Hướng dẫn làm bài văn phân tích tâm trạng Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam có bài viết tham khảo
Thạch Lam là một đại diện tiêu biểu của nền văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Ông là người sống nội tâm, tinh tế, điềm đạm, không thích ồn ào, ưa suy tư và chiêm nghiệm. Khác với những nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam không tô hồng hay thi vị hóa cuộc sống, lãng mạn của Thạch Lam là vẻ đẹp tiềm tàng ngay trong cuộc sống giản dị khắp xung quanh, “cái đẹp man mác khắp vũ trụ”. Thạch Lam thường viết về những con người nghèo khổ, bất hạnh, phải sống cuộc đời vô danh, vô nghĩa, chôn vùi, tàn lụi ở một vùng ngoại ô tăm tối nào đó. Từ đó, tác giả bày tỉ cái nhìn trắc ẩn, tấm lòng xót xa, chân thành. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn nổi bật của Thạch Lam. Truyện kể về hai chị em thay mẹ trông một cửa hàng tạp hóa ở phố huyện nghèo. Chiều chiều, hai chị em đóng cửa hàng và ngồi đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện rồi mới tắt đèn, đi ngủ. Ngời sáng trong toàn bộ thiên truyện là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em Liên và An. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài văn phân tích tâm trạng Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG LIÊN VÀ AN TRONG TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
Thạch Lam đã từng quan niệm: “Văn chương không phải cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương phải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo, thay đỏi thế giới tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”. Bằng một tâm hồn nhạy cảm và trái tim chân thành, Thạch Lam luôn hướng ngòi bút của mình tới những kiếp người nhỏ bé trong xã hội, những con người sống một cuộc đời tù túng, chật hẹp, chảy trôi vào trong quên nhớ đời người. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn nổi bật đại diện cho phong cách của Thạch Lam, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo giàu lòng trắc ẩn của tác giả. Thông qua bức tranh tâm trạng của Liên và An, người đọc như thấy hiện ra trước mắt cả không gian phố huyện tù túng, chật hẹp – cái hiện thực đáng buồn của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20.
Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn hiện lên qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của Liên. Không gian yên tĩnh đang chuyển dần vào màn đêm. Cái màu đỏ rực như lửa cháy ánh lên một lần rồi cũng ngay lập tức nhòe đi và chìm vào cơn hấp hối của thời gian. Bóng tối hãi hùng dường như đang xâm chiếm, từng bước nuốt chửng lấy màn đêm. Những âm thanh quen thuộc của làng quê: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, côn trùng, tiếng chõng tre cũng chỉ nhấn sâu hơn vào sự trống vắng, tàn lụi, buồn tẻ của cuộc sống. Cảm nhận được sự yên lặng, vẻ đẹp của buổi chiều quê, cái buồn man mác, mơ hồ như thấm sâu hơn vào tâm hồn của cô gái mới lớn, thấm đẫm sự buồn thương về cuộc sống xác xơ, tàn lụi.
Không chỉ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Liên còn có trái tim giàu lòng trắc ẩn. Gắn bó với sự nghèo khó của quê hương, Liên thấu hiểu, đồng cảm và gián tiếp bày tỏ tình yêu mến với mảnh đất này. Từ gian hàng chật hẹp, nhìn ra xung quanh, Liên thấy xót thương cho những kiếp người nhỏ bé. Nhìn những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại của phiên chợ tàn, trong lòng Liên dậy lên niềm thương cảm nhưng chính chị cũng không có gì để mà cho chúng nó. Đối với bà cụ Thi hơi điên hằng ngày vẫn đến mua rượu, Liên ái ngại, xót xa cho cuộc đời ngắc ngoải, tàn lụi của bà. Liên thương cho mẹ con chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối lại dọn hàng nước nhưng cũng chẳng kiếm được là bao, thương cho gánh phở bác Siêu bị ế ẩm, gia đình bác Xẩm phải bán lời ca tiếng hát để kiếm sống. Qua cái nhìn xám xịt của một đứa trẻ, sự sống tàn tạ càng hiện lên rõ nét hơn. Cuộc đời của họ lay lắt, vật vờ như ngọn đèn trước gió, nhịp sống tẻ nhạt, quanh quẩn, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Từ nỗi buồn thấm thía trước những kiếp người tàn tạ, Liên cảm nhận được sự tù túng của chính mình, buồn và nuối tiếc cho một quá khứ xa xăm. Cũng chính cái cuộc sống tù túng, ngột ngạt đã cướp mất một tuổi thơ trọn vẹn của hai chị em. Nhìn những đứa trẻ khác nô đùa, Liên và An lòng đầy khao khát và thèm muốn nhưng vì nhớ lời mẹ dặn nên phải ngồi trông hàng. Tâm hồn trong trắng của hai đứa trẻ còn thể hiện qua những rung động tế vi về vũ trụ huyền diệu, đồng quê yên tĩnh và sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Thạch Lam đã trở thành người nâng đỡ tinh thần cho hai đứa trẻ, san sẻ với chúng cái bi kịch tinh thần mà nhà văn là người thấu hiểu hơn ai hết.
