Tác phẩm văn học tồn tại như một “cấu trúc mở”, “cấu trúc vẫy gọi” (Jean Paul Strate) và khi tác phẩm đến với người đọc thì mỗi người đọc lại có cách hiểu khác nhau. Văn học trung đại Việt Nam tồn tại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã đạt được thành tựu về nhiều mặt. Tuy vậy, dưới sự ảnh hưởng của thi pháp trung đại, những tác phẩm văn học thời kì này, nhìn chung chưa hình thành nên sự đa dạng trong phong cách. Do tiếp nhận văn học, người đọc, tùu theo giới tính, năng lực, hoàn cảnh, tầm tiếp nhận,... mà có kết thúc truyện khác nhau. Tuy nhiên, dù đưa đến một cách kết thúc như thế nào đi chăng nữa thì cách kết thúc đó vẫn phải phù hợp với logic câu chuyện chứ không phải đưa ra theo ý muốn chủ quan. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn viế cách kết thúc khác cho truyện “Người con gái Nam Xương”. Từ đó, các bạn cũng có thể tham khảo để đưa ra cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!
BÀI LÀM MẪU SỐ 1 VIẾT KẾT THÚC KHÁC CHO TRUYỆN “NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
Truyện “Người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ là một trong tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại. Câu chuyện kết thúc với cái chết của nàng Vũ Nương và chính kết thúc đó để lại nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc, khiến chúng ta đã nghĩ thêm nhiều cách kết thúc mới cho câu chuyện.
Với cách kết thúc như của nhà văn Nguyễn Dư, rõ ràng nỗi oan của nàng Vũ Nương đã được hóa giải. Tuy nhiên, những câu hỏi mới tiếp tục được chúng ta đặt ra: rằng cuộc sống mới ở dưới Thủy Cung có thực sự hạnh phúc với Vũ Nương hay không? Cuộc sống đó nàng có thấy phù hợp hay không?
Theo thời gian, theo tháng năm, con người rồi cũng dần hòa hợp với môi trường sống mới. Nhưng những người thân yêu, những kỉ niệm đáng nhớ thì vẫn mãi luôn ở trong trái tim họ. Nếu được viết một cách kết thúc mới, tôi sẽ để cho chàng Trương Sinh và bé Đản đi tìm lại người vợ, người mẹ yêu quý của mình, rồi từ đó, cả gia đình sẽ sồng một cuộc sống hạnh phúc. Trương Sinh khi trở về nhà với bé Đản, chàng ngày đêm nhớ thương người vợ của mình, lại thêm đứa con hay hỏi mẹ đi đâu mà vẫn chưa về... Thế rồi, một hôm Trương Sinh bảo với đứa con rằng:
- Nay đã đến lúc cha con ta lên đường tìm mẹ rồi!
Bé Đản có lẽ cũng không hiểu hết lời của người cha nhưng cũng đồng ý đi theo. Họ lên đến tìm gặp Phan Lang để hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện. Họ xuống Thủy Cung, hỏi thăm bao nhiêu người, mất bao nhiêu tháng ngày, cuối cùng cũng gặp được Vũ Nương. Vũ Nương nhìn thấy hai cha con, nàng vội chạy ngay đến ôm chầm lấy con:
- Đản ơi! Mẹ nhớ quá con quá!
Cảm động bởi tấm lòng của hai cha con, nàng quyết định để hai cha con chung sống cùng mình dưới Thủy Cung. Họ sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc. Họ sẽ không phải chịu cảnh vợ phải xa chồng, con phải xa cha do chiến tranh phi nghĩa. Ở đó, những quan niệm hà khắc đối với những người phụ nữ sẽ không còn nữa, nàng Vũ Nương khi ấy sẽ không phải đối mặt với những điều đó nữa. Vậy thì, xét đến cùng, bắt đầu một cuộc sống ở Thủy Cung là bắt đầu bước vào một cuộc sống mới, rời xa cõi hồng trần bụi bặm, nơi lòng người khó nhìn thấy, nơi có những “thương hải biến vi tang điền”, nơi mà có thể gây ra cảnh mất mát chia ly, vùi dập, tước đoạt quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của mỗi chúng ta. Ở đó, họ sẽ được giải thoát, đó là một điều chắc chắn, đó la cuộc sống mới mà cõi nhân gian không thể cho họ và họ phải tìm đến một cõi khác để có được hạnh phúc.
