Hướng dẫn Phân tích bài thơ "Chiều tối" trích Nhật ký trong tù của HCM hay nhất. Hình ảnh về Hồ Chủ Tịch vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí của hàng vạn con dân đất Việt. Đó là hình ảnh về một người anh, người cha ân cần, người anh hùng dũng cảm, hình ảnh một vĩ nhân tái thế.... còn sống mãi trong tim mỗi người. Ở trên hầu hết mọi phương diện :chính trị, văn hóa, lịch sử, ngoại giao...Người đều làm mọi thứ rất xuất sắc và có lẽ trong đó ta không thể không kể đến lĩnh vực nghệ thuật văn học. Để lại cho nền văn học Việt Nam một gia tài khá đồ sộ và giá trị cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Trong đó ta phải kể đến tập thơ có giá trị rất lớn đối với lịch sử văn học nước nhà là “ Nhật kí trong tù” của Người. Một tập thơ được viết khi Bác bị bắt giam tù ở bên Trung Quốc với 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, tiêu biểu có thể là bài “chiều tối”. Trong chương trình ngữ văn 11 ta thường hay bắt gặp đề bài Phân tích bài thơ "Chiều tối" trích Nhật ký trong tù của HCM. Dưới đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng làm bài một cách tốt nhất.
BÀI LÀM: Phân tích bài thơ "Chiều tối" trích Nhật ký trong tù của HCM
Tập “”Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được viết trong khoảng thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đọa đi giải lao khắp nơi: tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Gồm 133 bài thơ bằng Hán tự đã ghi lại những thời khắc đáng nhớ trong suốt hành trình gian khổ của Bác với rất nhiều thời khắc đáng nhớ trong ngày: sáng sớm, buổi trưa, chiều hôm, hoàng hôn.....Mỗi bài là một nỗi niềm trong những năm tháng ngày “ác mộng”
“Chiều tối” là bài thơ thất ngô tứ tuyệt số 31 trong tập thơ. Bài thơ ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942.
Hai câu đầu tả cảnh bầu trời lúc ngày tàn. Hai nét vẽ “động” cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng xa, tìm cây trú ẩn, một áng mây cô đơn lẻ loi (cô vân) đang lửng lơ trôi (mạn mạn). Cấu trú hai câu thơ đăng đối, âm điệu nhẹ, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mấy nhẹ trôi mà lòng man mác. Rất tinh tế, nét vẽ ngoại cảnh đã thoáng hiện tâm cảnh. Câu thơ dịch tuy chưa thể hiện rõ chữ “cô” trong “cô vân” nhưng vẫn khá hay:
Áng mây cô đơn lẻ loi đang lơ lửng, trôi nhẹ trên bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người lưu đày trên con đường khổ ải xa lắc. Ngôn ngữ thơ hàm súc, biểu cảm, vừa tả cảnh tả tình, thoáng nhẹ mà đầy ấn tượng, dư ba.
Hai câu cuối bài thơ từ cảnh bầu trời tác giả nói về cuộc sống con người nơi rừng núi nơi đây. Thiếu nữ và lò than hồng là trung tâm bức tranh này:
Sự vật như nối tiếp theo dòng chảy thời gian mà xuất hiện: khi ngô xay xong than đã rực hồng, sáng bừng lên, vô cùng ấm áp. Khi màn đêm đã vao mịt mùng, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút tâm trí người tù đang bị giải đi. Buồn biết bao cảnh bếp lạnh tro tàn ấm áp biết bao một ngọn đèn, một bếp hồng trong than lạnh. Hình ảnh thiếu nữ xóm núi xay ngô và lò than rực hồng tượng trưng cho một mái ấm đoàn tụ gia đình, nó làm vợi đi bao nỗi cô đơn tịnh mịch. Hướng về một cảnh sinh hoạt dân dã bình dị: thiếu nữ xay ngô, dõi nhìn bếp lửa, lò than rực hồng, khi chân tay mang nặng xiềng xích, bị giải đi trong chiều tối, Bác vẫn tìm thấy nơi nương tựa tâm hồn. Hình như nỗi cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo bị xua tan. Một thoáng ước mơ thầm kín về một gia đình đã đến với nhà thơ trên con đường đi đày xa xứ trong màn đêm buông xuống. Cảm hứng thơ dào dạt chất nhân bản. Cái bình dị mà đầy chất thơ. Chất thơ ấy là hồn người và tình người. Hai nét vẽ về thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng là hai nét vẽ bình dị mà trẻ trung, làm thơ Bác có sự hòa hợp màu sắc cổ điển và chất hiện đại trẻ trung bình dị
Có rất nhiều bài thơ khác cho thấy trên con dường khổ ải, lưu đày người chiến sĩ cách mạng trong “nhật kí trong tù” hầu như ít thấy cô đơn, tâm hồn luôn gắn bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan yêu đời.
Bài thơ “chiều tối” là một thi phẩm đáng tran trọng mà đẹp đẽ. ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển hàm súc với tính chất trẻ trung hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ bóng tối đến ánh sáng, tương lai. Nét vẽ tinh tế thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đọa đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dạt dào sự sống. Qua đó ta thêm phần kính mến và trân trọng Người
BÀI LÀM: Phân tích bài thơ "Chiều tối" trích Nhật ký trong tù của HCM
Tập “”Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được viết trong khoảng thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đọa đi giải lao khắp nơi: tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Gồm 133 bài thơ bằng Hán tự đã ghi lại những thời khắc đáng nhớ trong suốt hành trình gian khổ của Bác với rất nhiều thời khắc đáng nhớ trong ngày: sáng sớm, buổi trưa, chiều hôm, hoàng hôn.....Mỗi bài là một nỗi niềm trong những năm tháng ngày “ác mộng”
“Chiều tối” là bài thơ thất ngô tứ tuyệt số 31 trong tập thơ. Bài thơ ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942.
