Hướng dẫn cảm nhận và phân tích bài thơ từ ấy hay nhất có dàn ý và bài làm. Là một dân tộc nhỏ bé, còn nghèo nàn lạc hậu đời sống người dân khó khăn nhưng chúng ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống các đế quốc xâm lược. Đó là thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hay phát xít Nhật những nước có nền kinh tế phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp thế mà chúng ta đã từng đánh thắng họ để dành lại độc lập tự do cho dân tộc để có được cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay. Đó cũng chính là bởi nhân dân ta được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ mọi lứa tuổi đều tham gia kháng chiến rất tích cực sôi nổi với niềm tin một ngày nào nó sẽ dành được độc lập. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích bài thơ Từ ấy hay nhất. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung, nghệ thuật và tình cảm của tác giả.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ H
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và nội dung bài thơ
2.THÂN BÀI:
3.KẾT BÀI
Nêu lên cảm xúc người đọc và tinh thần dân tộc từ tác phẩm.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU
Tố Hữu một nhà thơ, một nhà hoạt động cách mạng trẻ tuổi. Ông đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân của mình cho cách mạng cho quê hương đất nước và sáng tác những bài thơ ý nghĩa cũng để phục vụ cách mạng đem đến tinh thần chiến đấu tốt nhất cho chúng ta. Đặc biệt bài thơ Từ ấy trích trong tập thơ Từ ấy đã nêu cao tinh thần chiến đấu của người thanh niên trẻ tuổi.
Khổ thơ đầu tiên là niềm hạnh phúc, vui sướng của chàng thanh niên khi giác ngộ lí tưởng cách mạng:
Hồn tôi là một vườn hoa lá đậm hương không tẻ nhạt mà đậm đà ý vị, rộn ràng tiếng chim sự sống niềm vui tràn ngập. Đó là một cuộc phục sinh tâm hồn. Hình ảnh gần gũi thoát khỏi tượng trưng thơ ca nhưng lại rất trẻ trung, tươi mới đầy lãng mạn có chút bồng bột say mê của chàng thanh niên xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với định nghĩa rất mới mang đến cho đứa con tinh thần Tố Hữu một nhan sắc mới, trẻ trung.
Nhưng đến hai khổ tiếp theo tác giả lại hòa mình vào tinh thần của nhân dân đất nước:
Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản nhưng khi tham gia cách mạng với lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản với những suy nghĩ chỉ nghĩ về các nhân mà giờ đây để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng nghèo khổ.Tố Hữu hướng lòng mình đến với nhân dân với cuộc sống của người lao động để cùng thấu hiểu đồng cảm với họ. Hơn thế, nhà thơ đã tìm thấy tình cảm gia đình ruột thịt trong quần chúng cách mạng, tình yêu thương của những người thân trong gia đình. Người chiến sĩ ấy tự nguyện coi mình là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ. Tố Hữu nguyện sống hết mình với Đảng với Cách mạng với nhân dân, với cuộc sống được lí tưởng cách mạng soi sáng.
Trong khi đó giai đoạn 1938 là giai đoạn thoái trào thơ mới cái tôi sau khi được đánh thức đẩy đến cực đoan đến bế tắc, có người đi vào men say, điên lạo ma quái còn cái tôi Tố Hữu trải lòng, mở lòng gắn với cái ta cộng đồng, hướng đến nhân dân quần chúng lao động. Đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Tố Hữu đã nhận thức được sứ mệnh gắn bó với nhân quần. Vì thế mà nhân vật trữ tình hiện ra là một người tha thiết với lí tưởng Đảng, là người có lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
Đọc bài thơ mà càng khơi gợi trong ta tình yêu quê hương đất nước, muốn góp công sức của mình vào việc xây dựng quê hương phát triển. Và để làm được điều ấy thế hệ trẻ phải không ngừng cố gắng nỗ lực phấn đấu để đất nước phát triển, nhân dân có cuộc sống bình an hạnh phúc.
