Viết bài văn với chủ đề: “Vợ nhặt” - Bài ca về sự sống lớp 12 hay

Nguyên Hồng từng chia sẻ: “Kim Lân là người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống ở nông thôn”. Sự giản dị, thuần hậu mà rất mực tài hoa đã giúp ông viết nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn của vùng Kinh Bắc quê hương ông. “Vợ nhặt” là một truyện ngắn nổi bật của nhà văn. Để bài viết của mình đầy đủ và ấn tượng hơn, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu chi tiết phân tích “Vợ nhặt” – Bài ca về sự sống dưới đây.

Lịch sử Việt Nam là một chặng đường dài mang nhiều dốc mốc vàng son đáng nhớ. Văn học nghệ thuật luôn song hành với chặng đường dài ấy với những thay đổi, với những dấu ấn riêng ở mỗi chặng đường. Sức sống con người luôn là một chủ đề được nhiều nghệ sĩ chắp bút sáng tạo, qua đó gửi gắm những câu chuyện, bài học riêng. Việt Nam thời cả dân tộc đoàn kết chống giặc ngoại xâm, sức sống mạnh mẽ của con người đã được thể hiện rõ. Thế hệ anh hùng đi trước ngã xuống thì có thế hệ trẻ đứng lên cầm giáo mác, cầm gươm đao rồi cầm súng chiến đấu anh dũng quyết dành lại tự do, bảo vệ sự sống cho dân tộc mình. Bão lũ, hạn hán, thiên tai…sức mạnh thiên nhiên đâu thể ngăn cản sức mạnh ý chỉ, sức sống dồi dào của con người Việt Nam bao thế hệ. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những truyền thuyết, sự tích,…bao đời ông bà, cha mẹ kể cho cháu con. Văn học hiện đại cũng viết nhiều về sự sống con người, mỗi nhà văn, nhà thơ lại có những cách cảm, cách thể hiện riêng. “Vợ nhặt” của Kim Lâm cũng là một trong số đó. Dưới đây là bài văn mẫu chi tiết phân tích “Vợ nhặt” – bài ca về sự sống các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

vo-nhat-bai-ca-ve-su-song.jpg

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH VIẾT BÀI VĂN VỚI CHỦ ĐỀ: “VỢ NHẶT” – BÀI CA VỀ SỰ SỐNG
Không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ hay khát vọng; văn học còn thể hiện nhận thức, phản ánh chân thực, sâu sắc sự sống con người để qua đó gửi gắm những bài học sâu sắc. Nhà văn Kim Lân đã tái hiện ấn tượng bức tranh ngày đói ở xóm ngụ cư nghèo, để qua đó thể hiện sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của con người trong đói khát. Bởi vậy, mới có ý kiến cho rằng “Vợ nhặt – Bài ca về sự sống”.

“Vợ nhặt” – bài ca về sự sống bởi tác phẩm mang một tình huống truyện đặc sắc, ấn tượng. Trước hết, đó là tình huống truyện độc đáo bởi trong nó chứa nhiều nghịch lý. Một “đám cưới” của Tràng và người vợ nhặt có lẽ thiếu tất cả những lễ nghi cần thiết, lời cầu hôn chỉ đơn giản là một câu nói đùa vu vơ: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Sính lễ cưới vợ của Tràng là một chặp bốn bát bánh đúc, cái thúng con con đựng vài thứ lặt vặt mua ở chợ tỉnh. Chỉ sau có hai lần gặp gỡ, Tràng và người đàn bà xa lạ đã nên vợ thành chồng. Đọc truyện, Kim Lân xây dựng một cách chân thực mà chua xót hình ảnh một đám cưới nghèo thiếu tất cả lễ nghi nhưng đằng sau sự thiếu thốn ấy, tình người trong đám cưới ấy lại rất đỗi đầy đủ, trọn vẹn. Tình người, ấy là tình dân làng xóm ngụ cơ mở lòng sẻ chia với Tràng. Tình người, ấy là tình cảm của người mẹ nhân hậu, thương con, bao dung khi đón nàng dâu mới. Và tình người, ấy còn là tình lứa đôi mới nhẹ nhàng chớm nở khi Tràng và người đàn bà cùng hướng về nhau và hướng về tương lai.

Một nghịch lý khác của tình huống truyện mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm chính là hình ảnh đám cưới diễn ra trên nền cảnh của một đám ma, nơi cái hoan hỉ và thê lương cùng xảy ra ở một không gian nhỏ bé. Tràng và người vợ nhặt về nhà trong một buổi chiều u ám, khi cái đói bao trùm không gian, bóp nghẹt hơi thở, sức sống con người, không gian thì chứa đầy tử khí. Vì cái đói mà người tản cư “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp các lều chợ”, “người chết như ngả rạ”, “không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Người ta cưới vợ còn Tràng nhặt vợ, đám cưới thông thường sẽ diễn ra trong một không gian vui tươi, đầm ấm còn đám cưới của Tràng lại diễn ra trên cái nền của cái chết, của đói khổ đau thương, hai nghịch lý đó cũng đã đủ để tạo nên sự độc đáo cho tình huống truyện của tác phẩm.

