Những tháng năm kháng chiến đã qua đi nhưng những vần thơ của một thời đỏ lửa vẫn còn cháy mãi trong tâm can mỗi người. “Tây Tiến” – bản anh hùng ca của thời kì kháng chiến chống Pháp đã thắp sáng thêm cho dòng chảy vĩnh hằng của thơ ca cách mạng. Bài viết dưới đây là cảm nhận về ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ – một trong những đặc sắc mà ngòi bút Quang Dũng đã tạo thành.
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng rất nhiều câu từ tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên, về con người
Thơ ngân lên từ điệu hồn cảm xúc. Nhưng để thơ có thể cất cánh và đậu khẽ vào lòng bạn đọc, đòi hỏi người nghệ sĩ phải dụng công trong việc sáng tạo ra “một miligam quặng chữ”. Ngôn ngữ thơ không phải lời ăn tiếng nói hằng ngày, càng không phải thứ ngôn ngữ khô khan, thiếu sức sống. Nó vừa phải có hình, có tiếng, vừa phải có xúc cảm và sự tinh tế để vừa vặn trong tâm trạng nhân vật trữ tình. Cho nên với mỗi áng thơ, ngôn ngữ là một vẻ đẹp, là nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải vất vả, phải tâm huyết để làm ra những vần thơ hay. Thấu hiểu điều đó, Quang Dũng – một nhà thơ chiến sĩ trẻ tuổi đã dùng ngòi bút của mình viết nên những dòng thơ độc đáo, với cách sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh tinh tế để tạo nên bức tranh muôn màu trong thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là sự kết tinh của tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Bài viết sau đây là sự cảm nhận về những vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca trong “Tây Tiến”, để khẳng định và ngợi ca những giá trị đẹp đẽ mà bài thơ đã để lại cho đời sau.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ THƠ CA TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Trong “Nghĩ về nghề viết”, Chế Lan Viên nói:
Có người từng ví hình thức của một tác phẩm như sắc đẹp của người con gái, không phải là yếu tố quyết định nhưng là yếu tố đầu tiên gây thiện cảm, gợi chú ý, làm quen để làm thân, gợi mối trăm năm bền chặt. Hình thức thơ, điển hình là ngôn ngữ thơ có tính thẩm mĩ thể hiện tài năng của tác giả, là yếu tố tạo nên phong cách. Cho nên với bài thơ “Tây Tiến”, ngôn ngữ thơ ấn tượng đã làm nên sức hút cho bài thơ, khiến người đọc muốn trông nhìn và thưởng thức, đồng thời làm nổi bật tài năng của nhà thơ chiến sĩ. Có lẽ nét nổi bật nhất trong nghệ thuật ngôn từ ở đây là cách sử dụng từ láy – một thủ pháp nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
Nỗi nhớ đó mang người chiến sĩ kí ức về một thời hành quân gian khổ:
Ngôn ngữ thơ Quang Dũng không chỉ giàu chất tạo hình, không chỉ gợi cảm mà còn là sự sáng tạo độc đáo của riêng nhà văn. Đó là khi ta phát hiện trong bài thơ có sử dụng những cụm từ rất mới lạ: “súng ngửi trời” – một góc nhìn rất lính, rất lạc quan của họ mà ta đã từng bắt gặp trong thơ Hồng Nguyên: “Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau”. Bằng cảm nhận rất thơ của một người trẻ, người lính thấy đầu mũi súng như chạm đến trời cao, họ như đang được đứng trên đỉnh đầu tổ quốc để bảo vệ và canh giữ đất trời. Ngay khi nói đến sự hi sinh, Quang Dũng cũng sử dụng những cụm từ rất mới lạ: “không mọc tóc”, “bỏ quên đời”, “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Nét đẹp trong tâm hồn người lính trẻ không chỉ có vẻ hào hoa phong tình của những cậu thanh niên mới lớn, đó còn là phong thái và cốt cách của một anh bộ đội cụ Hồ không màng gian khó, không ngại hi sinh để xông pha ra chiến trường. Cho nên dẫu có phải hứng chịu những trận sốt rét rừng đến vàng da rụng tóc, phải đắp cho mình một manh chiếu để đi về với đất, họ vẫn ngang tàng và ngạo nghễ trước sự hi sinh. Cách nói độc đáo biến họ trở thành những dũng sĩ, anh hùng trong thời chiến, sánh ngang với Đăm Săn, Xinh Nhã trong sử thi cổ đại, để họ viết nên một áng thiên hùng ca anh hùng.
