Văn lớp 11: Phân tích cảm nhận Bài ca ngất ngưởng

Hướng dẫn phân tích và cảm nhận bài thơ “bài ca ngất ngưởng” lớp 11. Tiếp cận với văn học trung đại Việt Nam ta không khó để bắt gặp với những thiên thơ với những triết lí, tải đạo của các bậc nho sĩ xưa kia. “thi dĩ ngôn chí/ văn dĩ tải đạo” là một trong những quan niệm cốt lõi của thơ ca văn học trung đại Việt Nam. Chính vì quan niệm đó mà những bài thơ tỏ chí, tỏ lòng, những áng văn hào hùng oanh liệt không thiếu trong lịch sử văn học nước nhà từ xưa đến nay. Bên cạnh đó cũng không thiếu những bậc tráng chí tâm hùng cùng các nhà thơ lỗi lạc một thời: Trần Hưng Đạo, Cao Bá Quát... trong đó nổi bật phải kể đến cả Nguyễn Công Trứ. Với “bài ca ngất ngưởng” tác giả phần nào tái hiện lên một khí thế oai hùng, sự ngất ngưởng thời đại cho chúng ta thêm rõ nét hơn. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường hay bắt gặp đề bài phân tích “bài ca ngất ngưởng”. Sau đây là bài làm chi tiết, mong có thể giúp các bạn trong việc định hướng và tham khảo một cách tốt nhất nhé.

BÀI LÀM: PHÂN TÍCH “BÀI CA NGẤT NGƯỞNG” LỚP 11
“Đã mang tiếng ở trong đời
Phải có danh gì với núi sông”
Câu thơ trên phần nào thể hiện được nội dung chủ đại cũng như con người Nguyễn Công Trứ trong sự nghiệp văn học của mình. Ông là một hàn sĩ, đa tài và có khát vọng mãnh liệt của chí làm trai. Lúc cầm gươm chiến đấu, lúc nhậm chức đại quan, có tài kinh bang tế thế còn lưu danh sử sách mãi sau. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông vô cùng rực rỡ, thể hiện một cá tính sáng tạo mãnh liệt độc đáo được thể hiện rõ nhất qua “bài ca ngất ngưởng”.

“bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Cống Trứ viết 1848, là lúc tác giả đã về già và về trí sĩ tại quê nhà. Dù đã không làm quan nhưng ý chí kinh bang tế thế, trị nước yên dân, chí làm trai vẫn luôn thường trực trong con người ấy. Cả bài thơ vang lên như một lời tự thuật, lời tổng kết về cuộc đời mình, qua đó ông Hi Văn tự hào về tài năng, đức độ, công danh và sự nghiệp cống hiến của mình. Từ đó ta thấy rõ ở đó nét cá tính, một phong cách sống tài từ, phóng khoáng lạc quan ở đời.
Bài thơ với bố cục rõ ràng ba phần như một khái quát tổng kết cuộc đời làm quan của tác giả.

Khổ đầu cất cao tiếng nói, một lời tuyên nguyên của đấng nam nhi. Hào hùng mà đầy khí thế. Câu thơ ngân vang lên một cách rất trang trọng:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Mọi việc trong trời đất, vuc trụ chẳng có việc nào là không phận sự của ta đây. Một cách nói phủ định nhưng nhằm nâng lên sức khái quát, khẳng định tâm thế của một nhà nho chân chính. Thoạt tiên ta thấy câu thơ có chút gì đó như kiêu ngạo như tự cao, nhưng không đó chính là tâm thế, tâm lí của một con người đại tài, một ông Hi Văn “tài bộ”
“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