Hai tâm hồn ngây thơ bị giam cầm trong một vũ trụ già nua, hiện tại thì tăm tối, tương lai thì xa xôi, Liên và An cũng như những người dân phố huyện chỉ biết trông chờ một cái gì mơ hồ xa xăm: vì chuyến tàu Hà Nội đi qua phố. Liên và An chờ tàu thuần túy chỉ vì nhu cầu tinh thần, mong muốn một cái gì khác lạ so với cuộc sống hàng ngày tẻ nhạt, nhàm chán của họ. Phút giây chờ tàu trang trọng như đón giao thừa. Với Liên và An, nhìn đoàn tàu đi qua, hai chị em được sống lại, trở về với miền kí ức tươi đẹp đã trôi vào dĩ vãng hoàn toàn xa tầm với. Con tàu như một tia hồ quang gợi lại dĩ vãng thuở nào. Con tàu chạy đến từ Hà Nội như một cây cầu nối hiện tại và quá khứ, để hai chị em nhìn lại về chính tuổi thơ của mình, được sống lại quá khứ tươi đẹp dù chỉ là trong giây lát. Hơn hết, con tàu đi qua gieo vào lòng người hi vọng về một thế giới khác tốt đẹp hơn, đáng sống hơn cuộc sống nơi phố huyện tù túng, chật hẹp. Con tàu đến và đi cứ như một giấc mơ, trả lại cho phố huyện và hai chị em một cuộc sống tăm tối trong tĩnh lặng, buồn chán. Tác phẩm khép lại với hình ảnh cô bé Liên chìm vào giấc ngủ để lại bao day dứt trong lòng người đọc: tâm hồn thơ ngây như hai mầm non mới nhú của Liên và An sẽ ra sao trước mảnh đất khô cằn, thiếu sinh khí của thực tại đời sống?
Hình ảnh cái tôi tác giả hiện lên thấp thoáng sau hình tượng hai đứa trẻ: nhân hậu, giàu tình thương, tinh tế, nhạy cảm trước nỗi buồn và nỗi khổ của con người. Nhà văn không chỉ thương xót mà còn thức tỉnh những con người đang sống trong bóng đêm tăm tối, hướng họ tới một cuộc đời tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
Thạch Lam là một đại diện tiêu biểu của nền văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Ông là người sống nội tâm, tinh tế, điềm đạm, không thích ồn ào, ưa suy tư và chiêm nghiệm. Khác với những nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam không tô hồng hay thi vị hóa cuộc sống, lãng mạn của Thạch Lam là vẻ đẹp tiềm tàng ngay trong cuộc sống giản dị khắp xung quanh, “cái đẹp man mác khắp vũ trụ”. Thạch Lam thường viết về những con người nghèo khổ, bất hạnh, phải sống cuộc đời vô danh, vô nghĩa, chôn vùi, tàn lụi ở một vùng ngoại ô tăm tối nào đó. Từ đó, tác giả bày tỉ cái nhìn trắc ẩn, tấm lòng xót xa, chân thành. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn nổi bật của Thạch Lam. Truyện kể về hai chị em thay mẹ trông một cửa hàng tạp hóa ở phố huyện nghèo. Chiều chiều, hai chị em đóng cửa hàng và ngồi đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện rồi mới tắt đèn, đi ngủ. Ngời sáng trong toàn bộ thiên truyện là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em Liên và An. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài văn phân tích tâm trạng Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG LIÊN VÀ AN TRONG TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
Thạch Lam đã từng quan niệm: “Văn chương không phải cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương phải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo, thay đỏi thế giới tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”. Bằng một tâm hồn nhạy cảm và trái tim chân thành, Thạch Lam luôn hướng ngòi bút của mình tới những kiếp người nhỏ bé trong xã hội, những con người sống một cuộc đời tù túng, chật hẹp, chảy trôi vào trong quên nhớ đời người. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn nổi bật đại diện cho phong cách của Thạch Lam, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo giàu lòng trắc ẩn của tác giả. Thông qua bức tranh tâm trạng của Liên và An, người đọc như thấy hiện ra trước mắt cả không gian phố huyện tù túng, chật hẹp – cái hiện thực đáng buồn của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20.
Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn hiện lên qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của Liên. Không gian yên tĩnh đang chuyển dần vào màn đêm. Cái màu đỏ rực như lửa cháy ánh lên một lần rồi cũng ngay lập tức nhòe đi và chìm vào cơn hấp hối của thời gian. Bóng tối hãi hùng dường như đang xâm chiếm, từng bước nuốt chửng lấy màn đêm. Những âm thanh quen thuộc của làng quê: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, côn trùng, tiếng chõng tre cũng chỉ nhấn sâu hơn vào sự trống vắng, tàn lụi, buồn tẻ của cuộc sống. Cảm nhận được sự yên lặng, vẻ đẹp của buổi chiều quê, cái buồn man mác, mơ hồ như thấm sâu hơn vào tâm hồn của cô gái mới lớn, thấm đẫm sự buồn thương về cuộc sống xác xơ, tàn lụi.
