Hướng dẫn đề bài Phân tích “Thuế máu”
Lịch sử đất nước ta đã phải trải qua biết bao đau thương, hệ lụy mà chiến tranh mưa bom bão đạn, hay những lần ngoại quốc xâm lăng đều đều đã ảnh hướng ít nhiều đến quốc gia dân tộc. Trong đó hệ quả của thực dân Pháp để lại trên đất nước ta mãi là một vết thương không chữa được lành sẹo với bao đau thương mất mát mà chúng gây ra cho đồng bào ta. Những tội ác chúng đày ải lên lưng của đồng bào ta, những màn tra tấn, bóc lột ác nhân vô nhân tính đến tận xương tủy của nhân dân ta sẽ mãi mãi là những vết hoen ố chúng không bao giờ thanh tẩy được.Một trong những di vật còn sót lại, như là một bản tội trạng tố cáo ghi lại các hành vi dã man của chúng chính là văn bản “Thuế máu”. Trong chương trình Ngữ văn 8 ta thường bắt gặp đề bài Phân tích “thuế máu”. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng làm bài một cách tốt nhất trong quá trình tiếp cận văn bản.
BÀI LÀM 1: PHÂN TÍCH BÀI “THUẾ MÁU” LỚP 8
Trên con đường đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình, Nguyễn Ái Quốc - Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vị cha già dân tộc; Người luôn một lòng đấu tranh chống lại bọn Thực dân bịp bợm, xấu xa, ác. Cống hiến về mọi mặt, bằng tất cả những sức lực Người đã dùng văn chương như vũ khí lợi hại để phục vụ múc đích cao đẹp của mình. Từ đó đã để lại rất nhiều tác phẩm để đời trong đó tiêu biểu phải nhắc đến “Thuế máu”.
Ngay từ nhan đề “thuế máu” đã gợi cho ta một thảm cảnh đẫm máu tàn sát. Đó chính là máu của dân ta phải đổ trước những roi da, dây quất của bọn thực dân Pháp bỉ ổi khi chúng xâm lăng đất nước ta. Đồng thời phần nào thể hiện thái độ phẫn nộ, căm thù khi chứng kiến cảnh dân tộc bị áp bức đến cùng cực.
Đoạn trích với bố cục ba phần đã bóc trần các chính sách lừa bịp, lừa phỉnh khi bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương khô tủy mục của chế độ thực dân cai trị. Đó chính là bản chất “ăn thịt người” của lũ thực dân bỉ ổi.
Phần một với nội dung cáo trạng là: chiến tranh và người bản xứ. ở đây tác giả nêu lên sự đối lập về thái độ của các quan cai trị trước và sau khi tham gia chiến tranh. Trước chiến tranh, về với cuộc sống đời thường người dân thuộc địa chỉ là lũ người hạ đẳng, ngu si, dốt nát với cái mác tên “an-nam-mít” bẩn thỉu đen đuốc, “giỏi lắm chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị”. Thế nhưng khi chiến tranh xảy ra, họ lại được phong với danh hiệu tối cao “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Các quan lại, quan cai trị quay mặt ra dụ dỗ, ca tụng, nâng niu như một viên ngọc quý giá, nhưng thực chất là bồi bổ cho tấm bia đỡ đạn cho chúng ở ngoài chiến trường cam go kia. Tác giả đưa ra hai mặt đối lập từ đó mà vạch trần bộ mặt gian trá, bỉ ối đến ghê người của lũ người sâu bọ kia bằng với giọng điệu không quá gào thét mà chỉ mỉa mai nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để thấm đượm cái bản chất ăn thịt người chúng. Tác giả đưa ra một con số cụ thể về số người dân thuộc địa khi tử vong ở các cuộc chiến tranh thuộc địa phi nghĩa: “ Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, trong số ấy tám mươi vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa”.
