Văn lớp 10: Phân tích cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên

Hướng dẫn đề bài cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên hay nhất có dàn ý và bài làm ngữ văn lớp 10 tâm trạng của kiều cũng như các nhân vật

Từ xa xưa người phụ nữ trong xã hội cũ đã phải trải qua bao cay đắng, tủi hờn, hi sinh vì người khác ngay cả đến tình yêu của chính mình cũng phải trao lại cho người khác. Chính là do những hủ tục phong kiến, lễ giáo hà khắc đã đẩy người phụ nữ vào bức đường cùng phải chia tay với mối tình đầu vừa bắt đầu chớm nở với bao kỉ niệm, bao cảm xúc. Họ không được hưởng cuộc sống hạnh phúc mà mình vốn có mà phải trải qua biết bao gian khó, đối mặt với bao thử thách cuộc sống. Thật quá bất công với người phụ nữ, họ đáng được yêu thương và trân trọng, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn hay vì phải chịu những đau khổ. Trong chương trình ngữ văn lớp 10 khi ta gặp dạng bài phân ích cảm nhận thì có đề phân tích về đoạn trích Trao duyên. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng với cách làm này thì các bạn sẽ có một định hướng đúng và làm bài một cách tốt nhất. Để triển khai đề bài này, ta sẽ phân tích từng khổ thơ, nêu nội dung, nghệ thật của mỗi khổ và tư tưởng của nhà thơ.

DÀN Ý: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “TRAO DUYÊN”
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
Giới thiệu đoạn trích Trao duyên
Nêu khái quát nội dung đoạn trích
2.THÂN BÀI:
Câu 1 đến 12: lời Kiều nói với Vân thỉnh cầu trao duyên
Câu 13 đến 26: Kiều trao kỉ vật cho Vân
Còn lại: Kiều tạm biệt Kim Trọng
Đánh giá: Nghệ thuật
Nội dung
Tác giả
3.KẾT BÀI:
Khẳng định giá trị của đoạn trích với người đọc

BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN ĐOẠN TRÍCH “TRAO DUYÊN”
Nguyễn Du- đại thi hào của dân tộc người đã sáng tác nên kiệt tác Truyện Kiều khẳng định được vẻ đẹp của nền văn học nước nhà. Truyện Kiều quả là có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nó là nét đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt. Đặc biệt là đoạn trích Trao duyên đã khắc họa rõ tâm trạng nàng Kiều khi phải chia tay mối tình đầu với nhiều nguyện ước của tình yêu.

Mở đầu đoạn trích là lời thỉnh cầu trao duyên:
“Cậy em, em có chịu lời”
Lời ngỏ trao duyên vừa cất lên như đã thấm đẫm tâm trạng, đọc lên âm điệu có vẻ trúc trắc như tiếng nấc khiến câu thơ nghẹn ngào giọng điệu run rẩy. Đó có phải là việc trọng đại của ba người dù rất bình tĩnh trước sóng gió gia đình, trước bi kịch cuộc đời nhưng Kiều vẫn bối rối, sự rườn rà của động tác thậm chí cả cái cung kính bất thường. “Cậy em” khả năng nắm bắt tình hình thấu hiểu tâm trạng. Đó không chỉ là nhờ vả mà còn bộc lộ tâm trạng quằn quai khó nói lại gửi gắm một hi vọng tựa nương một niềm tin mãnh liệt. Câu thơ đọc lên khẩn khoản, bối rối, ngập ngừng.

Tư thế trang trọng nhún nhường của chị với em “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” vị trí của chị em Thúy Kiều gần như bị đảo lộn. Là người chị Kiều có thể yêu cầu em làm điều gì đó nhưng Kiều lại lạy thể hiện sự biết ơn, tấm trân thành của mình vừa là trang trọng nghi lễ, vừa là giàng buộc với Vân. Bởi đó là truyện hệ trọng, hẳn Vân cũng không nỡ từ chối. Với giọng thơ trang trọng tha thiết Kiều hạ mình khẩn cầu van nài em bằng nỗi đau và niềm tin lời trao duyên thấm đẫm tâm trạng.