Để tạo vẻ trang trọng cho sự hi sinh của những người con bước ra từ trận chiến, nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi sử dụng một loạt các từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào”:
Như vậy, người ta thường nói thành công của thơ ca phụ thuộc phần nhiều vào khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Với cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo và rất đặc sắc, nhà thơ Quang Dũng đã thổi hồn vào từng câu chữ, biến bài thơ thành nghệ thuật ngôn từ. Đằng sau những lời thơ đó là tài năng nghệ thuật của nhà thơ cũng như sự dụng công trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Xét cho cùng, thơ hay phải là thơ giàu tình cảm, nhưng để biểu đạt tình cảm thì cần đến ngôn ngữ thơ đặc sắc. Quang Dũng đã làm tròn trách nhiệm của thơ ca, biến bài thơ trở thành một khúc tráng ca về binh đoàn Tây Tiến.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng những âm vang của thời đại vẫn hiện lên trong những lời thơ đặc sắc. Bằng nghệ thuật ngôn từ độc đáo, thi sĩ Quang Dũng đã in dấu ấn vào thời gian, vào lòng người một áng thơ bất hủ, làm nên thiên anh hùng ca của một thời đại anh hùng.
-Minh Anh-
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Giả Đảo thời Đường đã từng chiêm nghiệm:
Người ta thường nói: Thơ ca bắt rễ nơi lòng người nhưng nở hoa nơi từ ngữ. “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki) để người đọc có thể tiếp cận và sống cùng với tác phẩm. Bởi thế, việc sáng tạo ngôn từ để làm nên một tác phẩm hay, chưa bao giờ là chuyện đơn giản cả. “Nhà thơ là người phu chữ” (Lê Đạt) để cần cù học tập ngôn ngữ của “người trồng dâu, trồng khoai”, để cần cù gạn lọc, “chế tạo và sáng tạo” ra ngôn ngữ của mình. Những chữ ấy là đẹp cho tác phẩm, hấp dẫn người đọc và là cách để nhà thơ khẳng định tài năng của mình. Vẻ đẹp ngôn ngữ của “Tây Tiến” đã làm được những điều ấy.
Đối với Quang Dũng, Tây Tiến vừa là một miền nhớ, vừa là một miền thương. Ra đời khi tác giả đã trở về làng Phù Lưu Chanh, “Tây Tiến” là câu từ của nỗi nhớ, là kỉ niệm cùng anh em chiến sĩ nơi núi rừng miền Tây, chất chứa bao tình cảm của tác giả với những tháng ngày dài cùng nhau chiến đấu. Cho nên bài thơ viết năm 1947 chính là sản phẩm của nỗi nhớ, thấm đẫm cảm xúc của nhà thơ chiến sĩ, là lời ca ngợi vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa của người lính, cái chất lãng mạn của những thanh niên trai trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường đã anh dung xung phong đi chiến đấu. Đối với hình tượng trữ tính ấy, ngôn ngữ bài thơ cũng mang hào hùng, độc đáo và nét hào hoa, cổ điển riêng.
“Tây Tiến” là bài thơ nằm trong văn học thời kì kháng chiến – của những “vần thơ lửa chảy” nên ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của sự hào hùng, thanh âm của sự hùng tráng và mang đậm cảm hứng sử thi. Nhưng, ngay cả trong nét sử thi ấy cũng là sự hào hùng, hùng tráng rất độc đáo. Hãy lắng nghe khúc tráng ca đầy dũng mãnh của thiên nhiên núi rừng Tây Tiến:
Đứng trước ngàn gian khó, gian nan, những câu thơ vẫn rắn rỏi và tếu táo, đậm chất lính:
Đặc biệt là giọng thơ trầm hùng, bi mà không lụy để tạo nên cái bi tráng:
Cùng với vẻ đẹp trầm hùng, tráng ca. “Tây Tiên” còn nổi bật với những câu thơ nhất mực tài hoa, với vẻ đẹp lãng mạn, cổ điện. Hồn thơ Quang Dũng sống trong không khí hiện đại nhưng vẫn được tiếp nhận những phong vị cổ điển. Câu thơ của tác giả mang những phong vị tài hoa rất riêng.
