Vài nét về tính cách và văn hóa của người Bạc Liêu

Về mặt lịch sử, vùng đất Bạc Liêu mới hình thành trên 200 năm. Do điều kiện đất đai và cấu tạo dân cư buổi đầu, Bạc Liêu không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Dân cư không hình thành từ “lũy tre làng”, “cha truyền con nối”. Dân cư Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực”. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Người Kinh, người Khơ-me, người Hoa đã đan xen nhau, luôn tương trợ, đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích “làm ăn lớn”. Phong cách ứng xử người dân Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, bộc trực, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.
Ở Bạc Liêu, có 3 dòng văn hóa đan xen nhau đó là: văn hóa Kinh, văn hóa Khơ-me, văn hóa người Hoa, trong quá trình hội nhập, phát trển.Hàng năm trên vùng đất Bạc Liêu có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thần hoàng bổn cảnh có công với nước được triều đình nhà Nguyễn Sắc phong. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên còn gọi là lễ thượng điền giữa tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu còn gọi là lễ hạ điền vào giữa tháng 12 âm lịch.Đồng bào Khơ-me có lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam-Thmây) vào giữa tháng 4 dương lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội Đôn-ta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà Phật.

Đồng bào Hoa có lễ cúng Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch, lễ thí giàng vào tháng 7 âm lịch.

Trong giao tiếp, lớp người trung niên giữa Kinh và Khơ-me hay kết thân nhau làm “ní” (người cùng tuổi). Trai, gái Kinh và Hoa thường gọi nhau là “hia”, “chế” thay cho từ anh, chị.Về văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, có bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn, vè của ông Bửu Trượng.

Tính cách người dân Bạc Liêu dưới thời Pháp thuộc in đậm tính cách lưu dân người Việt “đủ tinh thần thực tiễn, nhưng thiếu chữ; đủ đạo đức làm dân mà ít thuộc kinh truyện”. Trước đây một số ngươi giàu ở Bạc Liêu có quan niệm “lấy táu đong lúa chứ không ai lấy táu đong chữ”. Điển hình là Ba Huy con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, một thời tiêu xài “xả láng” để đồng bào cả nước mỉa mai sự xa xỉ đó bằng tên gọi “công tử Bạc Liêu”.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng đất Bạc Liêu trở thành căn cứ kháng chiến của Nam bộ. Trường học mọc lên đều khắp. Bộ mặt văn hóa khác hẳn xưa. Tuy vậy Bạc Liêu vẫn chưa có những công trình, những tác phẩm nghệ thuật tương xứng với bề dầy lịch sử của nó.

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (Tập I)
 
  • Chủ đề
    bạc bạc liêu cách của hanh hay hóa học kết lịch liêu lớp mặt trăng một số phát thành theo thơ thường tính cách tre trong văn với vui
  • Ðề: Vài nét về tính cách và văn hóa của người Bạc Liêu

    Hm! Tiếng nói của một dân tộc biểu thị sức mạnh và sự kiêu hãnh của dân tộc đó, zị mà bây giờ trong tốp "các bạn trẻ" chúng ta đã quên đi những cái từ ngữ ấy, để chạy theo những tiếng nói theo phong trào của những nơi xa hoa thị thành! Điển hình như một số đi học xa nhà sì phố được vài năm, hay chỉ vài tháng, về là quên hết, chế ="chị", hia ="anh", mình ên ="một mình, mình", zị ="dzậy" đến nỗi tui từng tiếp xúc hết còn nhận ra 1 người "bạc liêu" nữa. Có 3 câu nói mà các "chú teen" thường biện hộ là :
    Câu 1 : "Ông bà ta nói :"Nhập gia tùy tục", sống phải biết hòa nhập thể hiện mình là con người dễ chịu!!" <-- Rằng : "Nhập gia tuỳ tục", câu nói của ông bà dành cho "đàn bà con gái" theo nhà chồng, VD : nhà chồng người bắc, cô gái người nam, vô nhà là phải nói tiếng bắc lun^ sao, zị cái gọi là tôn trọng tiếng địa phương để đâu?? Lại nữa : Nếu nói ông bà ta nói sao nghe zị thì tui xin đem ra 2 câu của ông bà nè : "Chém cha không bằng pha tiếng", "Hoà nhập nhưng không hoà tan!" <-- 1 câu chơi lợi 2 câu hài lòng nha, vạn pháp vô thường, không phải lúc nào cũng "nhập gia tuỳ tục", không phải cái gì cũng "nhập gia tuỳ tục", tiếng nói là dấu hiệu thân thương để nhận biết mà còn quên nữa là sao!;
    Câu 2 : "Ơ! Nói "zậy" người ta đâu có hiểu !!" <-- Rằng : "Mưa dầm thấm lâu", Cái người Huế nói riêng hay miền Trung nói chung, nhứt là Huế thì cái "Lập trường ngôn ngữ" họ tốt lắm, xuất hiện khi họ đi mọi nơi, bây giờ ngay cả trong phim cũng có..Lại nữa : thời đại công nghệ thông tin, internet đến mọi nhà, lên GOOGLE bấm : "mô tê răng rứa" ra cả tá mà đựng, còn "chế, hia, củ, zị, ý,ên,... thì sao???. Không lẽ lập trường ngôn ngữ người Bạc Liêu mình yếu đến cỡ đó sao!
    Câu 3 : ""Uz thì nói trên đây thôi, về nhà là nói "lại" à!" <--- Sau tzan gặp lợi tại quê nhà, (phát âm chuẩn+chị anh vậy một mình) haha mắc cười quá...
    Nhiều khi chợt nhớ điếng người
    Không cao sang chỉ 2 từ "chế", "hia"
    Thôi thì ên nỗi niềm quê
    Người chê người ghét, mình nghe chính mình!
     
    Top