Bàn phím QWERTY
Vài năm gần đây nhiều hãng sản xuất cho ra đời rất nhiều điện thoại di động có bàn phím Qwerty.
Tại sao người ta lại thích bàn phím này đến thế? Nhiều người lý giải, đó là do nó có cấu tạo giống bàn phím máy tính, nên rất thuận tiện cho người ta “chat chit”, soạn email, gửi tin nhắn… nên mặc dù những cái phím của nó bé tí teo nhưng người ta vẫn mê.
Tuy nhiên theo giải thích của một nhóm các nhà ngôn ngữ học đến từ Viện nghiên cứu Tâm Lý Nam Giới, sở dĩ nhiều người thích bàn phím Qwerty là chính bởi cái tên gợi trí tò mò của nó, tên bàn phím được đọc là “quơ ti”, cái động từ “quơ” rất độc đáo: Chỉ hành động ra tay rất nhanh, ngẫu hứng để tóm lấy một vật gì đó. Còn “ti”, không nói ra thì… ai cũng hiểu. Nắm được tâm lý này, các nhà sản xuất điện thoại đã thắng lớn trong doanh thu tiêu thụ, đó chính là lý do tại sao trên thị trường có nhiều hãng sản xuất ra loại điện thoại có bàn phím Qwerty nhiều đến thế!
Thậm chí nghe đồn sắp tới, một hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng thế giới còn tung ra thị trường một loại thiết bị chơi game có bàn tay… “quơ ti” nữa. Hãy chờ xem!
Theo một tài liệu về bí mật trong cung cấm tìm được gần đây thì hai từ “Thái Giám” vốn để chỉ những nam giới bị cắt (thiến) mất bộ phận sinh dục, chuyên phục vụ trong cung vua, phủ chúa, ban đầu được gọi bằng một cái tên rất dân dã dễ hiểu: “Thái diến”- Một cái tên chỉ cần nói lái là ai cũng hiểu ngay bản chất vấn đề. Tuy nhiên về sau cái tên này phạm húy vì trùng với tên hoàng thái tử Bội Diến nên chữ “Diến” phải đổi thành “Giám”. “Thái Diến” từ đó được gọi chệch thành “Thái Giám” như ngày nay. Lời bình: Phải thừa nhận là trong các triều đại phong kiến xưa người ta thật tinh tế trong việc đặt tên, vừa dễ hiểu, lại vừa đủ kín đáo và giữ được sự thanh lịch khi nói.
Bản tin tối: Một người đàn ông Pháp bị sâu gần hết bộ răng cửa. Hẹn bác sỹ lần lữa mãi vẫn chưa tới. Sáng nay ông ta gọi điện cho bác sỹ, giọng phều phào xin lỗi và nói từ nay về sau sẽ không phải làm phiền bác sỹ nữa vì vợ ông, mặc dù không có chứng chỉ hành nghề nhưng đã hành động rất mau lẹ, y như một Lý Tiểu Long. Được biết tối hôm trước, người đàn ông này trót cãi lại vợ và từ chối rửa bát…
Bài học rút ra: Muốn tiết kiệm tiền tới bác sỹ nha khoa, hãy cãi vợ.
Một câu chuyện khác chứng kiến trong Bệnh viện V:
Một phụ nữ ngoài 50 bị ốm, ông thông gia tới thăm. Thấy khách đến người phụ nữ cố gượng dậy tiếp chuyện. Ông thông gia chạy nhanh tới giường cản lại và nói: “Chị cứ nằm thoải mái, tôi chơi một tí là ra ngay ấy mà!”.
Sau câu nói của ông thông gia người ta thấy các bệnh nhân khác cùng người nhà của họ cứ che miệng cười tủm tỉm. Không rõ câu nói của ông thông gia đã làm họ hiểu theo nghĩa nào, nhưng nhiều khi ăn nói vô tư quá cũng thành ra vô duyên.
Vài năm gần đây nhiều hãng sản xuất cho ra đời rất nhiều điện thoại di động có bàn phím Qwerty.