Mười câu tiếp nàng Kiều như gợi trước mắt người đọc một cuộc tình đẹp nhưng buồn:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”
Mối tình sâu nặng đến mức làm tâm hồn sống dậy tấm lòng trào lên bao kí ức đẹp. Câu thơ đọc lên như cuốn người ta đến với vùng kí ức tươi vui sống động không thể nào quên. Mối tình đầu với tất cả xuyến sao, mối tình thiêng liêng cao đẹp nhưng vì biến cố gia đình, vì chuyện Kiều bán mình chuộc cha “Giữa đường đứt gánh tương tư” mà thành ra dang dở. Gánh tương tư trĩu nặng vừa dang dở vừa dằng dặc nỗi nhớ niềm thương và cả những khắc khoải cho nên chỉ mong em chắp mối tơ này cùng chàng Kim. Nhưng vì:
“Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Là người con gái chu toàn Kiều những mong vẹn được chữ hiếu trọn cả chữ tình. Vì em có tuổi trẻ có tương lai dài rộng phía trước mọi điều tốt đẹp đều có thể bắt đầu. Hãy vì tình chị em ruột già mà thay tình nước non.Kiều quả là người sắc sảo mặn mà giữa lòng vị than gay cả trong bi kịch lớn nhất cuộc đời mình và luôn tha thiết với tình yêu dù Kiều đang dơi dần vào bi kịch đánh mất tình yêu.

Không những trao duyên mà Kiều còn trao những kỉ vật:
“Chiếc vành tơ với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
Đó là những kỉ vật của mối tình Kim Kiều nhưng giờ đây Kiều đành phải trao lại cho Vân. Hành động ấy rất rạch ròi lí trí tỉnh táo nhưng sâu trong trái tim Kiều đang đứng trước nỗi đau không gì hiện hình nổi. Hai chữ “của chung” đầy mâu thuẫn. Điệp từ “này” khiến câu thơ như bị ngắt làm đôi hình như Kiều muốn phân định thật rạch ròi danh giới riêng và chung. Gắn với mỗi kỉ vật nó là những lời đầu mày cuối mắt say đắm của những người yêu nhau. Cái đó không thể trao được tình cảm lên tiếng lấn át lí trí.

Khi tình yêu đã mất thì mong ước lúc này là được thương được nhớ được đồng cảm sẻ chia bởi hình dung của Kiều vào tương lai tan vỡ. Từ “xót” là nỗi xót xa của nhân vật hay nỗi lòng của Nguyễn Du là giọt nước mắt của nhân vật hay giọt máu của nhà văn rơi trên trang giấy. “Mai sau, dù có, bao giờ” bất định, không xác định và không rõ về tương lai của chính mình chỉ biết đường đời mờ mịt tăm tối và tưởng như đã chết. Giờ đây Kiều đang rơi vào tuyệt vọng, nỗi đau đớn lạc lõng kinh hoàng.
Lời tạ từ đến với chàng Kim:
“Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
“Trâm gãy, gương tan” là hiện tại là sự thức tỉnh của Kiều trước nỗi đau của đời mình để thấm thía hiện thực tình yêu tan vỡ không thể nào cứu vãn. “Trăm nghìn” là những điều tốt đẹp người gửi đến người yêu cái nhận được không sao kể siết nhưng cái đền đáp chỉ là tơ duyên ngắn ngủi.Kiều xin gửi đến chàng Kim cái lạy từ biệt nhưng còn là cái lạy tạ lỗi. Tấm lòng cao thượng vị tha nhân hậu của mộ người con gái chưa bao giờ biết tự kỉ. Kiều độc thoại với chính mình than cho thân phận nỗi đau của chính mình. Trước nỗi đau ấy Kiều tự chấn an tự động viên mình “Đã đành nước chảy hoa trôi lững lờ” đành rằng thân phận mỏng cánh bèo mang thân kiếp hoa trôi thì phải buông mình theo xô đẩy cuộc đời.

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang” Kiều hướng đến chàng Kim rất hợp lí bởi đó là cội nguồn của mọi nỗi đau. Tên chàng Kim cất lên như tiếng kêu thương của người đang chới với bên bờ vực thẳm thì buông ra kêu cứu.Nhịp thơ ngắt làm đôi cả câu cuối như dồn vào chữ “phụ” tiếng nấc nghẹn ngào đứt đoạn. Tự nhận là phụ chàng Kiều đang sám hối trong tột cùng nỗi đau Kiều khôn nguôi nghĩ cho người khác trong tình cảnh phụ bạc.

Bài thơ đượm buồn nhưng lại rất đẹp bởi tình yêu sâu nặng chung thủy của nàng Kiều hay tấm lòng vị tha hi sinh vì hạnh phúc người khác. Nàng Kiều hiện lên không chỉ đẹp mà còn đáng ngưỡng mộ bởi tấm lòng ấy khó ai có được. Đọc bài thơ đã khơi gợi trong ta bao cảm xúc khó tả.
 
  • Chủ đề
    cam nhan doan trich trao duyen thuy kieu truyen kieu van lop 10 văn mẫu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,667
    Bài viết
    467,441
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top