Nếu nói: “Phần chìm dưới câu chữ thường lại là chỗ cất cao, là ánh kim sa của những sáng tạo nghệ thuật” (Nguyễn Thanh Hùng) thì chính là cần đoạn thơ của Quang Dũng để minh chứng:
Nhưng nét độc đáo nhất, đặc biệt nhất của Tây Tiến chính là nét hào hùng và hào hoa, cái chất đời rất lính và phong vị lãng mạn cổ điển không bao giờ tách bạch mà hòa vào nhau trong những câu thơ, đoạn thơ để làm nên một bài thơ tuyệt bút. Đọc thơ Quang Dũng mà như thưởng tranh, thưởng nhạc vậy:
Hay hai câu thơ về hình ảnh người lính:
Hiệu quả càng được nâng lên khi nhà thơ con thể “Cổ phong trường thiên” (một thể loại hành) để những tình cảm, cảm xúc không bị bó buộc mà có thể trải dài theo đầu ngọn bút, trong những con chữ. Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc nhưng khi được ứng hiện vào nhau trong sự sắp xếp của Quang Dũng lại đem đến hiệu quả không ngờ. Nếu nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” thì “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu. Với sự tài hoa trong cách sử dụng và sáng tạo từ ngữ, Quang Dũng khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”, như thưởng tranh trong chữ. Bút pháp hiện thực đi liền với lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng cho những câu thơ. Đó chính là phong vị rất riêng của thơ Quang Dũng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà mới lạ đến đáng ngạc nhiên! Nhưng tài năng sẽ chẳng để làm gì nếu không dụng “chân tâm” để viết. Quang Dũng đã có cả được điều đó. “Tây Tiến” tràn đầy nỗi nhớ, hay nói đúng hơn chính là nỗi nhớ. Đó cũng có thể coi là lời nguyện ước của một thế hệ thanh niên sẵn sàng hiến dâng cả tuổi xanh của mình cho đất nước thân yêu.
Bằng những câu thơ ấy, Quang Dũng đã góp vào dòng chảy văn học những hình tượng cũng như ngôn ngữ tuyệt đẹp. Nhà văn tồn tại trên đời chẳng phải để “làm rõ mình” để rồi lại “xóa mình”, bất tử trong tâm hồn bạn học mọi thế hệ như thế sao...
-Bỉ Ngạn-
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng rất nhiều câu từ tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên, về con người
Thơ ngân lên từ điệu hồn cảm xúc. Nhưng để thơ có thể cất cánh và đậu khẽ vào lòng bạn đọc, đòi hỏi người nghệ sĩ phải dụng công trong việc sáng tạo ra “một miligam quặng chữ”. Ngôn ngữ thơ không phải lời ăn tiếng nói hằng ngày, càng không phải thứ ngôn ngữ khô khan, thiếu sức sống. Nó vừa phải có hình, có tiếng, vừa phải có xúc cảm và sự tinh tế để vừa vặn trong tâm trạng nhân vật trữ tình. Cho nên với mỗi áng thơ, ngôn ngữ là một vẻ đẹp, là nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải vất vả, phải tâm huyết để làm ra những vần thơ hay. Thấu hiểu điều đó, Quang Dũng – một nhà thơ chiến sĩ trẻ tuổi đã dùng ngòi bút của mình viết nên những dòng thơ độc đáo, với cách sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh tinh tế để tạo nên bức tranh muôn màu trong thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là sự kết tinh của tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Bài viết sau đây là sự cảm nhận về những vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca trong “Tây Tiến”, để khẳng định và ngợi ca những giá trị đẹp đẽ mà bài thơ đã để lại cho đời sau.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ THƠ CA TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Trong “Nghĩ về nghề viết”, Chế Lan Viên nói:
- “Hình thức cũng là vũ khí
- Sắp đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”
Có người từng ví hình thức của một tác phẩm như sắc đẹp của người con gái, không phải là yếu tố quyết định nhưng là yếu tố đầu tiên gây thiện cảm, gợi chú ý, làm quen để làm thân, gợi mối trăm năm bền chặt. Hình thức thơ, điển hình là ngôn ngữ thơ có tính thẩm mĩ thể hiện tài năng của tác giả, là yếu tố tạo nên phong cách. Cho nên với bài thơ “Tây Tiến”, ngôn ngữ thơ ấn tượng đã làm nên sức hút cho bài thơ, khiến người đọc muốn trông nhìn và thưởng thức, đồng thời làm nổi bật tài năng của nhà thơ chiến sĩ. Có lẽ nét nổi bật nhất trong nghệ thuật ngôn từ ở đây là cách sử dụng từ láy – một thủ pháp nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
