Hướng dẫn viết bài phân tích hình tượng nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có bài viết tham khảo. Người đời thường nói, con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường sống. Đúng thế, có mấy ai sống những nơi có người cờ bạc rượu chè lại có thể giữ vững nhân cách. Có mấy ai khẳng định mình không hề xấu xa mặc dù sống với những người tâm địa xấu? Khó lắm. Con người như triết học đó là phần con và phần người. Là phần con, những tập tính quen thuộc vào môi trường luôn ảnh hưởng rất lớn. Nhưng đó là lý luận khô khan, vẫn còn rất nhiều người mang trong mình những phẩm chất tốt dù môi trường ra sao. Vũ Trọng Phụng sinh ra tại con phố Hàng Bạc ăn chơi khét tiếng một thời Hà Nội, nhưng ông không hề bị ảnh hưởng, ông vẫn sẵn sàng lên án xã hội đó. Hay viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” – một thanh âm trong trẻo giữa chốn tù ngục đen tối. Dưới đây là bài viết phân tích viên quản ngục trong “ Chữ người tử tủ” của Nguyễn Tuân.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUẢN NGỤC TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
Nhắc đến Nguyễn Tuân những năm 1930-1945, người đọc sẽ nhớ tới truyện ngắn lãng mạn nổi tiếng của ông: “ Chữ người tử tù”. Một cuộc kì ngộ diễn ra nơi chốn nhà tù chật chội với những điều trái ngang. Nổi bật ở đó là hình ảnh nhân vật Huấn Cao – một người anh hùng một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng nhắc đến Huấn Cao thì không thể thiếu viên quản ngục : “ một thanh âm trong trẻo” giữa chốn lao tù.
Quản Ngục được giới thiệu ngay ở phần đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện với thầy thơ lại. Cái tên Huấn Cao xuất hiện trong phiến trát khiến Quản Ngục ngờ ngợ, ông hỏi thầy thơ lại về Huấn Cao với thái độ quan tâm, mến mộ một cách kín đáo. Nhân vật quản ngục với chức danh là quan coi ngục chức không cao, bổng không lộc nhưng cũng có thể coi là người có danh có phận, là người thay mặt cho luật lệ triều đình. Từ cách giới thiệu ban đầu, nhà văn đã giúp ta hiểu rõ hơn về nhân vật này. Trong đêm đầu tiên hình ảnh Quản Ngục được khắc hoạ với dáng ngồi tư lự “khuôn mặt băn khoăn ngồi bóp thái dương…”. Có lẽ trong lòng viên quản ngục có một tâm sự kín đáo. Quản Ngục băn khoăn bởi sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục cũng có nghĩa là một kẻ tài hoa sắp phải chịu án tử hình. Một nỗi tiếc nuối mơ hồ trước một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Nhưng là người có danh có phận, quản ngục lại sống trong nghịch cảnh, cô đơn. Ông có ước nguyện muốn xin chữ mà lại không dám nói. Thân phận “ cá chậu chim lồng”.
Một viên quan coi ngục, một cái tên khi được nhắc đến ngay cả ngày nay huống chi thời kì phong kiến, luôn có những định kiến nhất định về họ: những kẻ xảo quyệt, ham tiền,…. Nhưng Nguyễn Tuân lại xây dựng một hình tượng mới về quan coi ngục: một quản ngục có lòng biệt nhỡn người người tài.
Viên Quản ngục có sở nguyện cao quý là xin được chữ Huấn Cao để treo ở nhà. “Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”. Một sở nguyện tao nhã thật cùng. Ông quan tâm đến Huấn Cao. Nghe tin Huấn Cao đến trại giam, ông sai Thơ lại dọn dẹp lại chu đáo “ cần dùng đến”. Rồi khi Huấn Cao đến, viên quản ngục tiếp đón bằng biệt lệ. Lính áp giải hỏi viên quan ngục, ý nhắc những biện pháp tra tấn như mọi khi, nhưng viên quan coi ngục trả lời đầy ung dung, khác hẳn mọi ngày khiến chúng giật mình, ngơ ngác. Ông nhìn Huấn Cao bằng ánh mắt “hiền lành” và thái độ khiêng nể không thể có của một người coi ngục với người bị tù đày. Viên quản ngục còn biệt đãi Huấn Cao khi ngày ngào cũng cho Thơ lại bữa bữa dâng rượt thịt, không chỉ với Huấn Cao mà với cả bạn bè của Huấn Cao.
Rồi một hôm quản ngục khép nép đến thăm Huấn Cao, bị Huấn Cao xẵng giọng mắng và tỏ ra khinh bạc: “Ta chí muốn một điều là ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây.” Quản ngục lễ phép, nhã nhặn, một mực thành kính đáp: “Xin lĩnh ý.” Cách cư xử điềm đạm, thái độ nghiêm cung, mục đích bày tỏ tấm thị tình đúng mực này soi sáng một tâm hồn cao quý và sẵn lòng quỳ gối trước hoa mai.
Khi biết Huấn Cao đồng ý cho chữ, viên quản ngục chuẩn bị chu đáo lụa trằng, thoi mực, mực thơm. Sự chuẩn bị đó cho thấy viên quản ngục trân trọng cái đẹp vô cùng. Xin chữ Huấn Cao bằng thái độ “ khúm núm” để thấy viên quản ngục coi trọng Huấn Cao, coi trọng cái đẹp. Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ của tử tù. Ngục quan "khúm núm" cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ... Ngục quan lắng nghe lời khuyên của tử tù "nên lui về quê nhà" để giữ lấy thiên lương rồi hãy "nghĩ đến chuyện chơi chữ... Ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Viên quản ngục coi Huấn Cao như đấng thiêng liêng, người đi truyền đạo. Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hổn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương, ánh sáng của cái đẹp.