BÀI VĂN MẪU 2 PHÂN TÍCH BÀI THƠ: “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU
Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, dân tộc ta đâu chỉ chiến đấu bằng vũ khí mà còn chiến đấu bằng ngòi bút, bằng văn chương, trong đó tiêu biểu là sức mạnh chiến đấu và kêu gọi toàn dân của văn thơ cách mạng. Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng vô cùng nổi tiếng với những vần thơ đậm đà chất chiến đấu mà vẫn đượm hương vị thi ca. Năm 1938, khi vừa được kết nạp Đảng, ông đã làm bài thơ: “Từ ấy” thể hiện sự tự hào cùng với những lý tưởng nảy nở mà Đảng đã trao cho tâm hồn mình.
Mở đầu bài thơ rất tự nhiên:
Bốn mùa trong năm, mùa hạ là mùa xuất hiện với những vừng nắng chói chang vàng rượi làm dậy lên mọi niềm vui tươi. Không hề nhẹ nhàng như nắng hạ, nắng thu, lại càng không yếu ớt như nắng đông. Màu nắng hạ không hcir tươi, chỉ mới mà còn rực rỡ ngập tràn sức sống. Từ “bừng” tạo một cảm giác bất ngờ nhanh chóng và một luồng ánh sáng lan tràn làm cho mọi nẻo tối lùi chân trong tâm hồn còn người. Đó chính là sức mạnh của sự giác ngộ “từ ấy”, từ khi được tiếp cận với lí tưởng của Đảng, hiểu được và được Đảng công nhận. Đâu chỉ có hiểu, Tố Hữu đã tin tưởng đó là chân lí của cuộc đời mình, khi được giác ngộ chân lí ấy, trong tim là một vầng mặt trời to lớn tỏa chân lí xuống để thanh lọc và làm mới mọi sự ngu muội. Những chân lí mà Đảng Cộng Sản mang đến với ông chính là thứ ánh sáng mới có thể cứu rỗi cả một tâm hồn và nuôi nấng cả một lí tưởng tươi đẹp.
Cách so sánh hồn với vườn hoa lá sinh động thật làm cho người đọc liên tưởng được sự đầy đặn, tươi mới, tràn đầy sức sống xanh tươi mơn mởn của tuổi trẻ, ở đó cả cả âm thanh và hương sắc, xáo động một cuộc sống sôi nổi nồng nàn, một tình yêu sống toát lên từ từng câu chữ!
Khi này, con người ta không còn tư tưởng sống vị kỉ nữa mà cần thốt lên:
Ý thức dân tộc được nâng cao đến tột độ, ở đây ta bắt gặp một con người cộng đồng nhưng là con người của thời đại mới, có ý thức cá nhân gắn liền với ý thức dân tộc, gắn liền với ý thức đồng bào. Khi ấy, con người giống như đã mất đi cảm giác cô đơn, nhỏ bé như trước đây mà tin tưởng vào lòng người hơn, muốn cống hiến hơn, muốn sống đẹp hơn và yêu sự đoàn kết. Từ “buộc” đã cho ta thấy một quyết tâm tột đọ khi ý thức trách nhiệm của cái tôi trong cái ta chung của dân tộc. Những từ ngữ như “trăm nơi”, “bao hồn khổ” cho thấy sự sẵn sàng nối liền khoảng cách giữa giai cấp, một tình hữu ái giai cấp. Đặc biệt, “khối đời” là hình ảnh biểu trưng cho những người cùng chung hoàn cảnh, lí tưởng, cùng chung tay xây dựng thành một khối đại đoàn kết. Thực sự lí tưởng Đảng đã tác động vô cùng mạnh mẽ đến người thanh niên trẻ làm cho suy nghĩ và hành đọng trở nên cao cả kèm theo là sự tin tưởng vô cùng vào sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tinh thần cốt lõi cho mọi chiến thắng xứng đáng.
