Hướng dẫn viết bài Phân tích bài thơ “Vội vàng” đoạn 3, khổ 3 có dàn ý và bài viết tham khảo. Sống thế nào cho phải? Câu hỏi này thực sự có ai trả lời được. Thật khó. Bởi mỗi người có cách sống riêng, họ lựa cho mình những cách cảm nhận riêng về cuộc sống. Có những người yêu sự yên bình, thích sự yên tĩnh sẽ tìm đến cho mình một lối sống nhẹ nhàng, chậm rãi, không có gì vội vã. Nhưng có những người yêu thích vận động, coi thời gian là vàng là bạc để sống trọn vẹn từng phút giây. Nhưng dù là cách sống nào thì ai cũng yêu cuộc sống và nguyện hoà mình vào cuộc sống. Giống như Xuân Diệu, một con người sống sôi nổi, nhiệt huyết với đời, nguyện yêu cuộc sống, nguyện say mình với nhịp điệu của đời. Đó là những gì ông gửi vào “ Vội vàng”. Và nó được đúc kết ở đoạn 3 bài thơ. Dưới đây là hướng dẫn viết bài số 61 lớp 11: Phân tích bài thơ “Vội vàng” đoạn 3. Để viết được, các bạn phải khái quát được về tác giả, tác phẩm ngắn gọn, giới thiệu dẫn dắt về đoạn 3 của bài thơ và phân tích được mạch cảm xúc của tác giả và qua đó hiểu được quan niệm của Xuân Diệu về cuộc đời. Dưới đây là dàn ý và bài viết giúp các bạn có bài hay.
PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU
“ Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu trích trong tập thơ “Thơ và Thơ” của nghệ sĩ tài năng Xuân Diệu. Bài thơ là tiếng nói tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, thiết tha với tuổi trẻ của Xuân Diệu. Mười câu thơ cuối bài chính là khúc hát khép lại bài thơ với những quan niệm nhân sinh sâu sắc.
Nhịp thơ như gấp rút, giọng thơ như dồn dập, cảm xúc như dâng trào bật lên thành những ước nguyện cao đẹp:
Lí giải cho những ham muốn của mình, thi nhân có viết:
Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn và rồi đến cuối cùng, tác giả phải thốt lên:
Khổ thơ cuối với ngôn từ đậm chất thơ Mới, thoát khỏi những vi phạm của quy luật chặt chẽ thơ ca trung đại đã diễn tả không chỉ cảm xúc mãnh liệt của Xuân Diệu trước cuộc đời, trước tuổi trẻ mà còn ẩn ý về một cái tôi trữ tình tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời.
PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU
“ Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu trích trong tập thơ “Thơ và Thơ” của nghệ sĩ tài năng Xuân Diệu. Bài thơ là tiếng nói tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, thiết tha với tuổi trẻ của Xuân Diệu. Mười câu thơ cuối bài chính là khúc hát khép lại bài thơ với những quan niệm nhân sinh sâu sắc.
Nếu như ở những vần thơ trên tác giả dùng “tôi” thì ở đây Xuân Diệu lại dùng “Ta”. Theo như Chu Văn Sơn lý giải: “Ở trên, tác giả xưng ”tôi” để đối thoại với đồng loại, ở dưới lại xưng “ta” để đối diện với sự sống”. Dưới con mắt của tác giả, sự sống hiện lên “mơn mởn”. Từ láy “mơn mởn” miêu tả sức sống căng tràn, tươi mới. Chính cái “mơn mởn” của sự sống khiến tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả. Sự sống ấy rộng lớn lắm, bao la lắm nhưng nghệ sĩ ấy vẫn muốn ôm lấy, giữ chặt lấy.“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn””
Nhịp thơ như gấp rút, giọng thơ như dồn dập, cảm xúc như dâng trào bật lên thành những ước nguyện cao đẹp:
Những gì thi sĩ muốn là được giao cảm với thiên nhiên, với sự sống: từ mây, gió, cánh bướm đến tình yêu, cỏ cây, non nước. Mức độ giao cảm cũng dần mãnh liệt hơn: từ “ôm”, “riết”, đến “say”, “thâu”, và sau cùng là “cắn”. Từng lần từ “ Ta muốn” vang lên là từng ước nguyện được nói lên. Nhân vật trữ tình như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Điệp từ “ta muốn” cùng nhịp thơ dồn dập như diễn tả hơi thở gấp gáp của thi nhân và nhịp điệu hổi hả của trái tim vội vàng. Phải chăng thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta đang nồng nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình? Phải chăng sống vội vàng, sống hối hả, sống nhiệt huyết như thế với Xuân Diệu mới được gọi là sống trọn vẹn?“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, “
Lí giải cho những ham muốn của mình, thi nhân có viết:
Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến diễn tả Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong cảm xúc dạt dào, trước cuộc sống “mơn mởn” ấy, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời chỉ đẹp khi sống hết mình, khi đam mê hết mình, khi hoà hết mình vào cái khoảnh khắc tươi đẹp nhất của tuổi đời con người – tuổi trẻ.“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”
Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn và rồi đến cuối cùng, tác giả phải thốt lên:
“ Xuân hồng” hai từ thôi mà nghe sao mềm mại thế, nghe đằm thắm thế. Mùa xuân không chỉ còn là tên gọi mà mùa xuân trong thơ Xuân Diệu trở nên có hồn, có sức sống. Mùa xuân ấy đẹp, ngọt ngào như đôi môi người thiếu nữ khiến “ Ta muốn cắn vào ngươi”. Mùa xuân là cái hữu hình, làm sao thi nhân có thể cắn? Đúng thi nhân không thể cắn nhưng thi nhân có thể hoà mình vào mùa xuân, có thể say đắm trong cơn tình dịu ngọt của mùa xuân.“– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”
Khổ thơ cuối với ngôn từ đậm chất thơ Mới, thoát khỏi những vi phạm của quy luật chặt chẽ thơ ca trung đại đã diễn tả không chỉ cảm xúc mãnh liệt của Xuân Diệu trước cuộc đời, trước tuổi trẻ mà còn ẩn ý về một cái tôi trữ tình tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời.