Hướng dẫn bài tập làm văn số 5, bài viết số 5 lớp 11 đề 2: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
Hơn hai trăm năm qua, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã quá thân thuộc với dân tộc. Nhân dân coi đó là thơ của đời, còn những nhà chuyên môn thì coi đó là thơ của trời đất. Gần gũi, giản dị mà vẫn là tinh hoa! Đâu chỉ là viên ngọc trong nước mà còn có thể tỏa sáng trên trường quốc tế. Hình tượng của Thúy Kiều đã làm cho biết bao thế hệ phải yêu thương, trân trọng. Nhưng đâu phải tình cảm ấy đến một cách dễ dàng, để có được điều đó, Thúy Kiều đã phải trải qua thời gian đầu không được thương yêu thậm chí còn bị phỉ báng. Trong đó có một câu nói: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề bài bài viết số 5 lớp 11 đề 2: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên. Để làm bài này, chúng ta cần giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du, đưa ra quan điểm của bản thân về ý kiến ấy và chứng minh quan điểm của mình là đúng.
DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 11 ĐỀ 2: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: "ĐÀN BÀ CHỚ KỂ THÚY VÂN, THÚY KIỀU". ANH CHỊ HÃY NÓI RÕ Ý KIẾN CỦA MÌNH VỀ QUAN NIỆM TRÊN
1. MỞ BÀI
Khẳng định lại rằng ý kiến trên là ý kiến không đúng về Truyện Kiều.
Khẳng định giá trị nhân văn của Truyện Kiều
BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 11 ĐỀ 2: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: "ĐÀN BÀ CHỚ KỂ THÚY VÂN, THÚY KIỀU"
Nguyễn Du là đại thi hào, là nhà nhân đạo lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho thế hệ sau một gia tài văn chương đồ sộ về cả số lượng và giá trị. Trong đó “Truyện Kiều” là một kiệt tác tuyệt diệu được ví như viên ngọc càng mài càng sáng trong tài sản văn chương dân tộc. Kiệt tác này đã thể hiện không chỉ tinh thần nhân đạo ở Nguyễn Du mà còn thể hiện cả tư tưởng tiến bộ ở ông. Chính vì vậy mà khi mới ra đời, tác phẩm đã nhận cả những phản hồi cả tích cực, cả tiêu cực ở độc giả. Một trong những ý kiến tiêu cực đó là thể hiện ở câu nói: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Câu nói này là cách nhìn phiến diện về “Truyện Kiều”, khiến tầm nhìn về ý nghĩa nhân văn của truyện giảm sút.
Đầu tiên, khi nghe câu nói này, ta có thể hiểu rằng khi nói đến đàn bà, tức là không nói đến Thúy Kiều, nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Bởi theo quan niệm của người xưa, người phụ nữ phải có đủ “tam tòng, tứ đức”, đối với hoàn cảnh của Thúy Kiều khi đó mà nói, không những không phải là một người con gái có đủ những yêu cầu của xã hội mà còn là một đối tượng đáy xã hội bị chê bai, khinh khi, chà đạp. Nhưng không thể nhìn Thúy Kiều ở thân phận của một cô gái thanh lâu để phán xét con người cô. Xuất thân của cô cũng cao quý không kém gì ai, trước khi bị con sóng cuộc đời cuốn vào chốn nhơ nhuốc, Thúy Kiều cũng là tiểu thư khuê các có một cuộc sống êm đềm không tranh với đời:
“Êm đềm trướng rủ màn che”
Kiều còn có một mối tình đầu vô cùng trong sáng, sâu đậm với chàng Kim cùng những lời thề non hẹn biển. Nhưng cớ sao một người con gái mà “sắc đành đòi một, tài đành họa hai” ấy lại lâm vào tình cảnh “sống làm vợ khắp người ta”? Những thế lực đen tối, kim tiền trong xã hội có chịu tha cho những người dân lương thiện bao giờ, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều đành bán mình chuộc cha để làm vợ Mã Giám Sinh sau đó mới biết bản thân bị lừa phải vào chốn phong trần. Người con gái hiếu nghĩa đủ đường ấy lâm vào nỗi nhuốc nhơ đâu phải vì lí do gì khác ngoài sự hiếu thảo, một lòng vì gia đình mà hi sinh trọn vẹn thanh xuân đời con gái. Kiều còn vì thế mà hi sinh cả mối tình đầu của mình, mối tình mà cô đã phải dứt ruột trao duyên cho Thúy Vân. Ấy vậy mà ở nơi lưu lạc nhiều khổ đau có lúc nào cô không nhớ về gia đình, nhớ thương mẹ cha, khóc thương chàng Kim, rõ ràng cô là người chịu thiệt thòi nhất nhưng trong lòng lại khôn nguôi suy nghĩ rằng mình có lỗi ít nhiều. Phải chăng một người con gái thủy chung hiếu thảo lại vị tha sâu sắc như vậy lại không xứng đáng có được tình thương và trân trọng chỉ vì bị đẩy vào chốn phong trần nhơ nhuốc. Nơi mà cô ở thì nhuốc nhơ nhưng tấm lòng thì vẫn sạch nguyên, đáng để thế hệ độc giả bao đời phải quý trọng. Hơn nữa, Thúy Kiều là một cô gái vừa đẹp vừa tài năng, điều này vượt quá những yêu cầu về người con gái trong xã hội phong kiến bởi: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Vì người xưa cho rằng con gái không nên đọc sách, đi học đồng thời không nên có tài năng vượt quá giới hạn sẽ gây nên những hậu quả to lớn đối với gia đình và xã hội. Đối với một người con gái như vậy nhất định sẽ bị ghen ghét, không được sống trọn vẹn một cuộc sống hạnh phúc và nhất định sẽ hứng chịu những tai ương của kiếp đoạn trường.