Đối với xã hội nước ta lúc bấy giờ, trong nhân dân đa phần là gia đình nhà nông, dân chúng cực khổ, là tầng lớp của những người dân lao động. Ở đây, Tố Hữu đã nhận mình là “con” của vạn nhà, tức là đang muốn dấn thân mình vào với đời sống nhân dân, đời sống của những người dân lao động, chứ không phải là một người đứng ngoài cuộc nữa. Đâu chỉ là con, mà còn là em, là anh,… Những từ xưng thân mật ấy được đưa ra với tất cả niềm thiết tha yêu mến. Nhà thơ đã đem tình thương của mình chan hòa những nghĩa tình đối với những con người cùng khổ trong nhân dân, điều này chứng tỏ một tấm lòng muốn san sẻ, cống hiến sức mình để làm thay đổi cuộc đời những con người cùng khổ đáng được cảm thông, yêu thương.
Nhà thơ dùng từ "đã" là thể hiện một sự khẳng định mình đã giác ngộ lí tưởng, từ khi ấy, ông đã trở thành người của cộng đồng, coi nhân dân, đồng bào hơn cốt nhục máu thịt, đã không còn sự phân biệt giai cấp mà chỉ còn tình thân. Có lẽ, chính lí tưởng của Đảng Cộng Sản đã làm cho người gần người hơn, sống chan hòa, yêu thương, gắn bó hơn. Chỉ có những tình cảm như vậy mới giúp cho nhân dân đồng lòng đồng sức đánh đuổi thực dân ra khỏi bờ cõi, đem lại thắng lợi cho dân tộc. Lí tưởng Đảng đúng là ngòi châm cho kho thuốc nổ của nhân dân.
Tố Hữu bằng giọng thơ hào sảng, tinh thần hân hoan khi giác ngộ lí tưởng Đảng đã truyền lửa cho người đọc tin yêu thêm Đảng và cách mạng, tin tưởng thêm vào chiến thắng ngàn thu của dân tộc.
Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu như thổi vào lòng những thanh niên một tình cảm lớn lao, một lí tưởng cao đẹp, một lòng nồng nàn vì Đảng, vì nhân dân, không chỉ ở thời điểm lúc bấy giờ mà còn với cả bao thế hệ sau.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ H
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và nội dung bài thơ
2.THÂN BÀI:
- Khổ 1: niềm hạnh phúc, vui sướng của chàng thanh niên khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- Câu thơ đầu với “từ ấy” là tập thơ, bài thơ hay là câu thơ đã nói lên vị trí vững chắc trong đời, vững vàng trong thơ Tố Hữu. Từ ấy đã trở thành thời khắc thiêng liêng không thể lãng quên phai nhạt. Hình ảnh “nắng hạ” nắng hạ làm cho lá thêm xanh, hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời cao xanh. Cái nắng của sự sống, của sự phục sinh.
- Khổ2,3: tác giả lại hòa mình vào tinh thần của nhân dân đất nước
- Điệp cấu trúc câu khiến cho nhịp thơ nhanh, hơi thơ liền mạch giọng sôi nổi, thiết tha tràn đầy nhiệt tình, nhiệt huyết. Hình ảnh “mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em nhỏ” đó là những hình ảnh khái quát, rộng lớn là hình ảnh quần chúng nhân dân lao động quần lao của bao kiếp lao khổ.
- Tình đồng bào hiện lên như tình ruột thịt, máu mủ ruột già. Từ “buộc” là buộc chặt, “trang trải” là giãi bày, sẻ chia, đồng cảm gần gũi. Đó là lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
3.KẾT BÀI
Nêu lên cảm xúc người đọc và tinh thần dân tộc từ tác phẩm.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU
Tố Hữu một nhà thơ, một nhà hoạt động cách mạng trẻ tuổi. Ông đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân của mình cho cách mạng cho quê hương đất nước và sáng tác những bài thơ ý nghĩa cũng để phục vụ cách mạng đem đến tinh thần chiến đấu tốt nhất cho chúng ta. Đặc biệt bài thơ Từ ấy trích trong tập thơ Từ ấy đã nêu cao tinh thần chiến đấu của người thanh niên trẻ tuổi.
