Hướng dẫn bài viết phát biểu Cảm nghĩ cảm nhật về bài “Sài gòn tôi yêu”. Gắn bó với một vùng quê, rồi tự lúc nào yêu nó, thương nó lúc nào chẳng hay. Nhịp sống, con người nơi đấy cứ nhẹ nhàng, từng ngày thấm sâu vào trái tim ta như khúc nhạc du dương từ từ truyền đến trái tim người nghe. Yêu thiên nhiên nơi đấy cũng là yêu con người nơi đây và ngược lại. Có yêu có thương ta mới trân trọng từng vẻ đẹp của mảnh đất này. Minh Hương là cây bút gắn bó gần hết cuộc đời nơi xứ Nam, noi đất Sài thành hoa lệ, bởi vậy, tác giả có những cảm nhận đặc biệt về Sài Gòn một thời. Thiên nhiên Sài Gòn khác thiên nhiên Hà Nội, con người Sài Gòn khác con người Hà Nội, nhịp sống Sài Gòn cũng khác nhịp sống Hà Nội. Sài Gòn có những nét riêng mà phải sống gắn bó, sống lâu dài như Minh Hương mới thấy được mà viết nên những câu văn nhẹ nhàng, tình cảm như vậy. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cảm nghĩ về bài “Sài gòn tôi yêu”.
Sài Gòn rất đẹp
BÀI LÀM 1 CẢM NHẬN SÀI GÒN TÔI YÊU
Minh Hương ( 1924-2007) là một con người đa tài khi vừa là một văn tài năng vừa là một nhà giáo yêu nghề. Gắn bó với Sài Gòn từ thuở còn thanh niên, những năm tuổi 20 trẻ trung nhiệt huyết với những bài báo về nơi đây, ông đã sống cả đời trọn vẹn, ghi lại những cảm xúc gắn bó về con người, cuộc sống nơi đây trong tập tuỳ bút “ Nhớ Sài Gòn”. Trích trong tập tuỳ bút có đoạn “ Sài Gòn tôi yêu” để lại nhiều dư âm nhẹ nhàng cho bạn đọc về một Sài Gòn thật đẹp.
“Sài Gòn tôi yêu” thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây.
Đến với những dòng tuỳ bút nhẹ nhàng của Minh Hương, trước hết ta bắt gặp những cảm nhận tinh tế của ông về thiên nhiên, khí hậu. Ngay từ mở đầu tuỳ bút , tác giả gây ấn tượng với câu văn đầy nghệ thuật : “Sài Gòn vẫn trẻ”. Nhân hoá biến Sài Gòn thành con người có cảm xúc, có tuổi tác, gán cho Sài Gòn cái hồn của con người để cảm nhận Sài Gòn không còn vô hình mà hữu hình như một người bạn. Các câu văn tiếp theo “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.”, Minh Hương vẫn để Sài Gòn mang trong mình hình bóng của một con người trẻ trung để viết về Sài Gìn, cảm nhận về Sài Gòn.
Sau những ấn tượng về Sài Gòn trẻ trung là những câu văn về thiên nhiên, khí hậu nơi đây. Với điệp khúc "Tôi yêu" được nhắc đi nhắc lại cùng với giọng điệu truyền cảm tha thiết "Tôi yêu Sài Gòn da diết", "Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương", "Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn"… để khẳng định một tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của tác giả với miền đất trẻ trung này. Đó là mảnh đất có thời tiết đa dạng, phong phú, độc đáo “nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt”; “trái chứng với trời đang ui ui[3] buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”. Cùng với thời tiết ấy là khí hậu, nhịp sống vui vẻ, đa dạng của con người nơi đây : ban ngày phố phường náo động, dập dìu xe cộ, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, buổi sáng tĩnh lặng với làn không khí mát dịu, thanh sạch. Đứng trước sự thay đổi, sự đa dạng mà khó giải thích ấy của thiên nhiên, của con người nơi đây, tác giả trích ra hai câu ca dao để chứng minh tình yêu mãnh liệt của mình dành cho Sài Gòn là thứ tình cảm tự nhiên, không cần lý giải mà vẫn có :
Từ những cảm nhận ban đầu về thiên nhiên,khí hậu, nhịp điệu nơi đất Sài thành, Minh Hương tiếp tục ghi lại những đặc điểm chung về cư dân, về phong cách nổi bật của con người Sài Gòn với những nét riêng độc đáo. Viết về dân cư người Sài Gòn, Minh Hương nói những lời nhận xét chân thực, giản dị: “Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.” Dưới cái nhìn của tác giả, Sài Gòn là mảnh đất không chỉ có người Sài thành gốc mà còn chào đón những con người bản địa khác nhau từ trăm mọi nẻo đường mà như ông nói “ Sống lâu, sống quen” cứ ngỡ họ cũng là người Sài gòn gốc. Đó là một ẩn ý của Minh Hương để ngầm ca ngợi tình cảm mến khách, nhân hậu, yêu thương, hiền hậu của Sài Gòn.