Không chỉ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Liên còn có trái tim giàu lòng trắc ẩn. Gắn bó với sự nghèo khó của quê hương, Liên thấu hiểu, đồng cảm và gián tiếp bày tỏ tình yêu mến với mảnh đất này. Từ gian hàng chật hẹp, nhìn ra xung quanh, Liên thấy xót thương cho những kiếp người nhỏ bé. Nhìn những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại của phiên chợ tàn, trong lòng Liên dậy lên niềm thương cảm nhưng chính chị cũng không có gì để mà cho chúng nó. Đối với bà cụ Thi hơi điên hằng ngày vẫn đến mua rượu, Liên ái ngại, xót xa cho cuộc đời ngắc ngoải, tàn lụi của bà. Liên thương cho mẹ con chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối lại dọn hàng nước nhưng cũng chẳng kiếm được là bao, thương cho gánh phở bác Siêu bị ế ẩm, gia đình bác Xẩm phải bán lời ca tiếng hát để kiếm sống. Qua cái nhìn xám xịt của một đứa trẻ, sự sống tàn tạ càng hiện lên rõ nét hơn. Cuộc đời của họ lay lắt, vật vờ như ngọn đèn trước gió, nhịp sống tẻ nhạt, quanh quẩn, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Từ nỗi buồn thấm thía trước những kiếp người tàn tạ, Liên cảm nhận được sự tù túng của chính mình, buồn và nuối tiếc cho một quá khứ xa xăm. Cũng chính cái cuộc sống tù túng, ngột ngạt đã cướp mất một tuổi thơ trọn vẹn của hai chị em. Nhìn những đứa trẻ khác nô đùa, Liên và An lòng đầy khao khát và thèm muốn nhưng vì nhớ lời mẹ dặn nên phải ngồi trông hàng. Tâm hồn trong trắng của hai đứa trẻ còn thể hiện qua những rung động tế vi về vũ trụ huyền diệu, đồng quê yên tĩnh và sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Thạch Lam đã trở thành người nâng đỡ tinh thần cho hai đứa trẻ, san sẻ với chúng cái bi kịch tinh thần mà nhà văn là người thấu hiểu hơn ai hết.
Hai tâm hồn ngây thơ bị giam cầm trong một vũ trụ già nua, hiện tại thì tăm tối, tương lai thì xa xôi, Liên và An cũng như những người dân phố huyện chỉ biết trông chờ một cái gì mơ hồ xa xăm: vì chuyến tàu Hà Nội đi qua phố. Liên và An chờ tàu thuần túy chỉ vì nhu cầu tinh thần, mong muốn một cái gì khác lạ so với cuộc sống hàng ngày tẻ nhạt, nhàm chán của họ. Phút giây chờ tàu trang trọng như đón giao thừa. Với Liên và An, nhìn đoàn tàu đi qua, hai chị em được sống lại, trở về với miền kí ức tươi đẹp đã trôi vào dĩ vãng hoàn toàn xa tầm với. Con tàu như một tia hồ quang gợi lại dĩ vãng thuở nào. Con tàu chạy đến từ Hà Nội như một cây cầu nối hiện tại và quá khứ, để hai chị em nhìn lại về chính tuổi thơ của mình, được sống lại quá khứ tươi đẹp dù chỉ là trong giây lát. Hơn hết, con tàu đi qua gieo vào lòng người hi vọng về một thế giới khác tốt đẹp hơn, đáng sống hơn cuộc sống nơi phố huyện tù túng, chật hẹp. Con tàu đến và đi cứ như một giấc mơ, trả lại cho phố huyện và hai chị em một cuộc sống tăm tối trong tĩnh lặng, buồn chán. Tác phẩm khép lại với hình ảnh cô bé Liên chìm vào giấc ngủ để lại bao day dứt trong lòng người đọc: tâm hồn thơ ngây như hai mầm non mới nhú của Liên và An sẽ ra sao trước mảnh đất khô cằn, thiếu sinh khí của thực tại đời sống?
Hình ảnh cái tôi tác giả hiện lên thấp thoáng sau hình tượng hai đứa trẻ: nhân hậu, giàu tình thương, tinh tế, nhạy cảm trước nỗi buồn và nỗi khổ của con người. Nhà văn không chỉ thương xót mà còn thức tỉnh những con người đang sống trong bóng đêm tăm tối, hướng họ tới một cuộc đời tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
- Chủ đề
- hai đứa trẻ nhân vật liên tam trang