Văn lớp 11: Phân tích Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

Hướng dẫn đề bài phân tích Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến hay nhất có dẫn dắt và bài làm

Trong xã hội xưa, một xã hội phong kiến với những tàn dư của chế độ cũ với những hủ tục lạc hậu đã làm cho bao nhiêu hiền tài của nước ta thời bấy giờ phải xấu hổ, nhục nhã mà không giám đối mặt. Những người tài có tài năng muốn cống hiến xây dựng quê hương đất nước thì lại bị xã hội bấy giờ chà đạp, bị coi thường chính vì thế mà nước ta khi đã mất hết những người tài ấy mà rơi vào khó khăn gặp nhiều vấn đề không thể giải quyết. Những tiến sĩ trong xã hội xưa ấy lại chưa bao giờ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng đến như vậy. Thật đáng buồn khi những người có tài lại không được thể hiện, cống hiến cho đất nước. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến. Dưới đây là bài làm cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn sẽ có một định hướng đúng và một bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung, nghệ thuật của từng câu và nêu lên điều mà tác giả muốn gửi gắm.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH TIẾN SĨ GIẤY CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Nguyễn Khuyến một nhà thơ với các đề tài viết về mùa thu nhưng ông lại có những bài thơ viết về vấn đề của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một trong số đó chính là vấn đề thi cử ở nước ta. Những người hiền tài trên đất nước khi thi đỗ tiến sĩ bằng chính năng lực thực của mình lại không được công nhận còn những người mang danh khoa bảng thì lại chỉ là một tiến sĩ giấy mà thôi. Và bài thơ Tiến sĩ giấy đã khắc họa rất rõ vấn đề ấy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh:
“Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai”
Đó là một loạt biểu tượng cho tiến sĩ đỗ đạt khoa xưa: cờ dương danh, biển ân tứ vinh quy, mũ mão cân đai… Với cách gọi tên quen thuộc trong dân gian “ông nghè” Từ “cũng” được lặp lại đến bốn lần, được đưa lên đầu câu vừa nhấn mạnh vào tính giống nhau đông thời cũng có ý phân tách tuy là giống nhưng không phải là thật. Trong thơ Nguyễn Khuyến cờ, biển, cân đai… là những kẻ mang danh tiến sĩ trong thời đại nhà thơ sống hầu hết gắn với những kẻ tham lam, vênh váo, bất tài, nịnh bợ, giả dối. Con mắt Nguyễn Khuyến còn quay trở lại để soi chiếu chính bản thân mình cũng bất tài mang danh khoa bảng mà cũng không làm được gì cho nhân dân cho đất nước.
Hai câu thực với việc sử dụng nghệ thuật đối lập:
“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi”
Cái làm nên “thân giáp bảng” “mặt văn khôi” sao mà dễ dàng nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Để làm nên một tiến sĩ giấy cũng chỉ cần cái vỏ ngoài mà bên trong rỗng tuếch. Nguyễn Khuyến đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau trong một kết câu song hành, đối lập qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của cái danh hiệu tiến sĩ trong cái thời “cuối nửa thực dân” mà ông sống. Nhà thơ mượn hình ảnh ông tiến sĩ giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời vạch trần bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy hào nhoáng với cái thực chất bên trong sáo rỗng đến thảm hại.

Nhưng đến hai câu luận thì nhà thơ lại bật lên tiếng cười tự trào:
“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh ấy mới hời.”
Các cụm từ “sao mà nhẹ” “ấy mới hời” được đặt cạnh nhau để thấy được rõ cái danh và giá trị “tiến sĩ” có thể đem ra cân đo đong đến để làm nổi bật lên tính chất thương mại. “Khoa danh” trở thành cái để đem ra là vật mua bán, mất hết giá trị thực của nó. Từ đó mà phơi bày xã hội kim tiền chỉ để dặt lên bàn cân mà đong đo, trao đổi, lột trần thực trạng Nho học cuối thế kỉ XIX các kì thi chỉ là cảnh “chợ chiều” để bọn mua quan bán tước tha hồ thao túng. “Sao mà” “ấy mới” giọng điệu mỉa mai mà còn ngậm ẩn trong đó sự ngậm ngùi chua chát của tác giả trước xã hội đương thời.
Đến hai câu cuối một lần nữa tác giả cũng bật ra tiếng cười mỉa mai:
“Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!”

Các từ “ghế chéo” “lọng xanh” “bảnh chọe” đều gợi lên cái hào nhoáng và tính “gây cười” của một cảnh múa rối trong dân gian khi sự thật đó chỉ là một tiến sĩ giả làm bằng giấy hay một ông tiến sĩ làm không có gì trong đầu có được danh nhờ việc mua quan bán tước thì cũng chẳng khác nào đồ chơi.Một nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ khi chứng kiến thời cuộc và nhìn lại chính mình. Những kẻ Nguyễn Hữu Độ, Hoàng Cao Khái… là phường bất lương, tráo trở, làm tay sai cho giặc. Nghĩ rằng là sự kì vọng của nhà thơ khi đem chỉ bình sinh đặt nơi khoa loạn. Thế nhưng càng kì vọng lại càng thất vọng khi thấy mình chỉ hóa một thứ đồ chơi mà thôi.

Giống với Nguyễn Khuyến thì Tú Xương cũng tự trào về chế độ khoa bảng lúc bấy giờ:
“Ông đỗ khoa nào ở xứ nào
Thế mà hoa hốt với tram bào
Mỗi năm mỗi tết trung thu đến
Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào.”

Nguyễn Khuyến cũng là một tiến sĩ, thành công trên con đường khoa bảng nhưng lại chẳng giúp gì cho nước, chưa báo đền ơn vua. Vì thế viết tiến sĩ giấy, tiến sĩ thật phải chăng cũng pha một chút tự trào của bản thân, như ông đã từng viết:
“Cờ đương dở quốc không còn nước
Bạc chửa thân canh đã chạy làng”
Giọng thơ tự trào đã trở thành giọng thơ thường thấy trong thơ Nguyễn Khuyến:
“Ơn vua chửa chút báo đền
Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời”
Hay:
“Sách vở ích gì cho buổi ấy
Nghĩ ra lại thẹn cái thân già.”
Bài thơ với cách điệp từ “cũng” ở hai câu thơ đầu tạo ra nhiều sắc thái biểu cảm. Người đọc tiếp nhận sự khinh thị, mỉa mai và lãn lộn cả thật giả. Nghệ thuật đối với thơ Đường ở bốn câu thơ giữa tạo ra sự cộng hưởng làm rõ cái thật và cái giả. Ông tiến sĩ đang nghênh ngang võng lọng, mũ áo ở ngoài đời kia và ông tiến sĩ hình nộm đều như nhau cả. Các từ ngữ nôm na: mảnh giấy, điểm rõ mặt, sao mà nhẹ, cái giá, ấy mới hời…, các số từ đã góp phần làm giảm đi ý vị thiêng liêng, cao cả của những ông tiến sĩ. Đặc biệt Nguyễn Khuyến rất tài tình khi lấy cái giả để nói cái thật để là nên đặc sắc riêng trong giọng điệu thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng mà thấm thúy sâu cay.

Bài thơ đã phản ánh được xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giơ với chế độ khoa cử, người hiền tài không được trọng dụng mà từ đó càng khiến chúng ta căm ghét chế độ phong kiến ấy muốn lật đổ để xây dựng đất nước tốt đẹp.
 
  • Chủ đề
    nguyen khuyen tiến sĩ giấy
  • Top