Hướng dẫn viết bài Phân tích cảnh đợi tàu trong “Hai đứa trẻ” 2 chị em LIên và dân phố huyên có bài viết tham khảo. Có những hi vọng đến thật nhanh rồi vụt tắt. Nhanh lắm, nhanh đến mức khiến ta nao lòng. Nhưng ta vẫn sẵn sàng chờ đợi để hi vọng ấy cứ nhen nhóm mà chẳng bùng lên mạnh mẽ. Những con người lao động của Việt Nam thời kì 1930-1932 là những người như thế. Họ luôn chờ đợi cái gì đó tươi sáng, thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng tương lai của họ đang chờ đợi ấy mờ mịt quá, mênh mông quá, chẳng biết đến bao giờ mới với tới. Họ cứ chờ, cứ đợi, cứ ước mơ. Hi vọng đến với họ như cơn gió lướt qua. Mát lạnh nhưng rồi cũng vụt đi chẳng kịp cảm nhận. Nhưng có bao giờ họ ngừng ước mơ. Người lao động vẫn chờ vẫn đợi ước mơ sẽ thành hiện thực. Đó cũng là hình ảnh đợi tàu của những con người lao động nơi phố huyện nghèo trong “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Dưới đây là bài viết: Phân tích cảnh đợi tàu trong “Hai đứa trẻ” giúp các bạn có bài viết hay.
Cảnh đợi tàu của chị em Liên
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢNH ĐỢI TÀU TRONG “HAI ĐỨA TRẺ”
Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của Văn học Lãng mạn những năm 1930-1945. Là một trong những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”, câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện Hà Nội những năm tháng trước Cách Mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em Liên.
Truyện mở ra bằng tiếng trống thu không, hoàng hôn dần buôn xuống nơi phố huyện heo hút. Rồi ánh đèn leo lét xuất hiện, cuộc sống con người quẩn quanh nơi phố huyện khi màn đêm dần bao phủ. Hai chị em Liên ngồi lặng im nhìn ngắm phố huyện, lòng đầy suy nghĩ. Trong nỗi nhớ về Hà Nội qua gánh phở bác Siêu, cũng là lúc tàu chuẩn bị đến.
Tàu chưa đến, chị em Liên và những con người nơi phố huyện dù mệt mỏi nhưng vẫn ngắc ngoải, mong chờ điều gì đó. Liên thấy “ tâm hồn yên tĩnh.” Cái yên tĩnh bình yên, lặng lẽ trong khung cảnh đêm xuống. Rồi khi tàu đến, từ xa “ ngọn lửa xanh biếc như trơi”, “tiếng còi xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Tàu đến gần, ánh sáng toả rạng một vùng. Đó là ánh sáng của “ Ngọn đèn ghi” “ toa tàu đèn sáng trưng, chiếu xuống đường”, “người, đồng và kền lấp lánh”. Âm thanh vang vọng trong không gian tiếng ghi tàu mạnh mẽ “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.”
Đoàn tàu đến đem theo ánh sáng rực rỡ, sáng loà làm lu mờ mọi ánh đèn leo lét nơi phố huyện, bừng lên mạnh mẽ. Không chỉ mang theo ánh sáng mà tàu đến mang theo cả thứ âm thanh rộn rã khác hẳn tiếng vo ve của muỗi trong hàng hay tiếng ếch nhái từ ngoài đồng ruộng xa. Bằng ngòi bút lãng mạn, bút pháp miêu tả đối lập, Thạch Lam đã khắc hoạ nên hai thế giới hoàn toàn khác biệt, đối lập để thấy rằng đoàn tàu đến mang theo mọi điều đẹp nhất.
Nhưng rồi đoàn tàu nhanh chóng vụt qua để lại bao tiếc nuối, ngậm ngùi. Đoàn tàu đi cuốn theo cả thế giới rực rỡ, vang động. Liên cảm nhận được sự thiếu hụt về cả âm thanh và con người khi đoàn tàu đi qua. Dường như em đã gắn bó với nơi này từ rất lâu, ghi nhớ sâu sắc từng khoảnh khắc. Đoàn tàu đi qua trả lại cho phố huyện sự im lặng. Đoàn tàu đi qua cũng là lúc khiến cho Liên lặng vào mơ tưởng nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào xa xôi. Em buồn thương cho hiện tại mờ mịt, tiếc nuối cho quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng về một tương lai.
Bằng những câu văn ngắt ngắn, liên hoàn Thạch Lam diễn tả sinh động tâm trạng bồi hồi, mang chút gì đó vừa xót thương vừa hi vọng của nhân vật Liên. Liên như thấy mình “sống giữa bao sự xa xôi”. Kết thúc truyện để lại trong lòng người đọc bao sự day dứt. Đoàn tàu đến mang theo ánh sáng lấp lánh, rực rỡ, mang theo âm thanh sinh động, vang vọng. Nhưng nó thuộc về thế giới khác. Thế giới không phải của Liên của An hay cửa con người nơi phố huyện. Nhưng đoàn tàu đi qua lại nhen lên cho những con người nơi đây ước mơ, khát khao về một tương lai dù mờ mịt nhưng họ không hề từ bỏ. Ngày nào họ cũng thức từ sáng đến đêm để đợi đoàn tàu đi qua, để ước mơ về điều gì đó xa xôi. Nhưng ước mơ của họ không biến mất mà âm ỉ chờ đợi điều gì đó làm bùng lên.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khắc hoạ sinh động thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ trước những năm Cách Mạng diễn ra. Hình ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt mang theo ánh sáng, âm thanh, ước mơ và khát vọng. Như một niềm an ủi một mơ ước không bao giờ tắt, một chút ánh sáng cho ao đời tù đọng, đen tối triền miên của những số phận hẩm hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Đó cũng là thông điệp và tình thương của Thạch Lam dành cho những nhân vật.
