Hướng dẫn làm bài văn chứng minh Thuế máu là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo lớp 8 hay nhất.
Vào những năm thế kỉ XX, nước ta chìm trong ách đô hộ của bọn Thực dân Pháp, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than và khổ sở. Khi chứng kiến những cảnh ấy, biết bao những người chiến sĩ cách mạng đã đứng lên với lí tưởng cao đẹp, tình yêu nước cao cả để đấu tranh, tì con đường giải phóng cho dân tộc khỏi tù túng và tối tăm. Trong đó có Nguyễn Ái Quốc- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. Trên chặng đường gian khổ ấy, Người không chỉ đấu tranh bằng vũ lực mà còn bằng lí trí và con tim, những áng văn sắc sảo của người chiến sĩ cách mạng đã lên án gay gắt những tội ác của bọn Thực dân Pháp. Đối với người văn chương trở thành thứ vũ khí đắc lực để chiến đấu và bảo vệ nhân dân. Chúng ta quá quen thuộc với những bài thơ, bài văn, và những bản chính luận sâu sắc nhưng không kém phần đanh thép, Trong số đó có Thuế Máu, bài chính luận ta được học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Dưới đây là bài làm hướng dẫn chứng minh Thuế Máu là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo thêm nhé.
BÀI LÀM 1 CHỨNG MINH THUẾ MÁU LÀ MỘT ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN MẪU MỰC VÀ ĐỘC ĐÁO LỚP 8 HAY NHẤT
Bản án chế độ Thực Dân Pháp khi ra đời đã tạo ra một tiếng vang lớn trong lòng xã hôi, nó lên án mạnh mẽ những hành động xấu xa của bọn Thực Dân cướp nước lúc bây giờ. Nhờ vào giọng văn đanh thép. Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo Thực dân Pháp với những tội ác tày trời. Trong đó có Thuế Máu, một chương trong Bản án chế độ Thực Dân Pháp và cũng là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo.
Trước hết, Thuế Máu là một áng văn chính luận mẫu mực bởi lẽ nó tuân thủ những lập luận cũng như các phương pháp luận cơ bản. Đầu tiên, khi đi vào áng văn , cách lập luận theo quan niệm thời gian rất chính xác và có cơ sở: trước chiến tranh, chiến tranh và sau chiến tranh. Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra nguyên nhân, lí do và chỉ ra vì sao Pháp xâm lược nước ta bằng phương pháp lập luận cơ bản này, Bên cạnh đó cách lạp luận theo quan hệ nhân quả cũng được người sử dụng để chỉ ra những nỗi khổ mà người dân phải chịu, số phận của họ khi phải nộp thứ Thuế mà tư trước đến nay được coi là dã man nhất trong lịch sử loài người. Khi xảy ra chiến tranh, họ bị bắt đi lính và cuối cùng đó là kết quả nhận được thật đau thương. Ở mỗi phần của chương cũng xuất hiện sự kết hợp của nhiều phương pháp luận như lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh. Ví dụ như ở phần một (chiến tranh và người bản xứ) , tác giả đã so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xứ ở thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh diễn ra. Ở phần hai (chế độ lính tự nguyện) tiếp tục những lập luận ấy kết hợp với những lập luận bằng phản chứng để đập tan sự bịp bợm của Pháp, Ở phần ba (kết quả của sự hy sinh) vẫn tiếp tục những cách lập luận ấy. Cuối cùng đã có tác dụng làm nổi bật thủ đoạn bịp bợm của bọn Thực Dân, làm hiện lên số phận thê thảm của người dân vô tội đồng thời bản chất trơ tráo của bọn cướp nước đã bị phơi bày ra ánh sáng
Thứ hai, Thuế máu là một áng văn chính luận vô cùng độc đáo, nó có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần rất rõ ràng và tách biệt, có sự liên kết chặt chẽ. Trước hết ở tiêu đề, nó như một luận điểm chìm, mang hàm ý ẩn. Tất cả những tư tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả chứa đựng trong đó. Thay vi phơi bày một cách trực tiếp tội ác của thực dân Pháp, tác giả lại sử dụng hai chữ "thuế máu" để làm nổi ý nghĩa của bài luận. Có lẽ, từ xưa, thuế là một thứ gì đó đã chóng cổ những người dân vô tội, đẩy họ đến bước đường cùng như Chị Dậu, Lão Hạc,.. nhưng ở đây là Thuế Máu, tức họ phải nộp lại sinh mạng, sự sống của mình cho lũ cướp nước. Cả áng văn mang một tinh thần tố cáo lũ Thực dân rất đanh thép và độc đáo. Với kết cấu ba phần đặc biệt, mỗi phần lại gắn với tên luận điểm chứa một nội dung khá cụ thể và chi tiết. Phần một (chiến tranh và người bản xứ) nói lên cách mà những người dân thuộc địa bị xô đẩy vào các cuộc chiến phi nghĩa lí như thế nào? Phần hai (chế độ lính tự nguyện) tác giả đặt ra câu hỏi có phải những người dân tự nguyện đi lính cho Pháp? Phần ba là kết quả của sự hy sinh, sau chiến tranh họ sống như nào và sẽ ra sao? Tất cả các luận điểm được xây dựng chặt chẽ luôn mang màu sắc khách quan và châm biếm đồng thời làm nổi bật phong cách chính luận độc đáo của Nguyễn Ái Quốc cộng thêm tính trào phúng và phóng sự đã tạo ra một áng văn độc nhất trong lịch sử.