- “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
- Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
- Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
- (Tương tư chiều)
Nỗi nhớ đó mang người chiến sĩ kí ức về một thời hành quân gian khổ:
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Ngôn ngữ thơ Quang Dũng không chỉ giàu chất tạo hình, không chỉ gợi cảm mà còn là sự sáng tạo độc đáo của riêng nhà văn. Đó là khi ta phát hiện trong bài thơ có sử dụng những cụm từ rất mới lạ: “súng ngửi trời” – một góc nhìn rất lính, rất lạc quan của họ mà ta đã từng bắt gặp trong thơ Hồng Nguyên: “Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau”. Bằng cảm nhận rất thơ của một người trẻ, người lính thấy đầu mũi súng như chạm đến trời cao, họ như đang được đứng trên đỉnh đầu tổ quốc để bảo vệ và canh giữ đất trời. Ngay khi nói đến sự hi sinh, Quang Dũng cũng sử dụng những cụm từ rất mới lạ: “không mọc tóc”, “bỏ quên đời”, “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Nét đẹp trong tâm hồn người lính trẻ không chỉ có vẻ hào hoa phong tình của những cậu thanh niên mới lớn, đó còn là phong thái và cốt cách của một anh bộ đội cụ Hồ không màng gian khó, không ngại hi sinh để xông pha ra chiến trường. Cho nên dẫu có phải hứng chịu những trận sốt rét rừng đến vàng da rụng tóc, phải đắp cho mình một manh chiếu để đi về với đất, họ vẫn ngang tàng và ngạo nghễ trước sự hi sinh. Cách nói độc đáo biến họ trở thành những dũng sĩ, anh hùng trong thời chiến, sánh ngang với Đăm Săn, Xinh Nhã trong sử thi cổ đại, để họ viết nên một áng thiên hùng ca anh hùng.
Để tạo vẻ trang trọng cho sự hi sinh của những người con bước ra từ trận chiến, nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi sử dụng một loạt các từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào”:
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Như vậy, người ta thường nói thành công của thơ ca phụ thuộc phần nhiều vào khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Với cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo và rất đặc sắc, nhà thơ Quang Dũng đã thổi hồn vào từng câu chữ, biến bài thơ thành nghệ thuật ngôn từ. Đằng sau những lời thơ đó là tài năng nghệ thuật của nhà thơ cũng như sự dụng công trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Xét cho cùng, thơ hay phải là thơ giàu tình cảm, nhưng để biểu đạt tình cảm thì cần đến ngôn ngữ thơ đặc sắc. Quang Dũng đã làm tròn trách nhiệm của thơ ca, biến bài thơ trở thành một khúc tráng ca về binh đoàn Tây Tiến.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng những âm vang của thời đại vẫn hiện lên trong những lời thơ đặc sắc. Bằng nghệ thuật ngôn từ độc đáo, thi sĩ Quang Dũng đã in dấu ấn vào thời gian, vào lòng người một áng thơ bất hủ, làm nên thiên anh hùng ca của một thời đại anh hùng.
-Minh Anh-
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Giả Đảo thời Đường đã từng chiêm nghiệm:
- “Nhị cú tam niên đắc
- Nhất ngâm song lệ lưu”
- (Hai câu làm mất ba năm
- Một ngâm, lã chã hai hàng lệ rơi)
Người ta thường nói: Thơ ca bắt rễ nơi lòng người nhưng nở hoa nơi từ ngữ. “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki) để người đọc có thể tiếp cận và sống cùng với tác phẩm. Bởi thế, việc sáng tạo ngôn từ để làm nên một tác phẩm hay, chưa bao giờ là chuyện đơn giản cả. “Nhà thơ là người phu chữ” (Lê Đạt) để cần cù học tập ngôn ngữ của “người trồng dâu, trồng khoai”, để cần cù gạn lọc, “chế tạo và sáng tạo” ra ngôn ngữ của mình. Những chữ ấy là đẹp cho tác phẩm, hấp dẫn người đọc và là cách để nhà thơ khẳng định tài năng của mình. Vẻ đẹp ngôn ngữ của “Tây Tiến” đã làm được những điều ấy.