Khổ thơ đầu tiên là niềm hạnh phúc, vui sướng của chàng thanh niên khi giác ngộ lí tưởng cách mạng:
Câu thơ đầu với “từ ấy” là tập thơ, bài thơ hay là câu thơ đã nói lên vị trí vững chắc trong đời, vững vàng trong thơ Tố Hữu. Hay đó là thời khắc thiêng liêng năm 1938 sau những ngày thì Tố Hữu được giác ngộ lí tưởng cách mạng“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói trong tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Hay:“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
Băn khoăn đi mãi theo đời
Muốn bước than ôi bước chẳng dời”
Từ ấy đã trở thành thời khắc thiêng liêng không thể lãng quên phai nhạt. Hình ảnh “nắng hạ” chói chang khác hẳn với sự nhợt nhạt của mùa xuân, dịu nhẹ nắng hanh của mùa thu mà nắng hạ làm cho lá thêm xanh, hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời cao xanh. Cái nắng của sự sống, của sự phục sinh. Khi vào thơ Tố Hữu, đã thành ẩn dụ cho nguồn ánh sáng rất ấm rất tươi của tinh thần, tâm hồn nhân vật trữ tình. Từ “bừng” bừng sáng tâm hồn, bừng lên niềm vui, bừng dậy nguồn sống, bừng thức cả một niềm kí ức đẹp. Mặt trời chân lí là ánh sáng, sự sống vươn mầm, hơi ấm bao la, biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Giống như trong thơ thường xuất hiện các hình ảnh vĩ nhân kiệt xuất Bác Hồ trong Viếng lăng Bác của Viễn Phương…Gọi chân lí đảng là mặt trời ta thấy Tố Hữu rất trân trọng ánh sáng cách mạng, chân lí của Đảng.“Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát”
Hồn tôi là một vườn hoa lá đậm hương không tẻ nhạt mà đậm đà ý vị, rộn ràng tiếng chim sự sống niềm vui tràn ngập. Đó là một cuộc phục sinh tâm hồn. Hình ảnh gần gũi thoát khỏi tượng trưng thơ ca nhưng lại rất trẻ trung, tươi mới đầy lãng mạn có chút bồng bột say mê của chàng thanh niên xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với định nghĩa rất mới mang đến cho đứa con tinh thần Tố Hữu một nhan sắc mới, trẻ trung.
Nhưng đến hai khổ tiếp theo tác giả lại hòa mình vào tinh thần của nhân dân đất nước:
Điệp cấu trúc câu khiến cho nhịp thơ nhanh, hơi thơ liền mạch giọng sôi nổi, thiết tha tràn đầy nhiệt tình, nhiệt huyết. Hình ảnh “mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em nhỏ” đó là những hình ảnh khái quát, rộng lớn là hình ảnh quần chúng nhân dân lao động quần lao của bao kiếp lao khổ là hình ảnh của cộng đồng đã trở thành nguồn sáng tác của rất nhiều nhà thơ trong nhiều tác phẩm: em bé đi ở, lão đầy tớ, em bé bán dạo, vú em hay cô gái giang hồ trên sông Hương. Đó là tấm lòng, tình cảm tâm hồn, là mối sơ giao, thân giao: con, em, anh.Tình đồng bào hiện lên như tình ruột thịt, máu mủ ruột già. Từ “buộc” ;à buộc chặt, “trang trải” là giãi bày, sẻ chia, đồng cảm gần gũi. Đó là lẽ sống lớn, tình cảm lớn.“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...”
Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản nhưng khi tham gia cách mạng với lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản với những suy nghĩ chỉ nghĩ về các nhân mà giờ đây để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng nghèo khổ.Tố Hữu hướng lòng mình đến với nhân dân với cuộc sống của người lao động để cùng thấu hiểu đồng cảm với họ. Hơn thế, nhà thơ đã tìm thấy tình cảm gia đình ruột thịt trong quần chúng cách mạng, tình yêu thương của những người thân trong gia đình. Người chiến sĩ ấy tự nguyện coi mình là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ. Tố Hữu nguyện sống hết mình với Đảng với Cách mạng với nhân dân, với cuộc sống được lí tưởng cách mạng soi sáng.
Trong khi đó giai đoạn 1938 là giai đoạn thoái trào thơ mới cái tôi sau khi được đánh thức đẩy đến cực đoan đến bế tắc, có người đi vào men say, điên lạo ma quái còn cái tôi Tố Hữu trải lòng, mở lòng gắn với cái ta cộng đồng, hướng đến nhân dân quần chúng lao động. Đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Tố Hữu đã nhận thức được sứ mệnh gắn bó với nhân quần. Vì thế mà nhân vật trữ tình hiện ra là một người tha thiết với lí tưởng Đảng, là người có lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
Đọc bài thơ mà càng khơi gợi trong ta tình yêu quê hương đất nước, muốn góp công sức của mình vào việc xây dựng quê hương phát triển. Và để làm được điều ấy thế hệ trẻ phải không ngừng cố gắng nỗ lực phấn đấu để đất nước phát triển, nhân dân có cuộc sống bình an hạnh phúc.
BÀI VĂN MẪU 2 PHÂN TÍCH BÀI THƠ: “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU
Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, dân tộc ta đâu chỉ chiến đấu bằng vũ khí mà còn chiến đấu bằng ngòi bút, bằng văn chương, trong đó tiêu biểu là sức mạnh chiến đấu và kêu gọi toàn dân của văn thơ cách mạng. Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng vô cùng nổi tiếng với những vần thơ đậm đà chất chiến đấu mà vẫn đượm hương vị thi ca. Năm 1938, khi vừa được kết nạp Đảng, ông đã làm bài thơ: “Từ ấy” thể hiện sự tự hào cùng với những lý tưởng nảy nở mà Đảng đã trao cho tâm hồn mình.
Mở đầu bài thơ rất tự nhiên:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Bốn mùa trong năm, mùa hạ là mùa xuất hiện với những vừng nắng chói chang vàng rượi làm dậy lên mọi niềm vui tươi. Không hề nhẹ nhàng như nắng hạ, nắng thu, lại càng không yếu ớt như nắng đông. Màu nắng hạ không hcir tươi, chỉ mới mà còn rực rỡ ngập tràn sức sống. Từ “bừng” tạo một cảm giác bất ngờ nhanh chóng và một luồng ánh sáng lan tràn làm cho mọi nẻo tối lùi chân trong tâm hồn còn người. Đó chính là sức mạnh của sự giác ngộ “từ ấy”, từ khi được tiếp cận với lí tưởng của Đảng, hiểu được và được Đảng công nhận. Đâu chỉ có hiểu, Tố Hữu đã tin tưởng đó là chân lí của cuộc đời mình, khi được giác ngộ chân lí ấy, trong tim là một vầng mặt trời to lớn tỏa chân lí xuống để thanh lọc và làm mới mọi sự ngu muội. Những chân lí mà Đảng Cộng Sản mang đến với ông chính là thứ ánh sáng mới có thể cứu rỗi cả một tâm hồn và nuôi nấng cả một lí tưởng tươi đẹp.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Cách so sánh hồn với vườn hoa lá sinh động thật làm cho người đọc liên tưởng được sự đầy đặn, tươi mới, tràn đầy sức sống xanh tươi mơn mởn của tuổi trẻ, ở đó cả cả âm thanh và hương sắc, xáo động một cuộc sống sôi nổi nồng nàn, một tình yêu sống toát lên từ từng câu chữ!