Thuế Máu- một chương thôi cũng đủ cho ta có thể thưởng thức tài hoa và phong cách của Nguyễn Ái Quốc khi người dùng ngòi bút của mình để tố cáo những tên cướp nước man rợn. Và hơn thế, người đã biến Thuế Máu trở thành một áng văn chính luận mẫu mực và sâu sắc
BÀI LÀM 2 THUẾ MÁU - MỘT ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN MẪU MỰC VÀ ĐỘC ĐÁO
Hình thức hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trong những ngày bôn tẩu nước ngoài tìm con đường đúng đắn cho cách mạng dân tộc đó là đấu tranh bằng ngòi bút. Người viết rất nhiều những tác phẩm để vạch trần, tố cáo chế độ thực dân giả dối, tàn bạo đồng thời khích lệ, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh. Một trong số đó là “Thuế máu”. Cũng như hầu hết văn chương của Bác, không chỉ có nội dung chính trị, Thuế máu còn là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo.
Trước tiên, Thuế máu là một áng văn chính luận mẫu mực. Điều này thể hiện đầu tiên ở hệ thống luận điểm đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng và phương pháp lập luận lại rất đa dạng. Kết cấu văn bản gồm có ba phần: Phần I với nội dung “chiến tranh và người bản xứ”. Ở phần này, Bác lập luận các ý theo quan hệ thời gian đó là trước chiến tranh và khi chiến tranh bùng nổ. Kèm theo lập luận đó là những liên tưởng mang tính chất đối sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với "người bản xứ" ở trước và khi chiến tranh bùng nổ nhằm nổi bật sự giả dối bạo tàn của chế độ thực dân. Tiếp đó, những lập luận về nhân quả được đưa ra: cái "vinh dự đột ngột" mà thực dân Pháp dành cho người bản xứ và cái giá đắt mà họ phải trả.
Đến phần II mang tên: Chế độ lính tự nguyện. Người lập luận theo quan hệ liên tưởng tương phản: Người chỉ ra rằng thực chất của việc bắt lính hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ che đậy mĩ miều của thực dân Pháp để lừa bịp nhân dân thuộc địa cũng như thế giới. Đồng thời, Người đưa ra những phản chứng để vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.
Và tới phần III có tên: Kết quả của sự hi sinh. Người lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: Chiến tranh kết thúc, người dân thuộc địa lại trở lại là "giống người bần thỉu" như trước chiến tranh. Thêm vào đó còn là những phản chứng để chứng minh cho cách đối xử thậm tệ của thực dân Pháp đối với những người đã nộp xong thuế máu. Với bố cục ba phần rõ ràng cộng thêm cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, “Thuế máu” đúng là một áng văn chính luận mẫu mực.
“Thuế máu còn là một áng văn chính luận độc đáo. Độc đáo từ cách mà tác giả dùng từ ngữ, cùng những liên tưởng độc đáo trong cách lập luận của mình. Ví dụ như ở đoạn đầu, tác giả đã nói sự đối lập trong cách đối xử của thực dân Pháp với nhân dân các nước thuộc địa bằng những dẫn chứng độc đáo: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do" hay đoạn “Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.”; Chính cách lập luận bằng cách đưa những liên tưởng và cách nói độc đáo vào tác phẩm chính luận tạo cho “Thuế máu” có giá trị biểu cảm cao, tạo thành công cho tác phẩm.
Tài năng của Hồ Chủ Tịch là không thể phủ nhận, Thế máu quả là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo.