Con người đến với cuộc đời trên muôn vạn cung đường phong phú khác nhau nhưng suy cho cùng, ai cũng mong muốn được hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc- đó là quyền tối thiểu mà chúng ta nên có khi mang trong mình tên gọi “con người”. Nếu hạnh phúc không hiện diện ở thời điểm thì ta buộc phải đi tìm nó ở một thời điểm khác. Nếu không gian sống này không cho phép ta thực hiện điều đó thì ta buộc phải đến với một không gian khác. Chỉ có điều, chúng ta có dám hay không mà thôi. Xét tới cùng, cái kết thúc mới mà tôi đưa ra cũng đựa trên giá trị hạnh phúc mà nhân loại không ngừng kiến tạo, không ngừng mong muốn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về kết thúc này? Bạn có ý tưởng gì?
-lee.vfo.vn-
Viết một kết thúc khác cho “Chuyện người con gái Nam Xương” 2
Nhắc đến “Truyền kỳ mạn lục”, người ta không thể không nhắc đến “chuyện người con gái Nam Xương”, câu chuyện về một người vợ hiền, người con thảo, người mẹ tốt. Chồng đi xa, nàng không phong được ấn phong hầu, chỉ mong chàng bình an trở về, luôn một lòng chung thủy, “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”. Vũ Nương còn là người con dâu thảo hiền, lo lắng thuốc thang đầy đủ khi bà ốm đau, khi bà mất cũng lo liệu thu xếp chu toàn. Vậy mà, một hiểu lầm từ lời nói của con nhỏ đã khiến Trương Sinh- chồng nàng nổi tính hay ghen, cho rằng nàng không còn giữ được đức hạnh của mình, đánh đuổi nàng đi. Cái chết của Vũ Nương, dù cuối cùng được minh oan, cũng vẫn khiến người ta giữ trong lòng một phần day dứt. Có nên chăng nên để người con gái ấy cuối cùng được sống một cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng với phẩm hạnh mà nàng đã dành cả cuộc đời mình để giữ gìn.
Sau hi nhận được chiếc hoa vàng của vợ mình từ tay Phan Lang, Trương Sinh đã lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm cho nàng ở bến sông Hoàng Giang, rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể về lại nhân gian được nữa.
Nói rồi, mắt nàng ứa lệ nhìn con, nhìn chồng. Đứa trẻ nhìn thấy mẹ đằng xa, kêu khóc thảm thiết. Trương Sinh hận mình tính khí nóng nảy, đã khiến cơ sự đau đớn ngày hôm nay, ngẩng đầu lên trời mà khóc rằng:
- Hỡi trời cao có mắt, Vũ Nương nàng sống một đời toàn vẹn trọn nghĩa trọn tình, nay chỉ vì tính khí của Trương Sinh này mà phải hy sinh mạng sống của mình, mẹ con chia lìa đau thương, vợ chồng cách biệt phương trời, gia đình không biết còn có có ngày nào hạnh phúc? Trời xanh chiếu trọn tấm lòng người chồng này mà rủi lòng thương cho.