Bằng sự từng trải của mình tác giả nhận xét con người Sài Gòn “Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà[6], dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành ,bộc trực.” . Cùng với câu văn nhận xét đó, tác giả tỉ mỉ miêu tả những nét phong tục của con người nơi đây. Tóc “buông thõng” trên vai trên lưng. Đầu đội nón vải trắng rộng vành. Áo bà ba trắng... Quần đen rộng. Hoặc đi giày bố trắng, hay xăng-đan da, hoặc đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da.. Rất dễ nhìn, dễ ưa: dáng đi “khỏe khoắn, mạnh dạn”; “cũng yểu điệu, thướt tha..”, “cũng e thẹn, ngượng nghịu.”. Nụ cười “thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều ngây thơ”. Cái đẹp của cô gái Sài Gòn “thật đơn sơ, đôn hậu”.Cách giao thiệp của thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Chào người lớn, các cô “cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá”. Gặp bạn bè thì “hơi cúi đầu và mỉm cười: cười ngậm miệng, cười chúm chím, cưởi mỉm, mỉm, cười he hé...”, tùy mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt cô gái Sài Gòn “sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh”. Cách giao tiếp của thiếu nữ Sài Gòn có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng “dân chủ”, “không khúm núm hay màu mè”, “không chút mặc cảm, tự ti”. Nghĩa là họ vẫn giữ được phong cách dân tộc, nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến. Tác giả như tái hiện lại bức tranh về người thiếu nữ Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX, vừa mang dáng vẻ kiêu sa, vừa mang nét đẹp cổ truyền dân tộc. Một vẻ đẹp tân thời ấn tượng với thời gian.
Đoạn cuối của “Sài Gòn tôi yêu” là những lời văn tâm tình trải lòng về tình yêu mãnh liệt của tác giả với mảnh đất Sài Gòn và đồng thời cũng là lời nhắc nhủ chân tình mà đầy ý vị sâu sắc nhân văn. Tác giả viết về Sài Gòn trong quá khứ, mảnh đất “ đất lành chim đậu”. nơi đã cho bao người cuộc sống mới, hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng viết về Sài Gòn ngày nay, ông lại tâm tình bằng những lời văn lắng đọng : “Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim” “Những kẻ vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến luật bảo vệ thiên nhiên, với những nòng súng hơi ác độc, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố.”. Từ đó lần nữa ông khẳng định tình yêu của mình với Sài Gòn : “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của” và mong ước mọi người cũng yêu Sài Gòn văn minh, văn hoá như ông .
“Sài Gòn tôi yêu” là đoạn trích tuỳ bút nhẹ nhàng thấm đượm tình cảm của một con người nơi gốc không phải Sài thành hoa lệ nhưng đã sống gắn bó cuộc đời dài rộng nơi đây để ghi lại những cảm xúc về thiên nhiên, con người và cuộc sống Sài Gòn đẹp đẽ.
BÀI LÀM 2 CẢM NHẬN SÀI GÒN TÔI YÊU
Khi ta yêu một mảnh đất nào đó nghĩa là ta yêu nó ở mọi phương diện, từ con người, cảnh trí, thiên nhiên. Minh Hương đã yêu Sài Gòn như vậy! Trong bài tùy bút “Sài Gòn tôi yêu”, nhà văn đã thể hiện tình cảm yêu mến của mình về tất cả mọi điều ở Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và cả phong cách của con người nơi đây.