Vào những năm thế kỉ XX, nước ta chìm trong ách đô hộ của bọn Thực dân Pháp, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than và khổ sở. Khi chứng kiến những cảnh ấy, biết bao những người chiến sĩ cách mạng đã đứng lên với lí tưởng cao đẹp, tình yêu nước cao cả để đấu tranh, tì con đường giải phóng cho dân tộc khỏi tù túng và tối tăm. Trong đó có Nguyễn Ái Quốc- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. Trên chặng đường gian khổ ấy, Người không chỉ đấu tranh bằng vũ lực mà còn bằng lí trí và con tim, những áng văn sắc sảo của người chiến sĩ cách mạng đã lên án gay gắt những tội ác của bọn Thực dân Pháp. Đối với người văn chương trở thành thứ vũ khí đắc lực để chiến đấu và bảo vệ nhân dân. Chúng ta quá quen thuộc với những bài thơ, bài văn, và những bản chính luận sâu sắc nhưng không kém phần đanh thép, Trong số đó có Thuế Máu, bài chính luận ta được học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Dưới đây là bài làm hướng dẫn chứng minh Thuế Máu là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo thêm nhé.
BÀI LÀM 1 CHỨNG MINH THUẾ MÁU LÀ MỘT ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN MẪU MỰC VÀ ĐỘC ĐÁO LỚP 8 HAY NHẤT
Bản án chế độ Thực Dân Pháp khi ra đời đã tạo ra một tiếng vang lớn trong lòng xã hôi, nó lên án mạnh mẽ những hành động xấu xa của bọn Thực Dân cướp nước lúc bây giờ. Nhờ vào giọng văn đanh thép. Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo Thực dân Pháp với những tội ác tày trời. Trong đó có Thuế Máu, một chương trong Bản án chế độ Thực Dân Pháp và cũng là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo.
Trước hết, Thuế Máu là một áng văn chính luận mẫu mực bởi lẽ nó tuân thủ những lập luận cũng như các phương pháp luận cơ bản. Đầu tiên, khi đi vào áng văn , cách lập luận theo quan niệm thời gian rất chính xác và có cơ sở: trước chiến tranh, chiến tranh và sau chiến tranh. Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra nguyên nhân, lí do và chỉ ra vì sao Pháp xâm lược nước ta bằng phương pháp lập luận cơ bản này, Bên cạnh đó cách lạp luận theo quan hệ nhân quả cũng được người sử dụng để chỉ ra những nỗi khổ mà người dân phải chịu, số phận của họ khi phải nộp thứ Thuế mà tư trước đến nay được coi là dã man nhất trong lịch sử loài người. Khi xảy ra chiến tranh, họ bị bắt đi lính và cuối cùng đó là kết quả nhận được thật đau thương. Ở mỗi phần của chương cũng xuất hiện sự kết hợp của nhiều phương pháp luận như lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh. Ví dụ như ở phần một (chiến tranh và người bản xứ) , tác giả đã so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xứ ở thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh diễn ra. Ở phần hai (chế độ lính tự nguyện) tiếp tục những lập luận ấy kết hợp với những lập luận bằng phản chứng để đập tan sự bịp bợm của Pháp, Ở phần ba (kết quả của sự hy sinh) vẫn tiếp tục những cách lập luận ấy. Cuối cùng đã có tác dụng làm nổi bật thủ đoạn bịp bợm của bọn Thực Dân, làm hiện lên số phận thê thảm của người dân vô tội đồng thời bản chất trơ tráo của bọn cướp nước đã bị phơi bày ra ánh sáng
Thứ hai, Thuế máu là một áng văn chính luận vô cùng độc đáo, nó có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần rất rõ ràng và tách biệt, có sự liên kết chặt chẽ. Trước hết ở tiêu đề, nó như một luận điểm chìm, mang hàm ý ẩn. Tất cả những tư tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả chứa đựng trong đó. Thay vi phơi bày một cách trực tiếp tội ác của thực dân Pháp, tác giả lại sử dụng hai chữ "thuế máu" để làm nổi ý nghĩa của bài luận. Có lẽ, từ xưa, thuế là một thứ gì đó đã chóng cổ những người dân vô tội, đẩy họ đến bước đường cùng như Chị Dậu, Lão Hạc,.. nhưng ở đây là Thuế Máu, tức họ phải nộp lại sinh mạng, sự sống của mình cho lũ cướp nước. Cả áng văn mang một tinh thần tố cáo lũ Thực dân rất đanh thép và độc đáo. Với kết cấu ba phần đặc biệt, mỗi phần lại gắn với tên luận điểm chứa một nội dung khá cụ thể và chi tiết. Phần một (chiến tranh và người bản xứ) nói lên cách mà những người dân thuộc địa bị xô đẩy vào các cuộc chiến phi nghĩa lí như thế nào? Phần hai (chế độ lính tự nguyện) tác giả đặt ra câu hỏi có phải những người dân tự nguyện đi lính cho Pháp? Phần ba là kết quả của sự hy sinh, sau chiến tranh họ sống như nào và sẽ ra sao? Tất cả các luận điểm được xây dựng chặt chẽ luôn mang màu sắc khách quan và châm biếm đồng thời làm nổi bật phong cách chính luận độc đáo của Nguyễn Ái Quốc cộng thêm tính trào phúng và phóng sự đã tạo ra một áng văn độc nhất trong lịch sử.