Linh Phi nghe tiếng chàng Trương Sinh cũng chảy dài hai dòng lệ, thấu được tâm can lòng dạ chàng nay đã thay đổi cũng mạo muội ngẩng đầu xin với trời cao cho mình một lần được giúp đỡ cho người con gái bất hạnh. Nói rồi, Linh Phi đưa tay lên trời mà vẫy mạnh ba cái, gió mạnh từ đâu bỗng thổi đến, không gian chung quanh bụi bay mù mịt. Rồi ngay sau đó cơn giông qua đi, người ta không còn thấy lọng hoa hay đức Linh Phi đâu nữa, chỉ thấy bên bến sông Hoàng Giang, có một gia đình nọ được đoàn tụ, gia đình của người con gái Nam Xương với tấm lòng cao đẹp, cuối cùng cũng có được một cuộc sống viên mãn.
-Ziin- VFO.VN-
BÀI LÀM MẪU SỐ 1 VIẾT KẾT THÚC KHÁC CHO TRUYỆN “NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
Truyện “Người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ là một trong tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại. Câu chuyện kết thúc với cái chết của nàng Vũ Nương và chính kết thúc đó để lại nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc, khiến chúng ta đã nghĩ thêm nhiều cách kết thúc mới cho câu chuyện.
Với cách kết thúc như của nhà văn Nguyễn Dư, rõ ràng nỗi oan của nàng Vũ Nương đã được hóa giải. Tuy nhiên, những câu hỏi mới tiếp tục được chúng ta đặt ra: rằng cuộc sống mới ở dưới Thủy Cung có thực sự hạnh phúc với Vũ Nương hay không? Cuộc sống đó nàng có thấy phù hợp hay không?
Theo thời gian, theo tháng năm, con người rồi cũng dần hòa hợp với môi trường sống mới. Nhưng những người thân yêu, những kỉ niệm đáng nhớ thì vẫn mãi luôn ở trong trái tim họ. Nếu được viết một cách kết thúc mới, tôi sẽ để cho chàng Trương Sinh và bé Đản đi tìm lại người vợ, người mẹ yêu quý của mình, rồi từ đó, cả gia đình sẽ sồng một cuộc sống hạnh phúc. Trương Sinh khi trở về nhà với bé Đản, chàng ngày đêm nhớ thương người vợ của mình, lại thêm đứa con hay hỏi mẹ đi đâu mà vẫn chưa về... Thế rồi, một hôm Trương Sinh bảo với đứa con rằng:
- Nay đã đến lúc cha con ta lên đường tìm mẹ rồi!
Bé Đản có lẽ cũng không hiểu hết lời của người cha nhưng cũng đồng ý đi theo. Họ lên đến tìm gặp Phan Lang để hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện. Họ xuống Thủy Cung, hỏi thăm bao nhiêu người, mất bao nhiêu tháng ngày, cuối cùng cũng gặp được Vũ Nương. Vũ Nương nhìn thấy hai cha con, nàng vội chạy ngay đến ôm chầm lấy con:
- Đản ơi! Mẹ nhớ quá con quá!
Cảm động bởi tấm lòng của hai cha con, nàng quyết định để hai cha con chung sống cùng mình dưới Thủy Cung. Họ sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc. Họ sẽ không phải chịu cảnh vợ phải xa chồng, con phải xa cha do chiến tranh phi nghĩa. Ở đó, những quan niệm hà khắc đối với những người phụ nữ sẽ không còn nữa, nàng Vũ Nương khi ấy sẽ không phải đối mặt với những điều đó nữa. Vậy thì, xét đến cùng, bắt đầu một cuộc sống ở Thủy Cung là bắt đầu bước vào một cuộc sống mới, rời xa cõi hồng trần bụi bặm, nơi lòng người khó nhìn thấy, nơi có những “thương hải biến vi tang điền”, nơi mà có thể gây ra cảnh mất mát chia ly, vùi dập, tước đoạt quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của mỗi chúng ta. Ở đó, họ sẽ được giải thoát, đó là một điều chắc chắn, đó la cuộc sống mới mà cõi nhân gian không thể cho họ và họ phải tìm đến một cõi khác để có được hạnh phúc.
