Văn lớp 11: Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc một tang gia

Hướng dẫn làm bài văn phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc một tang gia trong chương trình ngữ văn lớp 11
Số đỏ là tiểu thuyết nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng. Nó ra đời vào thời kì mặt trận bình dân Pháp cầm quyền- Quyền liên quan đến con người hay là quyền ngôn luận được nới rộng hơn dẫn đến kiểm duyệt của Pháp được bãi bỏ, những nghệ sĩ phóng bút tự do hơn. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng xuất hiện như một quả bom công phá dữ dội mạnh mẽ về mặt xã hội nhố nhăng đương thời. Đó là một xã hội chạy theo văn minh rởm, những trào lưu thực dân như "âu hóa, giải phóng phụ nữ", "chấn hưng Phật Giáo" được mô tả và lên án gay gắt trong tác phẩm. Tiểu thuyết với nhiều chương, mỗi chương với một tên gọi khác nhau nhưng trong chương trình lớp 11 chúng ta tiếp cận với tác phẩm qua Hạnh phúc của một tang gia. Ngay nhan đề , tác giả đã có ngụ ý sâu xa. Dưới đây là bài làm phân tích ý nghĩa nhan đề của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia để các bạn tham khảo và có thêm kiến thức về tác phẩm nhé.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
Trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng ngoài những ngôn ngữ, nghệ thuật mang tính trào phúng thì nhan đề cũng là một trong những cách gây ấn tượng với người đọc. Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia là một trong những nhan đề mang sự trào phúng lên án gay gắt của tác giả.

"Hạnh phúc của một tang gia" nằm trong cách đặt nhan đề chung khi viết tiểu thuyết này. Tác phẩm nhiều chương, mỗi chương một nhan đề. Mỗi nhan đề mang tính giật gân, thâu tóm nội dung qua cách đặt gây nên tiếng cười trào phùng. Như chúng ta biết hạnh phúc là một tự dùng để chỉ cảm xúc vui vẻ thỏa mãn sung sướng trước những gì khiến bản thân hài lòng. Còn " tang gia" khiến ta liên tưởng đến sự mất mát, đau buồn , sự xót thương khi gia đình mất đi một người thân yêu. Có vẻ hai từ này nằm trong trường phái từ vựng khác nhau và mang nghĩa đối lập nhưng chúng lại được đặt chung như thế niềm vui ấy tồn rại hiển nhiên trong gia tộc cụ Cố Hồng. Hàm chứa mâu thuẫn mang tính nghịch lí trớ trêu làm sao.

Qua nhan đề đầy nghịch lí ấy, còn nảy sinh một tình huống cụ thể rằng xưa nay một trong những bi kịch là sinh li tử biệt, rời khỏi cõi đời , xa người thân mãi mãi là mất mát lớn lao không có gì có thể bù đắp nên lẽ thường mọi người đều phải xót xa đau lòng, họ sẽ thể hiện sự xót thương qua sự kính trọng tiễn đưa người đã khuất. Đó là đạo đức, đạo lí truyền thống của dân tộc. Nhưng với gia đình cụ Cố Hồng thì đó là niềm hạnh phúc vô bờ " tang gia ai cũng vui vẻ cả" , " cái chết kia làm nhiều người sung sướng đó". Dường như đám tang ấy là đám tang khiến tất cả mọi người trong gia tộc hạnh phúc. Bởi chỉ khi cụ Cố Hồng chết đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hiện chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Tài sản kếch xù ấy sẽ chia năm sẻ bẩy cho đám con cháu: Cụ Hồng, vợ chồng Văn Minh, Phán Mọc Sừng, cậu Tú,.... Nực cười hơn cái chết của cụ Tổ là do Xuân gây ra nhưng hắn không hề bị truy cứu mà còn được xem như là một ân nhân , một người có công khiến cái tang lễ này được tổ chức. Tiếng cười bật ra một cách bất thường trước những truyện ngược đời, trái khoáy, không tuân theo lễ nghi , lẽ thường của nhân sinh của đám người giả dối chạy theo những ham muốn tầm thường và lối văn minh rởm . Tất cả tạo nên một xã hội " chó đểu" với những trò lố lăng. Qua cách đặt nhan đề ấy, ta thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn, ông muốn tất cả nhân tình thế thái hiện rõ ra trong đám hiếu nhất. Muốn đám tang của cụ Cố Hồng hiện ra như một xã hội thu nhỏ với đủ loại người mà đặc điểm chung những con người ấy đều mang một vỏ bọc đau thương, chia buồn đến dự tang lễ mà sâu bên trong vỏ bọc ấy là một suy nghĩ, một niềm vui riêng khác với hoàn cảnh bi thương.


"Hạnh phúc của một tang gia" là nhan đề mang ý nghĩa trào phúng rất cao, thông qua ý nghĩa nhan đề mà thể hiện một phần nội dung, tái hiện màn kịch sâu sắc có cả bi lẫn hài.
 
  • Chủ đề
    hạnh phúc của một tang gia ý nghĩa nhan đề
  • Top