Hi Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ khi còn sống. “tài bộ” là tài năng lớn, con người nhiều tài năng. Chỉ một chữ “lồng” mang đầy ý nghĩa tượng hình gợi cho ta nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu đó chính là khuôn phép của quan niệm của bề vua tôi, một khuôn phép bị giới hạn, chật hẹp và đầy tù túng. Hay ta cũng có thể hiểu cái chữ “lồng” kia chính là trời đất vũ trụ. Ông Hi Văn đa tài kia làm chủ vũ trụ, đầu đội trời chân đạp đất. Thật đúng khi hiểu theo nghĩa thứ hai bởi lẽ một con người vừa có thực tài vừa có thực danh. Trong suốt đời con đường thi cử của ông luôn thong dong suôn sẻ. Làm quan to, giữ chức Tham tán, làm quan văn rồi lại làm Tổng đốc Đông.
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
Tiếng tăm lẫy lừng của Nguyễn Công Trứ hương bay khắp nơi, tỏ rõ mọi nẻo, “làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”. Đứng trên đỉnh cao danh vọng, hơn ai hết ông là người có quyền,hơn đời, hơn thiên hạ kia. Một con người “thao lược” cầm quân, thi thố ...tất cả tạo nên sự ngất ngưởng ít ai có với đời. Sự ngất ngưởng ấy là thành quả của một con người thực tài về mọi mặt. Câu thơ với cách ngắt nhịp độc đáo 3/3/4/3/3/2 tạo nên một nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ. Đúng như tâm thế ngất ngưởng kiêu hãnh với đời của một đấng nam nhi. Qua đó càng tô đậm khí thế ngút trời, tinh thần mạnh mẽ của một ông Hi Văn tài ba ngay cả khi về già trí sĩ.

Bốn câu tiếp theo ý thơ như dần mở rộng ra, lòng tự hào dường đã căng đầy lồng ngực, khẳng định một con người, một kẻ sĩ có trí kinh bang tế thế.
“Đổ môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
Thời bình thì giúp nước phò vua, thời loạn thì xông pha trận mạc. đó là những năm 1847, khi mà sự nghiệp làm quan Nguyễn Công Trứ lên đỉnh cao danh vọng. Thế nhưng khi trở về đời thường thì ông cư xử nhất mực ngược đời, dường như để giễu cợt với đời bằng tất cả sự ngất ngưởng. Vị quan từng làm đại tướng kia, thuở nào còn áo quần ngựa xe thì nay chỉ cưỡi bò vàng hay cho bò đeo vạc ngựa để rồi cả bò và người đều ngất ngưởng.
“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một dù
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng...”
Vẫn là âm hưởng của sự ngất ngưởng nhưng tám câu tiếp theo đây lại là sự ngất ngưởng ngay cả khi đã hưa quan về quê. Vẫn cảnh chùa, thăm thú những danh lam thắng cảnh, vẫn ngắm ngía những cô ả hầu xinh đẹp xung quanh. Một con người sống và cống hiến hết mình thì nay cũng có một phong cách chơi hết mình. Đến nôi “ bụt nực cười”, một tứ thơ độc đáo như càng nâng lên sự ngất ngưởng của tác giả. Tuy ngất ngưởng, kiêu hãnh với đời nhưng đó vẫn là cách sống trong sự thanh cao mà đầy tài tử thi vị
“Khi ca khi tửu khi cắc khi tùng
Không Phật không tiên không vướng tục”
Cách ngắt nhịp độc đáo, nghệ thuật hào thanh, lối nhấn, lỗi diễn tả trùng điệp mang đến cho hai câu thơ một ý nghĩa rất riêng mà độc đáo. Biểu lộ một phong thái ung dung, phong khoáng, yêu đời, ham sống mà không vướng bụi trần đời và đầy thanh cao
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua, tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Ba cấu thơ cuối của bài có ý nghĩ như lời tổng kết. Chỉ có 6 từ nhưng cũng đủ khái quát lên một phong cách của một con người. Con người ngất ngưởng ấy tự hào khi mình đã trọn vẹn “nghĩa vua tôi”. Một con người một đời sống và cống hiến lí tưởng tề gia bình thiên hạ, một chí làm trai ra dáng bậc nam nhi. Hình ảnh so sáng câu cuối như một lời thách đố đầy mạnh bão. Nhưng ở đó ta cũng thấy một bản ngã phi thường của nhà thơ được phô bày cực độ

Cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là lối sống của một bậc nho sĩ có thực tài và thực danh. Một sự ngất ngưởng nhưng đầy thanh cao, lành mạnh, đầy ý chí của một bậc trung quân ái quốc
 
  • Chủ đề
    bai ca ngat nguong cam nhan nguyễn công trứ
  • Top