Một cái nhìn man mác, một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm, môt chỗ dừng chân của nhà thơ trên con đường lưu đày khổ ải muôn dặm, được hé lộ qua bài thơ, dọc qua tưởng như chỉ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ.“ Quyện điều quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không,
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
Hai câu đầu tả cảnh bầu trời lúc ngày tàn. Hai nét vẽ “động” cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng xa, tìm cây trú ẩn, một áng mây cô đơn lẻ loi (cô vân) đang lửng lơ trôi (mạn mạn). Cấu trú hai câu thơ đăng đối, âm điệu nhẹ, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mấy nhẹ trôi mà lòng man mác. Rất tinh tế, nét vẽ ngoại cảnh đã thoáng hiện tâm cảnh. Câu thơ dịch tuy chưa thể hiện rõ chữ “cô” trong “cô vân” nhưng vẫn khá hay:
Hai câu thơ đầu mang một vẻ đẹp cổ điển: tả ít mà gợi nhiều chỉ hai nét phác họa (chim bay, mây trôi) mà gợi lên cái hồn cảnh vật, ngày tàn, màn đem buông xuống dần, tạo vật như chuyển sang trạng thái nghỉ ngoi, mệt mỏi. Nghệ thuật lấy điểm vẽ điểm, láy động tả tĩnh, được vận dụng sáng tạo. Nhìn chim bay, mây trôi mà cảm thấy không gian đất trời như rộng ra, cảnh chiều tối thêm êm ả tĩnh lặng hơn. Cảnh chiều tối ở xóm núi này còn mang tính ước lệ, nó mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mĩ trong tâm hồn mỗi chúng ta....nhớ về một cánh chim trong “truyện kiều” : “chim hôm thoi thót về rừng”.“ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Áng mây cô đơn lẻ loi đang lơ lửng, trôi nhẹ trên bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người lưu đày trên con đường khổ ải xa lắc. Ngôn ngữ thơ hàm súc, biểu cảm, vừa tả cảnh tả tình, thoáng nhẹ mà đầy ấn tượng, dư ba.
Hai câu cuối bài thơ từ cảnh bầu trời tác giả nói về cuộc sống con người nơi rừng núi nơi đây. Thiếu nữ và lò than hồng là trung tâm bức tranh này:
Một nét vẽ trẻ trung, bình dị, đáng yêu: thiếu nữ xóm núi xay ngô. Ba chữ “ma bao túc” cuối câu ba được láy lạ “mao túc ma hoàn...” ở câu bốn, động tác nhịp nhàng xay ngô, vừa diễn tả sự chuyển động còng tròn của cối đá xay ngô thủ công. Đức tính cần mẫn của thiếu nữ xóm núi được cảm nhận và trân trọng. Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đã làm cho liền mạch và có về nhạc điệu. Câu thơ dịch; “ cô em xóm núi xay ngô tối”, với hai chữ cô em đã làm lạc đi phong cách thơ Hồ Chí Minh; chữ “tối” thêm vào đã làm ý thơ lọ, còn đâu nữa ý tại ngôn ngoại trong bào thơ chữ Hán này?“ Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
Sự vật như nối tiếp theo dòng chảy thời gian mà xuất hiện: khi ngô xay xong than đã rực hồng, sáng bừng lên, vô cùng ấm áp. Khi màn đêm đã vao mịt mùng, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút tâm trí người tù đang bị giải đi. Buồn biết bao cảnh bếp lạnh tro tàn ấm áp biết bao một ngọn đèn, một bếp hồng trong than lạnh. Hình ảnh thiếu nữ xóm núi xay ngô và lò than rực hồng tượng trưng cho một mái ấm đoàn tụ gia đình, nó làm vợi đi bao nỗi cô đơn tịnh mịch. Hướng về một cảnh sinh hoạt dân dã bình dị: thiếu nữ xay ngô, dõi nhìn bếp lửa, lò than rực hồng, khi chân tay mang nặng xiềng xích, bị giải đi trong chiều tối, Bác vẫn tìm thấy nơi nương tựa tâm hồn. Hình như nỗi cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo bị xua tan. Một thoáng ước mơ thầm kín về một gia đình đã đến với nhà thơ trên con đường đi đày xa xứ trong màn đêm buông xuống. Cảm hứng thơ dào dạt chất nhân bản. Cái bình dị mà đầy chất thơ. Chất thơ ấy là hồn người và tình người. Hai nét vẽ về thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng là hai nét vẽ bình dị mà trẻ trung, làm thơ Bác có sự hòa hợp màu sắc cổ điển và chất hiện đại trẻ trung bình dị
Có rất nhiều bài thơ khác cho thấy trên con dường khổ ải, lưu đày người chiến sĩ cách mạng trong “nhật kí trong tù” hầu như ít thấy cô đơn, tâm hồn luôn gắn bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan yêu đời.
Bài thơ “chiều tối” là một thi phẩm đáng tran trọng mà đẹp đẽ. ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển hàm súc với tính chất trẻ trung hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ bóng tối đến ánh sáng, tương lai. Nét vẽ tinh tế thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đọa đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dạt dào sự sống. Qua đó ta thêm phần kính mến và trân trọng Người
- Chủ đề
- cam nghi chiều tối nhật ký trong tù