Đối với Quang Dũng, Tây Tiến vừa là một miền nhớ, vừa là một miền thương. Ra đời khi tác giả đã trở về làng Phù Lưu Chanh, “Tây Tiến” là câu từ của nỗi nhớ, là kỉ niệm cùng anh em chiến sĩ nơi núi rừng miền Tây, chất chứa bao tình cảm của tác giả với những tháng ngày dài cùng nhau chiến đấu. Cho nên bài thơ viết năm 1947 chính là sản phẩm của nỗi nhớ, thấm đẫm cảm xúc của nhà thơ chiến sĩ, là lời ca ngợi vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa của người lính, cái chất lãng mạn của những thanh niên trai trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường đã anh dung xung phong đi chiến đấu. Đối với hình tượng trữ tính ấy, ngôn ngữ bài thơ cũng mang hào hùng, độc đáo và nét hào hoa, cổ điển riêng.
“Tây Tiến” là bài thơ nằm trong văn học thời kì kháng chiến – của những “vần thơ lửa chảy” nên ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của sự hào hùng, thanh âm của sự hùng tráng và mang đậm cảm hứng sử thi. Nhưng, ngay cả trong nét sử thi ấy cũng là sự hào hùng, hùng tráng rất độc đáo. Hãy lắng nghe khúc tráng ca đầy dũng mãnh của thiên nhiên núi rừng Tây Tiến:
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
- Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Đứng trước ngàn gian khó, gian nan, những câu thơ vẫn rắn rỏi và tếu táo, đậm chất lính:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
- Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới…”
Đặc biệt là giọng thơ trầm hùng, bi mà không lụy để tạo nên cái bi tráng:
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Áo bào thay chiếu anh về đất
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cùng với vẻ đẹp trầm hùng, tráng ca. “Tây Tiên” còn nổi bật với những câu thơ nhất mực tài hoa, với vẻ đẹp lãng mạn, cổ điện. Hồn thơ Quang Dũng sống trong không khí hiện đại nhưng vẫn được tiếp nhận những phong vị cổ điển. Câu thơ của tác giả mang những phong vị tài hoa rất riêng.
- Hãy lắng nghe những câu thơ:
- “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Nếu nói: “Phần chìm dưới câu chữ thường lại là chỗ cất cao, là ánh kim sa của những sáng tạo nghệ thuật” (Nguyễn Thanh Hùng) thì chính là cần đoạn thơ của Quang Dũng để minh chứng:
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
- Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Có thấy dáng người trên độc mộc
- Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Nhưng nét độc đáo nhất, đặc biệt nhất của Tây Tiến chính là nét hào hùng và hào hoa, cái chất đời rất lính và phong vị lãng mạn cổ điển không bao giờ tách bạch mà hòa vào nhau trong những câu thơ, đoạn thơ để làm nên một bài thơ tuyệt bút. Đọc thơ Quang Dũng mà như thưởng tranh, thưởng nhạc vậy:
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
- Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Hay hai câu thơ về hình ảnh người lính:
- “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Hiệu quả càng được nâng lên khi nhà thơ con thể “Cổ phong trường thiên” (một thể loại hành) để những tình cảm, cảm xúc không bị bó buộc mà có thể trải dài theo đầu ngọn bút, trong những con chữ. Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc nhưng khi được ứng hiện vào nhau trong sự sắp xếp của Quang Dũng lại đem đến hiệu quả không ngờ. Nếu nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” thì “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu. Với sự tài hoa trong cách sử dụng và sáng tạo từ ngữ, Quang Dũng khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”, như thưởng tranh trong chữ. Bút pháp hiện thực đi liền với lãng mạn đã làm nên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng cho những câu thơ. Đó chính là phong vị rất riêng của thơ Quang Dũng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà mới lạ đến đáng ngạc nhiên! Nhưng tài năng sẽ chẳng để làm gì nếu không dụng “chân tâm” để viết. Quang Dũng đã có cả được điều đó. “Tây Tiến” tràn đầy nỗi nhớ, hay nói đúng hơn chính là nỗi nhớ. Đó cũng có thể coi là lời nguyện ước của một thế hệ thanh niên sẵn sàng hiến dâng cả tuổi xanh của mình cho đất nước thân yêu.
Bằng những câu thơ ấy, Quang Dũng đã góp vào dòng chảy văn học những hình tượng cũng như ngôn ngữ tuyệt đẹp. Nhà văn tồn tại trên đời chẳng phải để “làm rõ mình” để rồi lại “xóa mình”, bất tử trong tâm hồn bạn học mọi thế hệ như thế sao...
-Bỉ Ngạn-
- Chủ đề
- quang dung tây tiến vẻ đẹp thơ ca