Khi này, con người ta không còn tư tưởng sống vị kỉ nữa mà cần thốt lên:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Ý thức dân tộc được nâng cao đến tột độ, ở đây ta bắt gặp một con người cộng đồng nhưng là con người của thời đại mới, có ý thức cá nhân gắn liền với ý thức dân tộc, gắn liền với ý thức đồng bào. Khi ấy, con người giống như đã mất đi cảm giác cô đơn, nhỏ bé như trước đây mà tin tưởng vào lòng người hơn, muốn cống hiến hơn, muốn sống đẹp hơn và yêu sự đoàn kết. Từ “buộc” đã cho ta thấy một quyết tâm tột đọ khi ý thức trách nhiệm của cái tôi trong cái ta chung của dân tộc. Những từ ngữ như “trăm nơi”, “bao hồn khổ” cho thấy sự sẵn sàng nối liền khoảng cách giữa giai cấp, một tình hữu ái giai cấp. Đặc biệt, “khối đời” là hình ảnh biểu trưng cho những người cùng chung hoàn cảnh, lí tưởng, cùng chung tay xây dựng thành một khối đại đoàn kết. Thực sự lí tưởng Đảng đã tác động vô cùng mạnh mẽ đến người thanh niên trẻ làm cho suy nghĩ và hành đọng trở nên cao cả kèm theo là sự tin tưởng vô cùng vào sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tinh thần cốt lõi cho mọi chiến thắng xứng đáng.
Và Tố Hữu tự nhận mình:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Đối với xã hội nước ta lúc bấy giờ, trong nhân dân đa phần là gia đình nhà nông, dân chúng cực khổ, là tầng lớp của những người dân lao động. Ở đây, Tố Hữu đã nhận mình là “con” của vạn nhà, tức là đang muốn dấn thân mình vào với đời sống nhân dân, đời sống của những người dân lao động, chứ không phải là một người đứng ngoài cuộc nữa. Đâu chỉ là con, mà còn là em, là anh,… Những từ xưng thân mật ấy được đưa ra với tất cả niềm thiết tha yêu mến. Nhà thơ đã đem tình thương của mình chan hòa những nghĩa tình đối với những con người cùng khổ trong nhân dân, điều này chứng tỏ một tấm lòng muốn san sẻ, cống hiến sức mình để làm thay đổi cuộc đời những con người cùng khổ đáng được cảm thông, yêu thương.
Nhà thơ dùng từ "đã" là thể hiện một sự khẳng định mình đã giác ngộ lí tưởng, từ khi ấy, ông đã trở thành người của cộng đồng, coi nhân dân, đồng bào hơn cốt nhục máu thịt, đã không còn sự phân biệt giai cấp mà chỉ còn tình thân. Có lẽ, chính lí tưởng của Đảng Cộng Sản đã làm cho người gần người hơn, sống chan hòa, yêu thương, gắn bó hơn. Chỉ có những tình cảm như vậy mới giúp cho nhân dân đồng lòng đồng sức đánh đuổi thực dân ra khỏi bờ cõi, đem lại thắng lợi cho dân tộc. Lí tưởng Đảng đúng là ngòi châm cho kho thuốc nổ của nhân dân.
Tố Hữu bằng giọng thơ hào sảng, tinh thần hân hoan khi giác ngộ lí tưởng Đảng đã truyền lửa cho người đọc tin yêu thêm Đảng và cách mạng, tin tưởng thêm vào chiến thắng ngàn thu của dân tộc.
Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu như thổi vào lòng những thanh niên một tình cảm lớn lao, một lí tưởng cao đẹp, một lòng nồng nàn vì Đảng, vì nhân dân, không chỉ ở thời điểm lúc bấy giờ mà còn với cả bao thế hệ sau.
- Chủ đề
- bài thơ từ ấy cam nhan to huu văn lớp 11