Nguyễn Tuân thành công sử dụng bút pháp lãng mạn xây dựng hình tượng nhân vật Quản ngục khác hoàn toàn với những định kiến trươc giờ. Đó là viên quản ngục yêu cái đẹp, trân trọng người tài, trân trọng ánh sáng thiên lương. Một con người “sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUẢN NGỤC TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
Nhắc đến Nguyễn Tuân những năm 1930-1945, người đọc sẽ nhớ tới truyện ngắn lãng mạn nổi tiếng của ông: “ Chữ người tử tù”. Một cuộc kì ngộ diễn ra nơi chốn nhà tù chật chội với những điều trái ngang. Nổi bật ở đó là hình ảnh nhân vật Huấn Cao – một người anh hùng một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng nhắc đến Huấn Cao thì không thể thiếu viên quản ngục : “ một thanh âm trong trẻo” giữa chốn lao tù.
Quản Ngục được giới thiệu ngay ở phần đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện với thầy thơ lại. Cái tên Huấn Cao xuất hiện trong phiến trát khiến Quản Ngục ngờ ngợ, ông hỏi thầy thơ lại về Huấn Cao với thái độ quan tâm, mến mộ một cách kín đáo. Nhân vật quản ngục với chức danh là quan coi ngục chức không cao, bổng không lộc nhưng cũng có thể coi là người có danh có phận, là người thay mặt cho luật lệ triều đình. Từ cách giới thiệu ban đầu, nhà văn đã giúp ta hiểu rõ hơn về nhân vật này. Trong đêm đầu tiên hình ảnh Quản Ngục được khắc hoạ với dáng ngồi tư lự “khuôn mặt băn khoăn ngồi bóp thái dương…”. Có lẽ trong lòng viên quản ngục có một tâm sự kín đáo. Quản Ngục băn khoăn bởi sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục cũng có nghĩa là một kẻ tài hoa sắp phải chịu án tử hình. Một nỗi tiếc nuối mơ hồ trước một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Nhưng là người có danh có phận, quản ngục lại sống trong nghịch cảnh, cô đơn. Ông có ước nguyện muốn xin chữ mà lại không dám nói. Thân phận “ cá chậu chim lồng”.
Một viên quan coi ngục, một cái tên khi được nhắc đến ngay cả ngày nay huống chi thời kì phong kiến, luôn có những định kiến nhất định về họ: những kẻ xảo quyệt, ham tiền,…. Nhưng Nguyễn Tuân lại xây dựng một hình tượng mới về quan coi ngục: một quản ngục có lòng biệt nhỡn người người tài.
Viên Quản ngục có sở nguyện cao quý là xin được chữ Huấn Cao để treo ở nhà. “Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”. Một sở nguyện tao nhã thật cùng. Ông quan tâm đến Huấn Cao. Nghe tin Huấn Cao đến trại giam, ông sai Thơ lại dọn dẹp lại chu đáo “ cần dùng đến”. Rồi khi Huấn Cao đến, viên quản ngục tiếp đón bằng biệt lệ. Lính áp giải hỏi viên quan ngục, ý nhắc những biện pháp tra tấn như mọi khi, nhưng viên quan coi ngục trả lời đầy ung dung, khác hẳn mọi ngày khiến chúng giật mình, ngơ ngác. Ông nhìn Huấn Cao bằng ánh mắt “hiền lành” và thái độ khiêng nể không thể có của một người coi ngục với người bị tù đày. Viên quản ngục còn biệt đãi Huấn Cao khi ngày ngào cũng cho Thơ lại bữa bữa dâng rượt thịt, không chỉ với Huấn Cao mà với cả bạn bè của Huấn Cao.
Rồi một hôm quản ngục khép nép đến thăm Huấn Cao, bị Huấn Cao xẵng giọng mắng và tỏ ra khinh bạc: “Ta chí muốn một điều là ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây.” Quản ngục lễ phép, nhã nhặn, một mực thành kính đáp: “Xin lĩnh ý.” Cách cư xử điềm đạm, thái độ nghiêm cung, mục đích bày tỏ tấm thị tình đúng mực này soi sáng một tâm hồn cao quý và sẵn lòng quỳ gối trước hoa mai.
Khi biết Huấn Cao đồng ý cho chữ, viên quản ngục chuẩn bị chu đáo lụa trằng, thoi mực, mực thơm. Sự chuẩn bị đó cho thấy viên quản ngục trân trọng cái đẹp vô cùng. Xin chữ Huấn Cao bằng thái độ “ khúm núm” để thấy viên quản ngục coi trọng Huấn Cao, coi trọng cái đẹp. Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ của tử tù. Ngục quan "khúm núm" cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ... Ngục quan lắng nghe lời khuyên của tử tù "nên lui về quê nhà" để giữ lấy thiên lương rồi hãy "nghĩ đến chuyện chơi chữ... Ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Viên quản ngục coi Huấn Cao như đấng thiêng liêng, người đi truyền đạo. Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hổn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương, ánh sáng của cái đẹp.
Nguyễn Tuân thành công sử dụng bút pháp lãng mạn xây dựng hình tượng nhân vật Quản ngục khác hoàn toàn với những định kiến trươc giờ. Đó là viên quản ngục yêu cái đẹp, trân trọng người tài, trân trọng ánh sáng thiên lương. Một con người “sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.