Cảnh đợi tàu của chị em Liên
BÀI VĂN PHÂN TÍCH CẢNH ĐỢI TÀU TRONG “HAI ĐỨA TRẺ”
Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của Văn học Lãng mạn những năm 1930-1945. Là một trong những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”, câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện Hà Nội những năm tháng trước Cách Mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em Liên.
Truyện mở ra bằng tiếng trống thu không, hoàng hôn dần buôn xuống nơi phố huyện heo hút. Rồi ánh đèn leo lét xuất hiện, cuộc sống con người quẩn quanh nơi phố huyện khi màn đêm dần bao phủ. Hai chị em Liên ngồi lặng im nhìn ngắm phố huyện, lòng đầy suy nghĩ. Trong nỗi nhớ về Hà Nội qua gánh phở bác Siêu, cũng là lúc tàu chuẩn bị đến.
Tàu chưa đến, chị em Liên và những con người nơi phố huyện dù mệt mỏi nhưng vẫn ngắc ngoải, mong chờ điều gì đó. Liên thấy “ tâm hồn yên tĩnh.” Cái yên tĩnh bình yên, lặng lẽ trong khung cảnh đêm xuống. Rồi khi tàu đến, từ xa “ ngọn lửa xanh biếc như trơi”, “tiếng còi xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Tàu đến gần, ánh sáng toả rạng một vùng. Đó là ánh sáng của “ Ngọn đèn ghi” “ toa tàu đèn sáng trưng, chiếu xuống đường”, “người, đồng và kền lấp lánh”. Âm thanh vang vọng trong không gian tiếng ghi tàu mạnh mẽ “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ.”
Đoàn tàu đến đem theo ánh sáng rực rỡ, sáng loà làm lu mờ mọi ánh đèn leo lét nơi phố huyện, bừng lên mạnh mẽ. Không chỉ mang theo ánh sáng mà tàu đến mang theo cả thứ âm thanh rộn rã khác hẳn tiếng vo ve của muỗi trong hàng hay tiếng ếch nhái từ ngoài đồng ruộng xa. Bằng ngòi bút lãng mạn, bút pháp miêu tả đối lập, Thạch Lam đã khắc hoạ nên hai thế giới hoàn toàn khác biệt, đối lập để thấy rằng đoàn tàu đến mang theo mọi điều đẹp nhất.
Nhưng rồi đoàn tàu nhanh chóng vụt qua để lại bao tiếc nuối, ngậm ngùi. Đoàn tàu đi cuốn theo cả thế giới rực rỡ, vang động. Liên cảm nhận được sự thiếu hụt về cả âm thanh và con người khi đoàn tàu đi qua. Dường như em đã gắn bó với nơi này từ rất lâu, ghi nhớ sâu sắc từng khoảnh khắc. Đoàn tàu đi qua trả lại cho phố huyện sự im lặng. Đoàn tàu đi qua cũng là lúc khiến cho Liên lặng vào mơ tưởng nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào xa xôi. Em buồn thương cho hiện tại mờ mịt, tiếc nuối cho quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng về một tương lai.
Bằng những câu văn ngắt ngắn, liên hoàn Thạch Lam diễn tả sinh động tâm trạng bồi hồi, mang chút gì đó vừa xót thương vừa hi vọng của nhân vật Liên. Liên như thấy mình “sống giữa bao sự xa xôi”. Kết thúc truyện để lại trong lòng người đọc bao sự day dứt. Đoàn tàu đến mang theo ánh sáng lấp lánh, rực rỡ, mang theo âm thanh sinh động, vang vọng. Nhưng nó thuộc về thế giới khác. Thế giới không phải của Liên của An hay cửa con người nơi phố huyện. Nhưng đoàn tàu đi qua lại nhen lên cho những con người nơi đây ước mơ, khát khao về một tương lai dù mờ mịt nhưng họ không hề từ bỏ. Ngày nào họ cũng thức từ sáng đến đêm để đợi đoàn tàu đi qua, để ước mơ về điều gì đó xa xôi. Nhưng ước mơ của họ không biến mất mà âm ỉ chờ đợi điều gì đó làm bùng lên.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khắc hoạ sinh động thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ trước những năm Cách Mạng diễn ra. Hình ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt mang theo ánh sáng, âm thanh, ước mơ và khát vọng. Như một niềm an ủi một mơ ước không bao giờ tắt, một chút ánh sáng cho ao đời tù đọng, đen tối triền miên của những số phận hẩm hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Đó cũng là thông điệp và tình thương của Thạch Lam dành cho những nhân vật.
- Chủ đề
- cảnh đợi tàu hai đứa trẻ phan tich