Phần hai văn bản với nội dung : Chế độ lính tình nguyện. ở phần này Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần một cách trắng trợn bộ mặt bỉ ổi , thủ đoạn của bọn thực dân khi thực hiện chế độ bắt lính. Chúng tiến hành các cuộc vây bắt, đàn áp dã man, bắt người dân thuộc địa đi linh. Nếu không đi chúng cũng có đủ thủ đoạn tàn bạo mà bắt ép dã man: trói, bắt, đánh đập…còn đối với các gia đình khá giả chúng cũng không để yên mà cứ ám khỏe mà vòi vĩnh đòi “nôn” ra tiền cho chúng mới tha. Nhưng có một thực trạng nực cười là trong khi chúng thi hành các chính sách dã man kia thì đồng thời cũng không quên rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của nhân dân. Lời tuyên bố của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng làm lộ ra bản chất đầy bịp bợm nực cười của chúng “ các bạn ấy đã tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thơ”. Qua đó ta thấy được mặt bản chất bên trong phía sau hai chữ “tình nguyện” cao đẹp mà bọn bỉ ổi kia đã gian trá mà ca tụng. mấy ai rõ là phía sau chữ tình nguyên ấy là loạt những hành động dã man, thủ đoạn bắt lính bỉ ổi của bọn thực dân Pháp. Vẫn giọng điệu mỉa mai châm biến đến sâu cay cùng lối tài tình thong minh khi đưa chính lời nói của ngài toàn quyền Đông Dương, chỉ làm tang sự lố bịch trò hề mà chúng đang diễn mà thôi
Sau đó ta vẫn thấy xúc động, nghẹn ngào mà đầy xót xa của Người cũng như những độc giả về hình ảnh một đất nước nô lệ lại chính là đồng bào minh đang bị dày xéo đến lầm than, đói khổ.
“Thuế máu” như bản cáo trạng, buộc tội, là minh chứng rõ rang về bản chất của bọn thực dân Pháp bỉ ổi, đê tiện. cũng là một bức tranh về cuộc sống người dân An Nam đương thời, là một lòng yêu nước nồng nàn ẩn sau trong từng con chữ.
Oanh
BÀI LÀM 2 PHÂN TÍCH VĂN BẢN THUẾ MÁU
Trước khi trở về nước chính thức dẫn dắt quân và dân ta hoạt động cách mạng, ở nước ngoài, Bác Hồ đã nhiều năm chiến đấu bằng chính bút lực của mình. Văn bản "Thuế máu" được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925 đã vạch trần bộ mặt giả dối trăng trợn của thực dân Pháp trong cuộc “khai thác thuộc địa” của chúng đồng thời kêu gọi, khơi dậy lòng đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.
Văn bản được chia làm ba phần rõ ràng. Phần thứ nhất có tên là Chiến tranh và "người bản xứ", đây là phần mà tác giả chỉ ra sự khác nhau giữa cách đối xử của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa trước chiến tranh và khi chiến tranh nổ ra. Người viết: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".” Ta thấy rõ sự đối xử của thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa hoàn toàn trái ngược khi ở hai hoàn cảnh khác nhau. Trước chiến tranh, những người dân nước thuộc địa bị đối xử vô cùng tàn nhẫn, những tên cai trị thậm chí không xem họ là người mà chỉ là những nô lệ, những công cụ biết nói phải làm việc và chịu đòn của chúng. Và khi chiến tranh xảy ra, họ lại phong chức tước vô danh cho họ và đem họ sang những vùng chiến tranh chỉ để làm bia đỡ đạn: “không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu”. Số phận của những người dân thuộc địa trước sau đều nằm trên tay của thực dân và họ đều chịu số phận vô cùng bi thảm. Đoạn này cho ta thấy số phận vô cùng bi thảm của nhân dân các nước thuộc địa, đồng thời là sự giả dối vô nhân đạo của thực dân Pháp.
Phần thứ hai mang tên “Chế độ lính tình nguyện” lại một lần nữa vạch trần bộ mặt thực dân gian trá, tàn nhẫn. “Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền”. Gọi là tình nguyện nhưng thực chất, đó là chế độ ép buộc bắt, lính: “Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra". Rõ ràng là chúng bắt ép nhân dân dưới cái danh “tình nguyện”, thậm chí chúng còn hùng hồn tuyên bố trao thưởng tuyên duyên cho những hành động “tình nguyện” ấy, thật là xảo trá, bịp bợm!
Những người dân thuộc địa đã phải chịu bỏ mạng trên mảnh đất châu Phi chỉ vì cuộc chiến tranh vô nghĩa mà vô tình họ bị kéo vào cuộc nhưng kết cục cuối cùng của họ sau khi chết còn đau đớn hơn vạn phần. Ở phần thứ ba “Kết quả của sự hy sinh” này, tác giả đã cho người đọc thấy số phận của những người thân những người đã hi sinh. Họ không những không được trợ cấp đáng có mà còn bị chà đạp, làm cho khổ sở. “Thuế máu” đã làm cho ta căm ghét sự xảo trá của thực dân Pháp biết nhường nào.
Chỉ một chương trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, người đọc cũng có thể nhận thấy rõ bộ mặt giả dối, bịp bợm, tàn ác của thực dân Pháp đồng thời cũng cho thấy tài năng xuất chứng của Người qua “áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo”.
Lịch sử đất nước ta đã phải trải qua biết bao đau thương, hệ lụy mà chiến tranh mưa bom bão đạn, hay những lần ngoại quốc xâm lăng đều đều đã ảnh hướng ít nhiều đến quốc gia dân tộc. Trong đó hệ quả của thực dân Pháp để lại trên đất nước ta mãi là một vết thương không chữa được lành sẹo với bao đau thương mất mát mà chúng gây ra cho đồng bào ta. Những tội ác chúng đày ải lên lưng của đồng bào ta, những màn tra tấn, bóc lột ác nhân vô nhân tính đến tận xương tủy của nhân dân ta sẽ mãi mãi là những vết hoen ố chúng không bao giờ thanh tẩy được.Một trong những di vật còn sót lại, như là một bản tội trạng tố cáo ghi lại các hành vi dã man của chúng chính là văn bản “Thuế máu”. Trong chương trình Ngữ văn 8 ta thường bắt gặp đề bài Phân tích “thuế máu”. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn định hướng làm bài một cách tốt nhất trong quá trình tiếp cận văn bản.
BÀI LÀM 1: PHÂN TÍCH BÀI “THUẾ MÁU” LỚP 8
Trên con đường đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình, Nguyễn Ái Quốc - Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vị cha già dân tộc; Người luôn một lòng đấu tranh chống lại bọn Thực dân bịp bợm, xấu xa, ác. Cống hiến về mọi mặt, bằng tất cả những sức lực Người đã dùng văn chương như vũ khí lợi hại để phục vụ múc đích cao đẹp của mình. Từ đó đã để lại rất nhiều tác phẩm để đời trong đó tiêu biểu phải nhắc đến “Thuế máu”.
Ngay từ nhan đề “thuế máu” đã gợi cho ta một thảm cảnh đẫm máu tàn sát. Đó chính là máu của dân ta phải đổ trước những roi da, dây quất của bọn thực dân Pháp bỉ ổi khi chúng xâm lăng đất nước ta. Đồng thời phần nào thể hiện thái độ phẫn nộ, căm thù khi chứng kiến cảnh dân tộc bị áp bức đến cùng cực.
Đoạn trích với bố cục ba phần đã bóc trần các chính sách lừa bịp, lừa phỉnh khi bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương khô tủy mục của chế độ thực dân cai trị. Đó chính là bản chất “ăn thịt người” của lũ thực dân bỉ ổi.
Phần một với nội dung cáo trạng là: chiến tranh và người bản xứ. ở đây tác giả nêu lên sự đối lập về thái độ của các quan cai trị trước và sau khi tham gia chiến tranh. Trước chiến tranh, về với cuộc sống đời thường người dân thuộc địa chỉ là lũ người hạ đẳng, ngu si, dốt nát với cái mác tên “an-nam-mít” bẩn thỉu đen đuốc, “giỏi lắm chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị”. Thế nhưng khi chiến tranh xảy ra, họ lại được phong với danh hiệu tối cao “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Các quan lại, quan cai trị quay mặt ra dụ dỗ, ca tụng, nâng niu như một viên ngọc quý giá, nhưng thực chất là bồi bổ cho tấm bia đỡ đạn cho chúng ở ngoài chiến trường cam go kia. Tác giả đưa ra hai mặt đối lập từ đó mà vạch trần bộ mặt gian trá, bỉ ối đến ghê người của lũ người sâu bọ kia bằng với giọng điệu không quá gào thét mà chỉ mỉa mai nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để thấm đượm cái bản chất ăn thịt người chúng. Tác giả đưa ra một con số cụ thể về số người dân thuộc địa khi tử vong ở các cuộc chiến tranh thuộc địa phi nghĩa: “ Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, trong số ấy tám mươi vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa”.