Về những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn, một Sài Gòn cứ trẻ mãi theo năm tháng “như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt” trong khi con người thì già đi. Và tác giả không ngần ngại bộc lộ tình cảm của mình đối với Sài Gòn một cashc hết sức trực tiếp, cấu trúc: “Tôi yêu” được lăp lại nhiều lân ftrong các câu trong một đoạn văn với giọng tha thiết đã kéo người đọc theo dòng chảy tình cảm tuôn trào ào ạt ấy. Nhà văn yêu mọi điều ở Sài Gòn, yêu tất cả những ngày dù rằng thời tiết nắng hay lộng gió, yêu cả những ngày đẹp trời hay u ám, yêu cả cái ồn ào của phố phường giờ cao điểm, cả “cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch”. Quả chỉ có khi yêu, con người ta mới say đắm vô điều kiện như vậy, chỉ có tình yêu mới làm cho con người ta không bao giờ có sự phân định lúc nào tốt hơn hay xấu hơn. Sài Gòn dù là trong thời điểm nào thì cũng vô cùng đẹp với một người yêu Sài Gòn như chính tác giả đã lí giải:
Tuy nhẹ nhàng là thế nhưng “đến những hồi nghiêm trọng và sôi sục nhứt của đất nước, thì các cô gái ấy cũng như các chàng trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ năm 1945 đến 1975”. Họ quả là những con người đáng yêu, đáng mến mà cũng đáng khâm phục vô cùng.
Đoạn văn kết bài là lời khẳng định lại về tình yêu Sài Gòn tha thiết của mình. Vì thế mà không khỏi những sự tức giận với những con người vô trách nhiệm trong việc bảo vệ thành phố thân thương này.
Một bài tùy bút mà mang cả tình yêu của mình đến gõ cửa trái tim của mọi độc giả, tác giả Minh Hương đã thành công trong việc khiến cho lòng người say đắm mến thương cái đất Sài Gòn như chính tình cảm của nhà văn.
Sài Gòn rất đẹp
BÀI LÀM 1 CẢM NHẬN SÀI GÒN TÔI YÊU
Minh Hương ( 1924-2007) là một con người đa tài khi vừa là một văn tài năng vừa là một nhà giáo yêu nghề. Gắn bó với Sài Gòn từ thuở còn thanh niên, những năm tuổi 20 trẻ trung nhiệt huyết với những bài báo về nơi đây, ông đã sống cả đời trọn vẹn, ghi lại những cảm xúc gắn bó về con người, cuộc sống nơi đây trong tập tuỳ bút “ Nhớ Sài Gòn”. Trích trong tập tuỳ bút có đoạn “ Sài Gòn tôi yêu” để lại nhiều dư âm nhẹ nhàng cho bạn đọc về một Sài Gòn thật đẹp.
“Sài Gòn tôi yêu” thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây.
Đến với những dòng tuỳ bút nhẹ nhàng của Minh Hương, trước hết ta bắt gặp những cảm nhận tinh tế của ông về thiên nhiên, khí hậu. Ngay từ mở đầu tuỳ bút , tác giả gây ấn tượng với câu văn đầy nghệ thuật : “Sài Gòn vẫn trẻ”. Nhân hoá biến Sài Gòn thành con người có cảm xúc, có tuổi tác, gán cho Sài Gòn cái hồn của con người để cảm nhận Sài Gòn không còn vô hình mà hữu hình như một người bạn. Các câu văn tiếp theo “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.”, Minh Hương vẫn để Sài Gòn mang trong mình hình bóng của một con người trẻ trung để viết về Sài Gìn, cảm nhận về Sài Gòn.
