Viễn cảnh diệt vong của Trái Đất




Theo các chuyên gia, sự sống trên Trái đất nhiều khả năng sẽ chỉ biến mất sau hàng tỉ năm nữa. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các thăng trầm của vật lý học thiên thể, sự diệt vong cũng có thể xảy ra nay mai hoặc vào bất kỳ thời điểm nào khác trong tương lai..


1. Lớp vỏ từ trường biến mất:

omagneticfieldsfacebook_1444441357_1444441445_490x294_WKNP.jpg.ashx


Nếu phần lõi nguội đi, chúng ta sẽ mất quyển từ cũng như lá chắn bảo vệ trước các cơn gió mặt trời, yếu tố sẽ dần dần làm nổ tung bầu khí quyển của Trái đất vào không gian. Sao Hỏa, nơi từng dồi dào nước và có một bầu khí quyển dày, đã hứng chịu số phận tương tự như trên cách đây hàng tỉ năm, dẫn đến thế giới dường như không có sự sống như chúng ta biết ngày hôm nay

2. Va chạm với thiên thạch:

mot-vu-va-cham-thien-thach-cuc-manh-ma-khong-ai-hay-biet.jpg


Các khối đá từ không gian có thể tiềm tàng khả năng hủy diệt (một thiên thạch lớn từng xóa sổ loài khủng long trên Trái đất), mặc dù việc phá hủy toàn bộ hành tinh đòi hỏi sự công phá của rất nhiều thiên thạch. Song, khả năng đó vẫn có thể xảy ra. Trái đất từng bị các thiên thạch oanh tạc dữ dội suốt hàng trăm triệu năm sau khi hình thành.

3. Tia gamma:

No_tia_gamma.jpg


Các vụ nổ tia gamma (GRB) là một trong những hiện tượng mạnh nhất trong vũ trụ. Hầu hết chúng là kết quả của các ngôi sao khổng lồ sụp đổ khi chúng chết. Một vụ nổ ngắn có thể phát tỏa nhiều năng lượng hơn mặt trời của chúng ta. Mức năng lượng đó tiềm tàng khả năng triệt tiêu tầng ozone, khiến Trái đất ngập chìm trong các tia cực tím nguy hiểm và kích hoạt sự mát đi nhanh chóng khắp toàn cầu.

4. Hố đen:

ket-cuc-dang-so-cua-con-nguoi-neu-roi-vao-ho-den.jpg


Giới khoa học cho rằng, các hố đen bị đá văng khỏi thiên hà của chúng có thể đang lang thang khắp vũ trụ. Và chúng ta không thể loại trừ khả năng, một hố đen nào đó có thể di chuyển xuyên qua hệ Mặt trời. Nếu ánh sáng không thể thoát ra được, Trái đất chắc chắn cũng sẽ không thể làm được việc đó. Có 2 quan điểm về những gì có thể xảy ra sau điểm không thể vãn hồi, trong trường hợp có một hố đen lang thang đủ lớn. (Một lỗ đen nhỏ hơn có thể chỉ kéo dãn và xé toạc Trái đất bằng các lực hút của nó). Bên ngoài đường chân trời sự kiện, các nguyên tử có thể bị kéo giãn cho đến khi chúng bị xé toạc hoàn toàn. Các nhà vật lý khác lại giả thiết rằng, chúng ta sẽ chạy thẳng tới cuối vũ trụ hoặc kết thúc ở một vũ trụ hoàn toàn khác

5. Mặt Trời nguội dần và nở rộng:

3540528_bao-mat-troi_tinhte_01.jpg


Hiện tại, Mặt trời đã trải qua một nửa tuổi thọ dự kiến của mình, không ngừng biến đổi hyđro thành heli thông qua phản ứng nhiệt hạch. Mặc dù vậy, quá trình trên sẽ không kéo dài mãi mãi. Sau hàng tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ chỉ còn một lượng nhỏ hyđro và bắt đầu nung chảy heli. Đây là một phản ứng mạnh mẽ hơn và sẽ đẩy các lớp của Mặt trời hướng ra ngoài cũng như có thể bắt đầu hút Trái đất về phía Mặt trời. Chúng ta sẽ bị thiêu rụi và sau đó bị bay hơi. Điều đó hoặc sự giãn nở của Mặt trời sẽ đẩy Trái đất ra khỏi quỹ đạo. Trái đất sẽ chết trong tình trạng bị đóng băng, như một hành tinh lang thang, không ràng buộc với bất kỳ ngôi sao nào và trôi nổi qua khoảng trống trong vũ trụ.


6. Va chạm với hành tinh lạ:

hqdefault.jpg


Một trong số những hành tinh lang thang có thể lọt vào hệ Mặt Trời, làm thay đổi quỹ đạo Trái Đất, thậm chí đẩy chúng ta ra khỏi hệ Mặt Trời. Chúng thậm chí có thể hủy diệt Trái Đất chỉ sau một cú va chạm. Điều này đã từng xảy ra cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, khi một hành tinh nhỏ va chạm với hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời, tạo thành Trái Đất và Mặt Trăng ngày nay.
 
Top