Ở câu nói này, cũng có thể được hiểu là người phụ nữ thì không nên quan tâm, tiếp xúc với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, cũng tức là tiếp xúc với Thúy Kiều, một cô gái được xem như là không phải đạo!
Cách nhìn ở câu nói là một cách nhìn phiếm diện, cổ hủ, nhất là đặt vào thời đại nay thì đã trở thành một câu nói không đúng. Qua những sàng lọc khắt khe của độc giả muôn đời và thời gian, Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị cho tới tận bây giờ và tin rằng sẽ còn đó mãi về sau bởi một Thúy Kiều đáng thương, đáng trân trọng và một tấm lòng nhân đạo vô biên của Nguyễn Du.
Hơn hai trăm năm qua, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã quá thân thuộc với dân tộc. Nhân dân coi đó là thơ của đời, còn những nhà chuyên môn thì coi đó là thơ của trời đất. Gần gũi, giản dị mà vẫn là tinh hoa! Đâu chỉ là viên ngọc trong nước mà còn có thể tỏa sáng trên trường quốc tế. Hình tượng của Thúy Kiều đã làm cho biết bao thế hệ phải yêu thương, trân trọng. Nhưng đâu phải tình cảm ấy đến một cách dễ dàng, để có được điều đó, Thúy Kiều đã phải trải qua thời gian đầu không được thương yêu thậm chí còn bị phỉ báng. Trong đó có một câu nói: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề bài bài viết số 5 lớp 11 đề 2: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên. Để làm bài này, chúng ta cần giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du, đưa ra quan điểm của bản thân về ý kiến ấy và chứng minh quan điểm của mình là đúng.
DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 11 ĐỀ 2: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: "ĐÀN BÀ CHỚ KỂ THÚY VÂN, THÚY KIỀU". ANH CHỊ HÃY NÓI RÕ Ý KIẾN CỦA MÌNH VỀ QUAN NIỆM TRÊN
1. MỞ BÀI
- Đưa ra câu nói: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
- Đưa ra quan điểm bản thân: không đồng tình với câu nói
- Giới thiệu về Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Giải thích câu nói: hai cách hiểu
- Cách hiểu 1: Bởi quan niệm về người phụ nữ xưa kia rất khắt khe, yêu cầu về nhiều phẩm hạnh lễ giáo, trong khi đó, Thúy Kiều lại phạm phải nhiều cấm kị, tuyệt nhiên Kiều bị coi là không đủ tư cách được nhắc đến như một phụ nữ phải đạo. Thêm vào đó, Kiều quá tài năng và xinh đẹp, “hồng nhan bạc mệnh”- người phụ nữ trong xã hội cũ có tài có sắc đều bị vùi dập, không được hưởng trọn hạnh phúc.
- Cách hiểu 2: Là đàn bà con gái thì không nên tiếp xúc với Truyện Kiều, không nên nghe hay kể về Thúy Vân, Thúy Kiều
- Cả hai quan điểm trên đều phiếm diện, sai lệch => khẳng định quan điểm của bản thân
- Chứng minh Thúy Kiều là một người con gái vừa đáng thương lại vừa đáng trân trọng với nhiều đức tính: hiếu thảo, thủy chung, vị tha,...
Khẳng định lại rằng ý kiến trên là ý kiến không đúng về Truyện Kiều.