Tại sao người ta lại thích bàn phím này đến thế? Nhiều người lý giải, đó là do nó có cấu tạo giống bàn phím máy tính, nên rất thuận tiện cho người ta “chat chit”, soạn email, gửi tin nhắn… nên mặc dù những cái phím của nó bé tí teo nhưng người ta vẫn mê.
Tuy nhiên theo giải thích của một nhóm các nhà ngôn ngữ học đến từ Viện nghiên cứu Tâm Lý Nam Giới, sở dĩ nhiều người thích bàn phím Qwerty là chính bởi cái tên gợi trí tò mò của nó, tên bàn phím được đọc là “quơ ti”, cái động từ “quơ” rất độc đáo: Chỉ hành động ra tay rất nhanh, ngẫu hứng để tóm lấy một vật gì đó. Còn “ti”, không nói ra thì… ai cũng hiểu. Nắm được tâm lý này, các nhà sản xuất điện thoại đã thắng lớn trong doanh thu tiêu thụ, đó chính là lý do tại sao trên thị trường có nhiều hãng sản xuất ra loại điện thoại có bàn phím Qwerty nhiều đến thế!
Thậm chí nghe đồn sắp tới, một hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng thế giới còn tung ra thị trường một loại thiết bị chơi game có bàn tay… “quơ ti” nữa. Hãy chờ xem!
*
* *
Thái giám xưa gọi là gì?* *
Theo một tài liệu về bí mật trong cung cấm tìm được gần đây thì hai từ “Thái Giám” vốn để chỉ những nam giới bị cắt (thiến) mất bộ phận sinh dục, chuyên phục vụ trong cung vua, phủ chúa, ban đầu được gọi bằng một cái tên rất dân dã dễ hiểu: “Thái diến”- Một cái tên chỉ cần nói lái là ai cũng hiểu ngay bản chất vấn đề. Tuy nhiên về sau cái tên này phạm húy vì trùng với tên hoàng thái tử Bội Diến nên chữ “Diến” phải đổi thành “Giám”. “Thái Diến” từ đó được gọi chệch thành “Thái Giám” như ngày nay. Lời bình: Phải thừa nhận là trong các triều đại phong kiến xưa người ta thật tinh tế trong việc đặt tên, vừa dễ hiểu, lại vừa đủ kín đáo và giữ được sự thanh lịch khi nói.
*
* *
Bác sỹ nha khoa tại gia?* *
Bản tin tối: Một người đàn ông Pháp bị sâu gần hết bộ răng cửa. Hẹn bác sỹ lần lữa mãi vẫn chưa tới. Sáng nay ông ta gọi điện cho bác sỹ, giọng phều phào xin lỗi và nói từ nay về sau sẽ không phải làm phiền bác sỹ nữa vì vợ ông, mặc dù không có chứng chỉ hành nghề nhưng đã hành động rất mau lẹ, y như một Lý Tiểu Long. Được biết tối hôm trước, người đàn ông này trót cãi lại vợ và từ chối rửa bát…
Bài học rút ra: Muốn tiết kiệm tiền tới bác sỹ nha khoa, hãy cãi vợ.
*
* *
Vô duyên trong bệnh viện* *
Một câu chuyện khác chứng kiến trong Bệnh viện V:
Một phụ nữ ngoài 50 bị ốm, ông thông gia tới thăm. Thấy khách đến người phụ nữ cố gượng dậy tiếp chuyện. Ông thông gia chạy nhanh tới giường cản lại và nói: “Chị cứ nằm thoải mái, tôi chơi một tí là ra ngay ấy mà!”.
Sau câu nói của ông thông gia người ta thấy các bệnh nhân khác cùng người nhà của họ cứ che miệng cười tủm tỉm. Không rõ câu nói của ông thông gia đã làm họ hiểu theo nghĩa nào, nhưng nhiều khi ăn nói vô tư quá cũng thành ra vô duyên.