Sau những ấn tượng về Sài Gòn trẻ trung là những câu văn về thiên nhiên, khí hậu nơi đây. Với điệp khúc "Tôi yêu" được nhắc đi nhắc lại cùng với giọng điệu truyền cảm tha thiết "Tôi yêu Sài Gòn da diết", "Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương", "Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn"… để khẳng định một tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của tác giả với miền đất trẻ trung này. Đó là mảnh đất có thời tiết đa dạng, phong phú, độc đáo “nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt”; “trái chứng với trời đang ui ui[3] buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”. Cùng với thời tiết ấy là khí hậu, nhịp sống vui vẻ, đa dạng của con người nơi đây : ban ngày phố phường náo động, dập dìu xe cộ, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, buổi sáng tĩnh lặng với làn không khí mát dịu, thanh sạch. Đứng trước sự thay đổi, sự đa dạng mà khó giải thích ấy của thiên nhiên, của con người nơi đây, tác giả trích ra hai câu ca dao để chứng minh tình yêu mãnh liệt của mình dành cho Sài Gòn là thứ tình cảm tự nhiên, không cần lý giải mà vẫn có :
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.”
Từ những cảm nhận ban đầu về thiên nhiên,khí hậu, nhịp điệu nơi đất Sài thành, Minh Hương tiếp tục ghi lại những đặc điểm chung về cư dân, về phong cách nổi bật của con người Sài Gòn với những nét riêng độc đáo. Viết về dân cư người Sài Gòn, Minh Hương nói những lời nhận xét chân thực, giản dị: “Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.” Dưới cái nhìn của tác giả, Sài Gòn là mảnh đất không chỉ có người Sài thành gốc mà còn chào đón những con người bản địa khác nhau từ trăm mọi nẻo đường mà như ông nói “ Sống lâu, sống quen” cứ ngỡ họ cũng là người Sài gòn gốc. Đó là một ẩn ý của Minh Hương để ngầm ca ngợi tình cảm mến khách, nhân hậu, yêu thương, hiền hậu của Sài Gòn.
Bằng sự từng trải của mình tác giả nhận xét con người Sài Gòn “Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà[6], dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành ,bộc trực.” . Cùng với câu văn nhận xét đó, tác giả tỉ mỉ miêu tả những nét phong tục của con người nơi đây. Tóc “buông thõng” trên vai trên lưng. Đầu đội nón vải trắng rộng vành. Áo bà ba trắng... Quần đen rộng. Hoặc đi giày bố trắng, hay xăng-đan da, hoặc đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da.. Rất dễ nhìn, dễ ưa: dáng đi “khỏe khoắn, mạnh dạn”; “cũng yểu điệu, thướt tha..”, “cũng e thẹn, ngượng nghịu.”. Nụ cười “thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều ngây thơ”. Cái đẹp của cô gái Sài Gòn “thật đơn sơ, đôn hậu”.Cách giao thiệp của thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Chào người lớn, các cô “cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá”. Gặp bạn bè thì “hơi cúi đầu và mỉm cười: cười ngậm miệng, cười chúm chím, cưởi mỉm, mỉm, cười he hé...”, tùy mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt cô gái Sài Gòn “sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh”. Cách giao tiếp của thiếu nữ Sài Gòn có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng “dân chủ”, “không khúm núm hay màu mè”, “không chút mặc cảm, tự ti”. Nghĩa là họ vẫn giữ được phong cách dân tộc, nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến. Tác giả như tái hiện lại bức tranh về người thiếu nữ Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX, vừa mang dáng vẻ kiêu sa, vừa mang nét đẹp cổ truyền dân tộc. Một vẻ đẹp tân thời ấn tượng với thời gian.
Đoạn cuối của “Sài Gòn tôi yêu” là những lời văn tâm tình trải lòng về tình yêu mãnh liệt của tác giả với mảnh đất Sài Gòn và đồng thời cũng là lời nhắc nhủ chân tình mà đầy ý vị sâu sắc nhân văn. Tác giả viết về Sài Gòn trong quá khứ, mảnh đất “ đất lành chim đậu”. nơi đã cho bao người cuộc sống mới, hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng viết về Sài Gòn ngày nay, ông lại tâm tình bằng những lời văn lắng đọng : “Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim” “Những kẻ vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến luật bảo vệ thiên nhiên, với những nòng súng hơi ác độc, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố.”. Từ đó lần nữa ông khẳng định tình yêu của mình với Sài Gòn : “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của” và mong ước mọi người cũng yêu Sài Gòn văn minh, văn hoá như ông .