Khẳng định giá trị nhân văn của Truyện Kiều
BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 11 ĐỀ 2: NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: "ĐÀN BÀ CHỚ KỂ THÚY VÂN, THÚY KIỀU"
Nguyễn Du là đại thi hào, là nhà nhân đạo lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho thế hệ sau một gia tài văn chương đồ sộ về cả số lượng và giá trị. Trong đó “Truyện Kiều” là một kiệt tác tuyệt diệu được ví như viên ngọc càng mài càng sáng trong tài sản văn chương dân tộc. Kiệt tác này đã thể hiện không chỉ tinh thần nhân đạo ở Nguyễn Du mà còn thể hiện cả tư tưởng tiến bộ ở ông. Chính vì vậy mà khi mới ra đời, tác phẩm đã nhận cả những phản hồi cả tích cực, cả tiêu cực ở độc giả. Một trong những ý kiến tiêu cực đó là thể hiện ở câu nói: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Câu nói này là cách nhìn phiến diện về “Truyện Kiều”, khiến tầm nhìn về ý nghĩa nhân văn của truyện giảm sút.
Đầu tiên, khi nghe câu nói này, ta có thể hiểu rằng khi nói đến đàn bà, tức là không nói đến Thúy Kiều, nhân vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Bởi theo quan niệm của người xưa, người phụ nữ phải có đủ “tam tòng, tứ đức”, đối với hoàn cảnh của Thúy Kiều khi đó mà nói, không những không phải là một người con gái có đủ những yêu cầu của xã hội mà còn là một đối tượng đáy xã hội bị chê bai, khinh khi, chà đạp. Nhưng không thể nhìn Thúy Kiều ở thân phận của một cô gái thanh lâu để phán xét con người cô. Xuất thân của cô cũng cao quý không kém gì ai, trước khi bị con sóng cuộc đời cuốn vào chốn nhơ nhuốc, Thúy Kiều cũng là tiểu thư khuê các có một cuộc sống êm đềm không tranh với đời:
“Êm đềm trướng rủ màn che”
Kiều còn có một mối tình đầu vô cùng trong sáng, sâu đậm với chàng Kim cùng những lời thề non hẹn biển. Nhưng cớ sao một người con gái mà “sắc đành đòi một, tài đành họa hai” ấy lại lâm vào tình cảnh “sống làm vợ khắp người ta”? Những thế lực đen tối, kim tiền trong xã hội có chịu tha cho những người dân lương thiện bao giờ, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều đành bán mình chuộc cha để làm vợ Mã Giám Sinh sau đó mới biết bản thân bị lừa phải vào chốn phong trần. Người con gái hiếu nghĩa đủ đường ấy lâm vào nỗi nhuốc nhơ đâu phải vì lí do gì khác ngoài sự hiếu thảo, một lòng vì gia đình mà hi sinh trọn vẹn thanh xuân đời con gái. Kiều còn vì thế mà hi sinh cả mối tình đầu của mình, mối tình mà cô đã phải dứt ruột trao duyên cho Thúy Vân. Ấy vậy mà ở nơi lưu lạc nhiều khổ đau có lúc nào cô không nhớ về gia đình, nhớ thương mẹ cha, khóc thương chàng Kim, rõ ràng cô là người chịu thiệt thòi nhất nhưng trong lòng lại khôn nguôi suy nghĩ rằng mình có lỗi ít nhiều. Phải chăng một người con gái thủy chung hiếu thảo lại vị tha sâu sắc như vậy lại không xứng đáng có được tình thương và trân trọng chỉ vì bị đẩy vào chốn phong trần nhơ nhuốc. Nơi mà cô ở thì nhuốc nhơ nhưng tấm lòng thì vẫn sạch nguyên, đáng để thế hệ độc giả bao đời phải quý trọng. Hơn nữa, Thúy Kiều là một cô gái vừa đẹp vừa tài năng, điều này vượt quá những yêu cầu về người con gái trong xã hội phong kiến bởi: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Vì người xưa cho rằng con gái không nên đọc sách, đi học đồng thời không nên có tài năng vượt quá giới hạn sẽ gây nên những hậu quả to lớn đối với gia đình và xã hội. Đối với một người con gái như vậy nhất định sẽ bị ghen ghét, không được sống trọn vẹn một cuộc sống hạnh phúc và nhất định sẽ hứng chịu những tai ương của kiếp đoạn trường.
Ở câu nói này, cũng có thể được hiểu là người phụ nữ thì không nên quan tâm, tiếp xúc với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, cũng tức là tiếp xúc với Thúy Kiều, một cô gái được xem như là không phải đạo!
Cách nhìn ở câu nói là một cách nhìn phiếm diện, cổ hủ, nhất là đặt vào thời đại nay thì đã trở thành một câu nói không đúng. Qua những sàng lọc khắt khe của độc giả muôn đời và thời gian, Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị cho tới tận bây giờ và tin rằng sẽ còn đó mãi về sau bởi một Thúy Kiều đáng thương, đáng trân trọng và một tấm lòng nhân đạo vô biên của Nguyễn Du.