Không chỉ độc đáo, tình huống truyện còn rất éo le khi chứa đựng trong đó nhiều nghịch cảnh. Khi thấy Tràng đi về làng cùng với người vợ nhặt, cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc đều cảm thấy ngạc nhiên. Người trong xóm thấy “lạ lắm”, “họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán” và hình như “họ cũng hiểu được đôi phần”. Bà cụ Tứ, mà ngay cả bản thân Tràng cũng thấy ngạc nhiên trước hành động này của mình. Từ cảm xúc ngạc nhiên, tất cả không biết nên vui hay nên buồn, mừng hay lo trước sự kiện trọng đại của cuộc đời Tràng. Cái đói cơ hồ đã trở thành sợi dây se duyên cho những con người. Bối cảnh và sự kiện trong tình huống truyện đã thể hiện mối quan hệ giữa đề tài viết về thân phận con người trong đói khát và chủ đề: khát vọng vượt lên trên tăm tối và đói khát để được sống mà Kim Lân mong muốn gửi gắm vào tác phẩm.

“Vợ nhặt” – bài ca về sự sống bởi truyện đã xây dựng những nhân vật có sức sống mạnh mẽ, khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Khát khao hạnh phúc ở Tràng được thể hiện ở ý thức trách nhiệm trong việc chăm lo cho gia đình, vun đắp tổ ấm bé nhỏ của mình. Buổi sáng sau hôm đưa người về nhặt về nhà làm vợ, Tràng thức dậy “trong lòng cảm thấy êm ái, lửng lơ như vừa từ giấc mơ đi ra”. Có lẽ, Tràng đã cảm nhận được hạnh phúc mới mẻ đang lan tỏa trong tâm hồn mình. Hạnh phúc ấy ngọt ngào, nồng ấm như men rượu – chất xúc tác làm cho tâm hồn nhân vật như bay bổng, thăng hoa lạ lùng. Trong mắt Tràng, khung cảnh xung quanh xưa buồn rầu, u ám giờ như bừng dậy, mang một luồng sinh khí mới. Với Tràng, giờ nhà không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là tổ ấm nên hắn thấy thương và gắn bó vô cùng. Vì thương, nên Tràng cũng cảm thấy nên người hơn, cảm thấy mình phải có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này.

Bên cạnh nhân vật Tràng, nhân vật người vợ nhặt cũng mang khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Là người phụ nữ không tên tuổi, gốc gác, hành trang, mang cái danh, cái phận bé mọn, người vợ nhặt đã chấp nhận về theo Tràng, một người đàn ông mới gặp hai lần như cố bám riết lấy sự sống khi đang bị đẩy vào tận cùng đói khát. Sau khi về làm vợ Tràng, thị chẳng còn cái vẻ chao chát, chỏng lỏn, con cớn ngày trước nữa mà bỗng trở nên ý tứ, tế nhị vô cùng. Là một nàng dâu mới theo không về, ở Mị có sự rụt rè, và nỗi bất an, lo lắng khi nghĩ về tương lai phía trước. Nhưng với khát khao một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm, người đàn bà ấy cũng biết dậy sớm để thu vén quét dọn nhà cửa, điềm nhiên và miếng cháo cám như một cách tự nguyện hòa mình vào gia đình mới, chấp nhận hoàn cảnh để vun đắp hạnh phúc và giữ gìn sự sống.
“Vợ nhặt” – bài ca về sự sống bởi truyện gửi gắm những dự cảm thay đổi cuộc sống tăm tối. Điều đó được thể hiện rõ nét ở kết thúc truyện. Trong bữa ăn buổi sáng hôm sau, lời trò chuyện của người vợ nhặt làm hiện ra trong Tràng hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật và đám cờ đỏ bay phấp phới. Chi tiết đó gợi ra không khí Cách mạng đang rất gần và mở ra dự cảm rằng những người đói như gia đình Tràng tất yếu sẽ đến với Cách mạng để giải phóng mình và tìm đến với cuộc sống mới. Kết thúc mở này đã góp phần khẳng định “Vợ nhặt” là một bài ca về sự sống.

Nhận định đã cảm nhận được cái nhìn hiện thực vô cùng sâu sắc, mang chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Kim Lân. Bài ca về sự sống trong tác phẩm đã được truyền tải qua hình thức nghệ thuật giản dị như tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ chân thực, sống động. Tất cả góp phần làm nên “chất văn xuôi giản dị và trung thực về con người” ở Kim Lân.

-Nem-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    bài ca về cuộc sống cuộc sống kim lân vợ nhặt
  • Top