Thuế Máu- một chương thôi cũng đủ cho ta có thể thưởng thức tài hoa và phong cách của Nguyễn Ái Quốc khi người dùng ngòi bút của mình để tố cáo những tên cướp nước man rợn. Và hơn thế, người đã biến Thuế Máu trở thành một áng văn chính luận mẫu mực và sâu sắc
BÀI LÀM 2 THUẾ MÁU - MỘT ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN MẪU MỰC VÀ ĐỘC ĐÁO
Hình thức hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trong những ngày bôn tẩu nước ngoài tìm con đường đúng đắn cho cách mạng dân tộc đó là đấu tranh bằng ngòi bút. Người viết rất nhiều những tác phẩm để vạch trần, tố cáo chế độ thực dân giả dối, tàn bạo đồng thời khích lệ, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh. Một trong số đó là “Thuế máu”. Cũng như hầu hết văn chương của Bác, không chỉ có nội dung chính trị, Thuế máu còn là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo.
Trước tiên, Thuế máu là một áng văn chính luận mẫu mực. Điều này thể hiện đầu tiên ở hệ thống luận điểm đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng và phương pháp lập luận lại rất đa dạng. Kết cấu văn bản gồm có ba phần: Phần I với nội dung “chiến tranh và người bản xứ”. Ở phần này, Bác lập luận các ý theo quan hệ thời gian đó là trước chiến tranh và khi chiến tranh bùng nổ. Kèm theo lập luận đó là những liên tưởng mang tính chất đối sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với "người bản xứ" ở trước và khi chiến tranh bùng nổ nhằm nổi bật sự giả dối bạo tàn của chế độ thực dân. Tiếp đó, những lập luận về nhân quả được đưa ra: cái "vinh dự đột ngột" mà thực dân Pháp dành cho người bản xứ và cái giá đắt mà họ phải trả.
Đến phần II mang tên: Chế độ lính tự nguyện. Người lập luận theo quan hệ liên tưởng tương phản: Người chỉ ra rằng thực chất của việc bắt lính hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ che đậy mĩ miều của thực dân Pháp để lừa bịp nhân dân thuộc địa cũng như thế giới. Đồng thời, Người đưa ra những phản chứng để vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp.
Và tới phần III có tên: Kết quả của sự hi sinh. Người lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: Chiến tranh kết thúc, người dân thuộc địa lại trở lại là "giống người bần thỉu" như trước chiến tranh. Thêm vào đó còn là những phản chứng để chứng minh cho cách đối xử thậm tệ của thực dân Pháp đối với những người đã nộp xong thuế máu. Với bố cục ba phần rõ ràng cộng thêm cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, “Thuế máu” đúng là một áng văn chính luận mẫu mực.
“Thuế máu còn là một áng văn chính luận độc đáo. Độc đáo từ cách mà tác giả dùng từ ngữ, cùng những liên tưởng độc đáo trong cách lập luận của mình. Ví dụ như ở đoạn đầu, tác giả đã nói sự đối lập trong cách đối xử của thực dân Pháp với nhân dân các nước thuộc địa bằng những dẫn chứng độc đáo: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do" hay đoạn “Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.”; Chính cách lập luận bằng cách đưa những liên tưởng và cách nói độc đáo vào tác phẩm chính luận tạo cho “Thuế máu” có giá trị biểu cảm cao, tạo thành công cho tác phẩm.
Tài năng của Hồ Chủ Tịch là không thể phủ nhận, Thế máu quả là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo.
- Chủ đề
- thuế máu