Văn lớp 11: Nghị luận về quá trình tha hóa của Chí Phèo

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận về quá trình tha hóa của Chí Phèo diễn ra như thế nào chia làm mấy giai đoạn, khi gặp thị nở. giá trị hiện thực. Nam cao là một trong những cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Với những sáng tạo riêng, độc đáo, mới mẻ. từ những mảnh đất quen thuộc như người nông dân, người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao vẫn cho người đọc thấy được những cảnh sắc riêng của mình. Đặc biệt với đề tài người nông dân, nếu như Ngô Tất Tố quan tâm đến gánh nặng và nỗi đau của họ về sưu cao, thuế nặng hà hiếp áp bức, Thạch Lam quan tâm đến những số phận nhỏ bé vô danh, sống mờ mờ nhân ảnh trong một cái ao đời bằng phẳng thì Nam Cao lại gióng diết với vấn đề nhân cách của người nông dân, sự tha hóa của họ từ nhân hình đến nhân tính, để từ đó nhìn sâu hơn vào bản chất của người nông dân lương thiện, khắc học họ một cách chân thành và sinh động nhất, tìm được đến kiệt cùng nỗi đau cũng như vẻ đẹp tâm hồn của họ. Với “Chí Phèo” Nam Cao một lần nữa minh chứng cho điều ấy, trong truyện ông tỏ ra là một ngời bút phân tích miêu tả diễn biến tâm lí sắc sảo của nhân vật. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn: nghị luận về quá trình tha hóa của Chí Phèo để thấy được ngòi bút bậc thầy của Nam Cao nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN : NGHỊ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH THA HÓA CỦA CHÍ PHÈO
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI:
  • Quá trình tha hóa của Chí Phèo.
  • Tha hóa từ nhân hình:
  • Đầu cạo trọc lốc.
  • Răng trắng hớn.
  • Cái mặt câng câng.
  • Xăm mình.
  • Từ đó thấy được bản chất một tên lưu manh toát lên từ ngoại hình gớm giếc của hắn sau khi đi ở tù về, báo hiệu một sự tha hóa đang đến gần.
  • Tha hóa về nhân tính:
  • Hắn đập phá bao nhiêu cơ nghiệp.
  • Uống rượu, chuyên đi rạch mặt an vạ.
  • Làm tay sai cho kẻ khác, hà hiếp người dân.
  • Bán linh hồn mình cho quỷ dũ, để lòng lương thiện bị sai khiến trở thành tên lưu manh lúc nào không hay.
  • Lí do tha hóa:
  • Chính nhà tù thực dân mà Bá Kiến là kẻ tiếp tay đã đẩy hắn đến đường cùng.
  • Tài năng khắc họa của Nam Cao.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định ý nghĩa vấn đề cần nghị luận.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH THA HÓA CỦA CHÍ PHÈO
Nam Cao là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam, bằng ngòi bút phân tích tâm lí sâu sắc, mới mẻ, Nam Cao đã thể hiện được các cung bậc đa dạng, lưỡng phân phức tạp của nhân vật. trong đó, tên tuổi của Nam Cao dường như gắn liền với cái tên “Chí Phèo”. Ở đây, với tài năng bậc thầy của mình, quá trình tha hóa của Chí Phèo đã thể hiện rõ nhất tài năng khắc họa của Nam Cao.

Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện. Hắn được một người đi bắt lươn tìm thấy ở một lò gạch hoang, phải chăng vì thế, nên trong người Chí Phèo đã chứa đầy cả một sự bi kịch và nghiệt ngã. Tội nghiệp và cô đơn. Lớn lên Chí đi làm thuê cho tên địa chủ giàu có két tiếng nham hiểm là Bá Kiến. bà vợ thứ của lão lại cứ mê mệt Chí, thấy vậy Bá Kiến ghen lắm và tìm cách đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân với những thủ đoạn bản thỉu, nham hiểm đã ăn mòn phần người trong Chí, cũng từ đây quá trình tha hóa dẫn đến lưu manh hóa bắt đầu.

Đầu tiên là sự tha hóa về ngoại hình. Trước kia Chí hiền như cục đất, chỉ lo làm ăn, lương thiện, ấy vậy mà sau khi ra tù về, hắn khác hẳn. cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt câng câng, mình đầy xăm xổ trông đến là gớm giếc. Chính ngoại hình dị dạng ấy đã báo hiệu một sự thay đổi khủng khiếp của Chí, từ một người nông dân hiền lành Chí trở thành một lên lưu manh sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, làm những trò hèn hạ và bẩn thỉu để được đồng tiền uống rượu. Dường như hắn đã bán linh hồn mình cho quỷ dữ.

Nhưng sự tha hóa về ngoại hình không đáng sợ bằng sự tha hóa về nhân tính . hắn nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của lão Bá, sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn. lúc nào hắn cũng trong tình trạng say khướt. cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời, có hề gì, trời là tất cả nhưng chẳng của riêng ai, rồi hắn chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi người sinh thành ra hắn. như thế, Chí Phèo đã đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời mà cửa đời vẫn đóng im lìm quá. Bởi những định kiến cố hữu đến từ phía làng Vũ Đại hắn càng không tìm được lối thoát. Hắn bị dụ dỗ, đưa từ người xa lạ đến thân quen, từ thấp bé đến ngang hàng với Bá Kiến, từ kẻ đến đòi nợ thuê thành người bạn thân tình mắc nợ Bá Kiến. Bá Kiến đã biến Chí trở thành công cụ nham hiểm, tàn độc giúp hắn thanh toán những món nợ giang hồ. Chí nát rượu, đập nát bao nhiêu cơ nghiệp, phá hoại hạnh phúc bao nhiêu gia đình, làm tan vỡ bao nhiêu cửa nhà. Chị Dậu bán chó, bán con còn được gọi là người, nhưng Chí Phèo đã bán cả linh hồn mình cho quỷ dữ mất rồi. Sự tha hóa của Chí Phèo được gián tiếp tác động bởi lão Bá cộng với nhà tù thực dân, rồi những gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến Chí không còn con đường lui, nên hắn buộc phải đi rạch mặt ăn vạ người ta mà kiếm miếng nhét vào bụng. qua đây Nam Cao cho thấy sự tàn độc và bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của gia cấp thống trị đương thời, xé toang lớp mặt nạ giả nhân giả nghĩa của chúng. Đồng thời bày tỏ tấm lòng đồng cảm, sự xót đau của ông khi phải chứng kiến sự tha hóa trở thành lưu manh hóa của người nông dân lương thiện. như vậy quá trình tha hóa của Chí Phèo chính là một thông điệp Nam Cao muốn nhắn gửi đến bạn đọc, rằng nỗi khổ của người nông dân đâu chỉ là cơm áo, gạo tiền, hà hiếp áp bức mà đáng sợ hơn đó còn là nỗi khổ bị mất quyền làm người lương thiện, bị tha hóa, bần cùng hóa đến lưu manh hóa, để từ đấy lên tiếng kêu gọi sự đổi thay sâu sắc của xã hội.

Bằng cách khắc họa tài tình của Nam Cao, qua trình tha hóa của Chí Phèo được thể hiện qua những mạch ngầm của chi tiết nhưng rất sinh động và giàu kịch tính, qua đấy thấy được bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ mới đau đớn kiệt cùng biết chừng nào.
 
  • Chủ đề
    chí phèo nam cao nghi luan quá trình tha hóa của chí phèo
  • Top