Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất báo động ở nước ta, tuy nhiên nó vẫn chưa được chú ý nhiều vì thế mỗi người trong chúng ta vẫn đang ăn vào rất nhiều thực phẩm không rõ chất lượng và nguồn gốc của nó. Và chúng ta cũng đang có nguy cơ rất lớn mắc rất nhiều các bệnh khác nhau trong đó nổi bật là bệnh ung thư mà nguyên nhân không nhỏ từ chính những thực phẩm đó. Ngay cả những thực phẩm cơ bản nhất như: nước, gạo, rau, trái cây... đều có rất nhiều nguy cơ từ những chất bảo quản hoặc dư hạm lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, hết hạn sử dụng....
Đoạn văn mẫu về an toàn vệ sinh thực phẩm 1:
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, xã hội ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề. Và vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối gây xôn xao dư luận. Những hình ảnh mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên các mặt báo, sóng truyền hình. Chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh. Điều đó nhằm mục đích giúp cho chúng ta có một sức khỏe tốt, tránh những tác nhân gây hại ảnh hưởng xấu. Ngày nay mỗi khi đi mua thực phẩm, nhiều người lại băn khoăn liệu hôm nay thức ăn mình mua có sạch, có đảm bảo hay không? Chưa bao giờ người ta lại thấy nhiều của hàng phải gắn mác “ Sạch” đến như thế: hoa quả sạch, thịt sạch, rau sạch,..Bởi có những vụ liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người phải sợ hãi. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn. Minh chứng cho việc đó người ta hoang mang khi thịt lợn được tiêm chất tạo nạc, rau phun thuốc kích thích mọc nhanh, hoa quả tiêm chất tạo ngọt mau chin. Hay nhũng ngày nay trên tivi báo truyền hình đang rầm rộ sự việc những miếng thịt trâu gác bếp được biến hóa từ những con lợn đã chết bốc mùi. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do những doanh nghiệp, những nhà sản xuất vì lợi nhuận mà không từ mọi cách bất chấp các quy định để sản xuất những mặt phẩm kém chất lượng. Ngoài ra cũng do tâm lý của người mua hàng khi chỉ ham của rẻ, thiếu hiểu biết mà tiêu thụ những sản phẩm bẩn một cách tràn lan không có chọn lọc. Một phần khác cũng do cơ quan nhà nước chưa thắt chặt trong việc quản lí, mức xử phạt còn quá nhẹ khiến vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục tiếp diễn. Hậu quả là sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa một cách nghiêm trọng, đã có rất nhiều sinh mạng ra đi vì ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt tình trạng trên gây ra tâm lí hoang mang và sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi con người không còn niềm tin, tin vào tình thương giữa con người với con người. Vì thế chúng ta cần những biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra chúng ta cần đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một biện pháp hữu ích lúc này là đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. Vì sức khỏe của tất cả mọi người mỗi chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nhé.
Được ăn những thực phẩm sạch, không thuốc là mong muốn xa vời của nhiều người
Đoạn văn mẫu về an toàn vệ sinh thực phẩm 2:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Tóm lại, thực phẩm trên thị trường ngày nay rất đa dạng từ nguyên liệu đến thành phẩm gây ra sự hoang mang cho người tiêu dùng. Thực trạng đó đã tạo nên một mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống xã hội: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh (làm sạch) an toàn (không nguy hại) thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt trong đó có Việt Nam. Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người có thể trải qua những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể và thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời gian trong công việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình, giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những người thân phải lo lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh. Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa tiếp thị sản phẩm thành công nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín cùng với lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như hoạt động dịch vụ và thương mại. Thực phẩm đồng thời còn đóng vai trò là một loại hàng hóa chiến lược, thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sẽ góp tăng nguồn thu từ xuất khẩu thực phẩm có tính cạnh tranh và thu hút thị trường. Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo…và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Mục tiêu tiếp theo của vệ sinh an toàn thực phẩm là có được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng, bán được nhiều sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước làm tăng thêm nguồn thu cho cá nhân, doanh nghiệp, làm giàu cho quốc gia, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động,…
Đoạn văn mẫu về an toàn vệ sinh thực phẩm 1:
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, xã hội ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề. Và vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối gây xôn xao dư luận. Những hình ảnh mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên các mặt báo, sóng truyền hình. Chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh. Điều đó nhằm mục đích giúp cho chúng ta có một sức khỏe tốt, tránh những tác nhân gây hại ảnh hưởng xấu. Ngày nay mỗi khi đi mua thực phẩm, nhiều người lại băn khoăn liệu hôm nay thức ăn mình mua có sạch, có đảm bảo hay không? Chưa bao giờ người ta lại thấy nhiều của hàng phải gắn mác “ Sạch” đến như thế: hoa quả sạch, thịt sạch, rau sạch,..Bởi có những vụ liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người phải sợ hãi. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn. Minh chứng cho việc đó người ta hoang mang khi thịt lợn được tiêm chất tạo nạc, rau phun thuốc kích thích mọc nhanh, hoa quả tiêm chất tạo ngọt mau chin. Hay nhũng ngày nay trên tivi báo truyền hình đang rầm rộ sự việc những miếng thịt trâu gác bếp được biến hóa từ những con lợn đã chết bốc mùi. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do những doanh nghiệp, những nhà sản xuất vì lợi nhuận mà không từ mọi cách bất chấp các quy định để sản xuất những mặt phẩm kém chất lượng. Ngoài ra cũng do tâm lý của người mua hàng khi chỉ ham của rẻ, thiếu hiểu biết mà tiêu thụ những sản phẩm bẩn một cách tràn lan không có chọn lọc. Một phần khác cũng do cơ quan nhà nước chưa thắt chặt trong việc quản lí, mức xử phạt còn quá nhẹ khiến vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục tiếp diễn. Hậu quả là sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa một cách nghiêm trọng, đã có rất nhiều sinh mạng ra đi vì ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt tình trạng trên gây ra tâm lí hoang mang và sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi con người không còn niềm tin, tin vào tình thương giữa con người với con người. Vì thế chúng ta cần những biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra chúng ta cần đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một biện pháp hữu ích lúc này là đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. Vì sức khỏe của tất cả mọi người mỗi chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nhé.
Được ăn những thực phẩm sạch, không thuốc là mong muốn xa vời của nhiều người
Đoạn văn mẫu về an toàn vệ sinh thực phẩm 2:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Tóm lại, thực phẩm trên thị trường ngày nay rất đa dạng từ nguyên liệu đến thành phẩm gây ra sự hoang mang cho người tiêu dùng. Thực trạng đó đã tạo nên một mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống xã hội: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh (làm sạch) an toàn (không nguy hại) thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt trong đó có Việt Nam. Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người có thể trải qua những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể và thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời gian trong công việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình, giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những người thân phải lo lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh. Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa tiếp thị sản phẩm thành công nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín cùng với lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như hoạt động dịch vụ và thương mại. Thực phẩm đồng thời còn đóng vai trò là một loại hàng hóa chiến lược, thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sẽ góp tăng nguồn thu từ xuất khẩu thực phẩm có tính cạnh tranh và thu hút thị trường. Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo…và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Mục tiêu tiếp theo của vệ sinh an toàn thực phẩm là có được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng, bán được nhiều sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước làm tăng thêm nguồn thu cho cá nhân, doanh nghiệp, làm giàu cho quốc gia, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động,…