“Sài Gòn tôi yêu” là đoạn trích tuỳ bút nhẹ nhàng thấm đượm tình cảm của một con người nơi gốc không phải Sài thành hoa lệ nhưng đã sống gắn bó cuộc đời dài rộng nơi đây để ghi lại những cảm xúc về thiên nhiên, con người và cuộc sống Sài Gòn đẹp đẽ.
BÀI LÀM 2 CẢM NHẬN SÀI GÒN TÔI YÊU
Khi ta yêu một mảnh đất nào đó nghĩa là ta yêu nó ở mọi phương diện, từ con người, cảnh trí, thiên nhiên. Minh Hương đã yêu Sài Gòn như vậy! Trong bài tùy bút “Sài Gòn tôi yêu”, nhà văn đã thể hiện tình cảm yêu mến của mình về tất cả mọi điều ở Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và cả phong cách của con người nơi đây.
Về những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn, một Sài Gòn cứ trẻ mãi theo năm tháng “như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt” trong khi con người thì già đi. Và tác giả không ngần ngại bộc lộ tình cảm của mình đối với Sài Gòn một cashc hết sức trực tiếp, cấu trúc: “Tôi yêu” được lăp lại nhiều lân ftrong các câu trong một đoạn văn với giọng tha thiết đã kéo người đọc theo dòng chảy tình cảm tuôn trào ào ạt ấy. Nhà văn yêu mọi điều ở Sài Gòn, yêu tất cả những ngày dù rằng thời tiết nắng hay lộng gió, yêu cả những ngày đẹp trời hay u ám, yêu cả cái ồn ào của phố phường giờ cao điểm, cả “cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch”. Quả chỉ có khi yêu, con người ta mới say đắm vô điều kiện như vậy, chỉ có tình yêu mới làm cho con người ta không bao giờ có sự phân định lúc nào tốt hơn hay xấu hơn. Sài Gòn dù là trong thời điểm nào thì cũng vô cùng đẹp với một người yêu Sài Gòn như chính tác giả đã lí giải:
Nhà văn yêu Sài Gòn là yêu những con người ở đây, yêu phong cách sống của họ. Sài Gòn là đất lành, bao nhiêu cư dân từ các vùng miền trên tổ quốc đổ về đây để sống, để học, để làm, ấy vậy mà tưởng chừng như trên đất Sài Gòn này toàn là người Sài Gòn chứ “không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me...” nào cả. Bởi “Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình”. Sài Gòn không chỉ là đất lành, đất dễ sống mà còn là đất mến người, luôn “dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến”. Con người ở đây thì dễ mến, dễ thương, thân thiện, chân thành, sởi lởi vô cùng đáng quý. Họ có những cái đẹp giản dị đơn sơ mà đôn hậu, trong nụ cười của họ thấy được sự khỏe khoắn, trẻ trung mà cũng ngây thơ, chân thành. Những cô thiếu nữ còn có sự lễ phép rất duyên dáng khi mà: “khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười. Cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mủm mỉm, cười he hé, chỉ để lộ vài cái răng hay lộ cả hàm, tuỳ theo mức độ thân quen”.Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Tuy nhẹ nhàng là thế nhưng “đến những hồi nghiêm trọng và sôi sục nhứt của đất nước, thì các cô gái ấy cũng như các chàng trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ năm 1945 đến 1975”. Họ quả là những con người đáng yêu, đáng mến mà cũng đáng khâm phục vô cùng.
Đoạn văn kết bài là lời khẳng định lại về tình yêu Sài Gòn tha thiết của mình. Vì thế mà không khỏi những sự tức giận với những con người vô trách nhiệm trong việc bảo vệ thành phố thân thương này.
Một bài tùy bút mà mang cả tình yêu của mình đến gõ cửa trái tim của mọi độc giả, tác giả Minh Hương đã thành công trong việc khiến cho lòng người say đắm mến thương cái đất Sài Gòn như chính tình cảm của nhà văn.