Phần hai văn bản với nội dung : Chế độ lính tình nguyện. ở phần này Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần một cách trắng trợn bộ mặt bỉ ổi , thủ đoạn của bọn thực dân khi thực hiện chế độ bắt lính. Chúng tiến hành các cuộc vây bắt, đàn áp dã man, bắt người dân thuộc địa đi linh. Nếu không đi chúng cũng có đủ thủ đoạn tàn bạo mà bắt ép dã man: trói, bắt, đánh đập…còn đối với các gia đình khá giả chúng cũng không để yên mà cứ ám khỏe mà vòi vĩnh đòi “nôn” ra tiền cho chúng mới tha. Nhưng có một thực trạng nực cười là trong khi chúng thi hành các chính sách dã man kia thì đồng thời cũng không quên rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của nhân dân. Lời tuyên bố của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng làm lộ ra bản chất đầy bịp bợm nực cười của chúng “ các bạn ấy đã tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thơ”. Qua đó ta thấy được mặt bản chất bên trong phía sau hai chữ “tình nguyện” cao đẹp mà bọn bỉ ổi kia đã gian trá mà ca tụng. mấy ai rõ là phía sau chữ tình nguyên ấy là loạt những hành động dã man, thủ đoạn bắt lính bỉ ổi của bọn thực dân Pháp. Vẫn giọng điệu mỉa mai châm biến đến sâu cay cùng lối tài tình thong minh khi đưa chính lời nói của ngài toàn quyền Đông Dương, chỉ làm tang sự lố bịch trò hề mà chúng đang diễn mà thôi
Sau đó ta vẫn thấy xúc động, nghẹn ngào mà đầy xót xa của Người cũng như những độc giả về hình ảnh một đất nước nô lệ lại chính là đồng bào minh đang bị dày xéo đến lầm than, đói khổ.
“Thuế máu” như bản cáo trạng, buộc tội, là minh chứng rõ rang về bản chất của bọn thực dân Pháp bỉ ổi, đê tiện. cũng là một bức tranh về cuộc sống người dân An Nam đương thời, là một lòng yêu nước nồng nàn ẩn sau trong từng con chữ.
Oanh
BÀI LÀM 2 PHÂN TÍCH VĂN BẢN THUẾ MÁU
Trước khi trở về nước chính thức dẫn dắt quân và dân ta hoạt động cách mạng, ở nước ngoài, Bác Hồ đã nhiều năm chiến đấu bằng chính bút lực của mình. Văn bản "Thuế máu" được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925 đã vạch trần bộ mặt giả dối trăng trợn của thực dân Pháp trong cuộc “khai thác thuộc địa” của chúng đồng thời kêu gọi, khơi dậy lòng đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.
Văn bản được chia làm ba phần rõ ràng. Phần thứ nhất có tên là Chiến tranh và "người bản xứ", đây là phần mà tác giả chỉ ra sự khác nhau giữa cách đối xử của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa trước chiến tranh và khi chiến tranh nổ ra. Người viết: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".” Ta thấy rõ sự đối xử của thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa hoàn toàn trái ngược khi ở hai hoàn cảnh khác nhau. Trước chiến tranh, những người dân nước thuộc địa bị đối xử vô cùng tàn nhẫn, những tên cai trị thậm chí không xem họ là người mà chỉ là những nô lệ, những công cụ biết nói phải làm việc và chịu đòn của chúng. Và khi chiến tranh xảy ra, họ lại phong chức tước vô danh cho họ và đem họ sang những vùng chiến tranh chỉ để làm bia đỡ đạn: “không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu”. Số phận của những người dân thuộc địa trước sau đều nằm trên tay của thực dân và họ đều chịu số phận vô cùng bi thảm. Đoạn này cho ta thấy số phận vô cùng bi thảm của nhân dân các nước thuộc địa, đồng thời là sự giả dối vô nhân đạo của thực dân Pháp.
Phần thứ hai mang tên “Chế độ lính tình nguyện” lại một lần nữa vạch trần bộ mặt thực dân gian trá, tàn nhẫn. “Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền”. Gọi là tình nguyện nhưng thực chất, đó là chế độ ép buộc bắt, lính: “Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: "đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra". Rõ ràng là chúng bắt ép nhân dân dưới cái danh “tình nguyện”, thậm chí chúng còn hùng hồn tuyên bố trao thưởng tuyên duyên cho những hành động “tình nguyện” ấy, thật là xảo trá, bịp bợm!
Những người dân thuộc địa đã phải chịu bỏ mạng trên mảnh đất châu Phi chỉ vì cuộc chiến tranh vô nghĩa mà vô tình họ bị kéo vào cuộc nhưng kết cục cuối cùng của họ sau khi chết còn đau đớn hơn vạn phần. Ở phần thứ ba “Kết quả của sự hy sinh” này, tác giả đã cho người đọc thấy số phận của những người thân những người đã hi sinh. Họ không những không được trợ cấp đáng có mà còn bị chà đạp, làm cho khổ sở. “Thuế máu” đã làm cho ta căm ghét sự xảo trá của thực dân Pháp biết nhường nào.
Chỉ một chương trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, người đọc cũng có thể nhận thấy rõ bộ mặt giả dối, bịp bợm, tàn ác của thực dân Pháp đồng thời cũng cho thấy tài năng xuất chứng của Người qua “áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo”.
- Chủ đề
- phân tích thuế máu thuế máu