra ngoài. Phương pháp đo này có nhược điểm lớn đó là là tốc độ quay của tải phụ thuộc rất nhiều vào lực tiếp xúc.

- Phương pháp đo sử dụng tần số chớp:
Tiêu biểu cho cách đo này có thiết bị đo tốc độ vòng quay DT2234.
Phương pháp đo này khắc phục được nhược điểm của cả 2 cách đo trên nó vừa có thể đo được cho những vật rất nhỏ hoặc đo được ở những nơi ta không chạm đến được vừa không phải dán tấm phản quang lên vật cần đo. Vì thế nó không gây nguy hiểm cho người sử dụng cũng như không cần phải dừng máy lại quy trình sản xuất.
Dải đo của phương pháp đo này là: 30 rpm đến 20.000 rpm.
Ngoài ra, phương pháp đo này không chỉ đo được rpm mà nó còn có thể đo rung và theo dõi chuyển động ví dụ như: các màng rung, màng loa.
 

Bài viết đang hot

Thống kê

Chủ đề
102,182
Bài viết
469,779
Thành viên
340,385
Thành viên mới nhất
Stevhob
Top