Con người đến với cuộc đời trên muôn vạn cung đường phong phú khác nhau nhưng suy cho cùng, ai cũng mong muốn được hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc- đó là quyền tối thiểu mà chúng ta nên có khi mang trong mình tên gọi “con người”. Nếu hạnh phúc không hiện diện ở thời điểm thì ta buộc phải đi tìm nó ở một thời điểm khác. Nếu không gian sống này không cho phép ta thực hiện điều đó thì ta buộc phải đến với một không gian khác. Chỉ có điều, chúng ta có dám hay không mà thôi. Xét tới cùng, cái kết thúc mới mà tôi đưa ra cũng đựa trên giá trị hạnh phúc mà nhân loại không ngừng kiến tạo, không ngừng mong muốn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về kết thúc này? Bạn có ý tưởng gì?
-lee.vfo.vn-
Viết một kết thúc khác cho “Chuyện người con gái Nam Xương” 2
Nhắc đến “Truyền kỳ mạn lục”, người ta không thể không nhắc đến “chuyện người con gái Nam Xương”, câu chuyện về một người vợ hiền, người con thảo, người mẹ tốt. Chồng đi xa, nàng không phong được ấn phong hầu, chỉ mong chàng bình an trở về, luôn một lòng chung thủy, “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”. Vũ Nương còn là người con dâu thảo hiền, lo lắng thuốc thang đầy đủ khi bà ốm đau, khi bà mất cũng lo liệu thu xếp chu toàn. Vậy mà, một hiểu lầm từ lời nói của con nhỏ đã khiến Trương Sinh- chồng nàng nổi tính hay ghen, cho rằng nàng không còn giữ được đức hạnh của mình, đánh đuổi nàng đi. Cái chết của Vũ Nương, dù cuối cùng được minh oan, cũng vẫn khiến người ta giữ trong lòng một phần day dứt. Có nên chăng nên để người con gái ấy cuối cùng được sống một cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng với phẩm hạnh mà nàng đã dành cả cuộc đời mình để giữ gìn.
Sau hi nhận được chiếc hoa vàng của vợ mình từ tay Phan Lang, Trương Sinh đã lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm cho nàng ở bến sông Hoàng Giang, rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể về lại nhân gian được nữa.
Nói rồi, mắt nàng ứa lệ nhìn con, nhìn chồng. Đứa trẻ nhìn thấy mẹ đằng xa, kêu khóc thảm thiết. Trương Sinh hận mình tính khí nóng nảy, đã khiến cơ sự đau đớn ngày hôm nay, ngẩng đầu lên trời mà khóc rằng:
- Hỡi trời cao có mắt, Vũ Nương nàng sống một đời toàn vẹn trọn nghĩa trọn tình, nay chỉ vì tính khí của Trương Sinh này mà phải hy sinh mạng sống của mình, mẹ con chia lìa đau thương, vợ chồng cách biệt phương trời, gia đình không biết còn có có ngày nào hạnh phúc? Trời xanh chiếu trọn tấm lòng người chồng này mà rủi lòng thương cho.
Linh Phi nghe tiếng chàng Trương Sinh cũng chảy dài hai dòng lệ, thấu được tâm can lòng dạ chàng nay đã thay đổi cũng mạo muội ngẩng đầu xin với trời cao cho mình một lần được giúp đỡ cho người con gái bất hạnh. Nói rồi, Linh Phi đưa tay lên trời mà vẫy mạnh ba cái, gió mạnh từ đâu bỗng thổi đến, không gian chung quanh bụi bay mù mịt. Rồi ngay sau đó cơn giông qua đi, người ta không còn thấy lọng hoa hay đức Linh Phi đâu nữa, chỉ thấy bên bến sông Hoàng Giang, có một gia đình nọ được đoàn tụ, gia đình của người con gái Nam Xương với tấm lòng cao đẹp, cuối cùng cũng có được một cuộc sống viên mãn.
-Ziin- VFO.VN-